Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 50: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 50: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng (Bản 3 cột)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : HS nắm được cách đo chiều cao của một vật hay khoảng cách giữa hai vật nhờ vào áp dụng thực tế của tam giác đồng dạng.

2. Kĩ năng : Vận dụng, biến đổi, tính toán những bài toán thực tế

3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác trong tìm tỉ số

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- GV: Giác kế đứng và giác kế nằm, bảng phụ vẽ hình 55, thước vẽ truyền.

- HS: Chuẩn bị trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 50: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	 Tiết: Ngày soạn :......./......../......... Ngày dạy :......../........./.........
ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : HS nắm được cách đo chiều cao của một vật hay khoảng cách giữa hai vật nhờ vào áp dụng thực tế của tam giác đồng dạng.
2. Kĩ năng : Vận dụng, biến đổi, tính toán những bài toán thực tế 
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác trong tìm tỉ số
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
GV: Giác kế đứng và giác kế nằm, bảng phụ vẽ hình 55, thước vẽ truyền.
HS: Chuẩn bị trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài tập ở nhà
Để đo chiều cao của một cây hay cột cờ mà không cần đo trực tiếp trong bài học hôm trước và trong một bài tập cần đo ta tính toán như thế nào?
Chú ý chiều cao của cọc chỉ tính phần nằm trên mặt đất 
Hoạt động 2: 
Tình huống có vấn đề
Nếu trời không có nắng thì ta sẽ làm nhhư thế nào để đo được chiều cao của cây mà không đo trực tiếp?
GV cho HS thảo luận nhóm để tím ra lời giải.
GV nếu đo được AB =1,5 m, BA’ = 4,5m, AC = 2m thì cây cao bao nhiêu mét?
GV hướng dẫn HS sử dụng giác kế đứng thay thước 
Hoạt động 3: Tìm khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không tới được?
GV cho HS quan sát hình 55 Sgk nêu bài toán. Sau khi HS suy nghĩ thảo luận nhóm, GV yêu cầu một vài nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề
GV khái quát, rút ra các bước cụ thể để giải quyết vấn đề 
 Hoạt động 4: Củng cố
VD với BC = 15m, B’C’= 0,2m
A’B’ = 0,15m; B’ = 0 = 300
 C’ = 0 = 450 thì khoảng các AB bằng bao nhiêu? 
GV giới thiệu sơ lược về thước vẽ truyền và cách sử dụng
GV thực hiện mẫu sau đó cho HS thực hiện lại.
Cắm một cọc vuông góc với mặt đất
Đo độ dài bóng của cây và độ dài bóng của cọc
Đo chiều cao của cọc rồi sử dụng tỉ số đồng dạng tính chiều cao của cây
HS thảo luận nhóm bàn bạc tranh luận tìm ra cách làm đúng nhất
HS tính được 
Cây cao là: 
HS quan sát hình vẽ sau đó 
thảo luận nhóm 
HS trình bày cách giải quyết
HS áp dụng tình toán được
1. Đo gián tiếp chiều cao của một vật. C’
 C
 B A A’
Bước 1: 
Đặt thứơc ngắm tại vị trí A sao cho thước ngắm vuông góc cới mặt đất, hướng thước ngắm đi qua đỉnh ngọn cây
Xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ và đường thẳng AA’ (sử dụng dây)
Bước 2: 
Đo khoảng cách AB, AC và BA’
Do ABC A’BC’ 
=> 
Thay số tính chiều cao của cây
2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một điểm khong đến được. 
 A 
 0 C
 0
 B 
Bước 1: Chọn chỗ đất bằng phẳng vạch đoạn thẳng BC có độ dài tuỳ chọn (BC = a chẳng hạn) 
Dùng giác kế nằm đo các góc 
ABC = 0; ACB = 0 
Bước 2: Tính toán và kết luận.
Vẽ trên giấy A’B’C’ với B’C’ = a’
B’ = 0 , C’ = 0 
=> ABC A’B’C’ 
Thay số và tính được khoảng cách AB 
Hoạt động 5: Dặn dò
Về xem kĩ lại cách đo chiều cao của một vật và khoảng cách giữa hai điểm
Chuẩn bị dụng cụ thực hành: Dây, thước, giác kế đứng và nằm tiết sau thực hành.
Coi lại cách tìm tỉ số của hai tam giác đồng dạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_tiet_50_ung_dung_thuc_te_cua_tam.doc