A. MỤC TIÊU:
- Nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
- Biết vận dụng công thức vào trong bài toán cụ thể
- Kỹ năng: Linh hoạt trong giải toán, biết nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.
- Thái độ: yêu thích môn hình học.
B. CHUẨN BỊ
+ Giáo viên: Thước thẳng, phấn mầu.
+ Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu từ tiết trước.
C . HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
I. ổn định lớp: Trật tự, sĩ số (1)
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Làm bài 25 (SGK - Tr111)
HS2: Làm bài 33 (SBT - Tr114)
II Bài học.
Tuần: 31 (3) Tiết: 61 Ngày soạn: Ngày giảng: Thể tích của lăng trụ đứng. A. Mục tiêu: - Nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng. - Biết vận dụng công thức vào trong bài toán cụ thể - Kỹ năng: Linh hoạt trong giải toán, biết nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải. - Thái độ: yêu thích môn hình học. B. Chuẩn bị + Giáo viên: Thước thẳng, phấn mầu. + Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu từ tiết trước. C . Hoạt động trên lớp. I. ổn định lớp: Trật tự, sĩ số (1) Lớp trưởng báo cáo sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. HS1: Làm bài 25 (SGK - Tr111) HS2: Làm bài 33 (SBT - Tr114) II Bài học. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Ghi bảng ? Nêu công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật ? Làm ? So sánh thể tích của hình lăng trụ đứng với thể tích của hình hộp chữ nhật ? Thể tích của lăng trụ đứng tính như thế nào ? ? Nêu công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng ? Làm bài tập ví dụ 2 Hướng dẫn: ? Tìm hai hình lăng trụ ở hình trên ? Đó là các hình lăng trụ nào ? Tính thể tích của hình hộp chữ nhật ? Tính thể tích của lăng trụ đứng tam giác ? tính thể tích cảu lăng trụ đứng ngũ giác ? Còn cách nào để tính thể tích của lăng trụ đứng ngũ giác GV: gọi hs àm bài trên bảng HS: Thể tích của hình hộp chữ nhật có các kích thước là: a,b,c. V=a.b.c (= Diện tích đáy x chiều cao) HS: đọc đề bài tìm cách giải của bài toán + Thể tích của lăng trụ đứng tam giác bằng một nửa thể tích của hình hộp chữ nhật. + Diện tích của hình chữ nhật (đáy của hình hộp chữ nhật) bằng hai lần diện tích tam giác đáy của lăng trụ đứng tam giác. HS: Công thức tính thể tích của lăng trụ đứng: V=S.h S: là diện tích đáy. h: là chiều cao. HS: Đọc đề bài tìm cạch giải HS: Hình lăng trụ ngũ giác đã cho gồm một lăng trụ tam giác và hình hộp chữ nhật. + Thể tích hình hộp chữ nhật. + Thể tích lăng trụ đứng tam giác : + Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là: Có thể tính thể tích của lăng trụ đứng ngũ giác theo diện tích đáy HS: + Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác. 1. Công thức thể tích. Thể tích của hình hộp chữ nhật có các kích thước là: a,b,c. V=a.b.c ( = Diện tích đáy x chiều cao ) + Thể tích của lăng trụ đứng tam giác bằng một nửa thể tích của hình hộp chữ nhật. + Diện tích của hình chữ nhật (đáy của hình hộp chữ nhật) bằng hai lần diện tích tam giác đáy của lăng trụ đứng tam giác. Công thức tính thể tích của lăng trụ đứng: V=S.h S: là diện tích đáy. h: là chiều cao. 2. ví dụ. Cho lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thước như hình vẽ (đơn vị cm). Tính thể tích của lăng trụ. Hình lăng trụ ngũ giác đã cho gồm một lăng trụ tam giác và hình hộp chữ nhật. + Thể tích hình hộp chữ nhật. + Thể tích lăng trụ đứng tam giác : + Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là: Nhận xét: Có thể tính thể tích của lăng trụ đứng ngũ giác theo diện tích đáy là: + Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác. V Củng cố: 1. Phát biểu công thức tính thể tích lăng trụ đứng. 2. Nhận xét cách tính thể tích của lăng trụ đứng tứ giác với công thức tính thể tích lăng trụ đứng tam giác. 3. Bài tập Làm bài 27 (SGK - Tr115) + Làm bài tập 29 (SGK - Tr115) + Làm bài tập 23, 24, 26. V. Hướng dẫn về nhà. 1. Học thuộc công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng. 2. Làm bài tập 30, 31, 32, 33 (SGK - Tr115)
Tài liệu đính kèm: