A. MỤC TIÊU:
- HS biết cách vận dụng kiến thức tam giác đồng dạng vào giải quyết các bài toán có ý nghĩa thực tiễn như đo chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán chứng minh, vận dụng khái niệm, định lý tam giác đồng dạng.
- Thái độ yêu thích môn hình học.
B. CHUẨN BỊ
+ Giáo viên: Phấn mầu, thước thẳng,bảng phụ.
+ Học sinh: Bài tập về nhà.
C . HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm tra sĩ số lớp 8A
Tuần: 27 Tiết: 50 Ngày soạn: 17.2.2006 Ngày giảng: 25.3.2006 ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng A. Mục tiêu: - HS biết cách vận dụng kiến thức tam giác đồng dạng vào giải quyết các bài toán có ý nghĩa thực tiễn như đo chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được. - Rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán chứng minh, vận dụng khái niệm, định lý tam giác đồng dạng. - Thái độ yêu thích môn hình học. B. Chuẩn bị + Giáo viên: Phấn mầu, thước thẳng,bảng phụ. + Học sinh: Bài tập về nhà. C . Hoạt động trên lớp. I. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 8A II. Kiểm tra bài cũ: HS1:Tính độ dài A'C' trên hình vẽ. HS2: Tính độ dài AB trên hình vẽ. III Bài học. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Ghi bảng GV: nếu tren thực tế A'C' là chiều cao của vật nếu ta đo đạc được AC, AB. BA' thì tính được A'C'. ? Em hãy nêu các bước làm trên thực tế để xác định A'C' GV: nhận xét chung. ? em hãy thiết lập công thức tổng quát tính A'C' ? áp dụng bằng số: AC=1,5 mAB= 1,25 m A'B=4,2 m. ? Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có) ĐVĐ: Nếu A, B là hai điểm khong thể đo trực tiếp được thì ta lamg như thế nào để xác định được khoảng cách AB. Gợi ý: làm như bài tập 2 KTBC. ? nêu cụ thể cách làm ? Lập công thưc tính AB. ` ? áp dụng a=100 m; a'=4 cm GV: gọi hs nhận xét bài làm của học sinh trên bảng. GV: nêu chú ý. HS: nghe giảng. HS: nêu các bước. - Đặt cọc AC có gắn thước ngắm. - Đặt thước ngắm sao cho hớng thước đi qua C. Xác định B là giao điểm của CC' với AA'. - Đo khoảng cách BA và BA' HS: Lập công thức. VBAC VBA'C' Tử số đồng dạng A'C'=k.AC HS: làm bài trên bảng áp dụng bằng số: AC=1,5 mAB= 1,25 m A'B=4,2 m. Ta có: - Học sinh nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có) HS: suy nghĩ cách làm Dựng tam giác có chứa cạnh AB. Dựng tam giác đồng dạng với nó thông qua hai tam giác và đo đạc cần thiết ta tính AB. - Chọn khoảng đất phẳng vạch đoạn BC. đo BC (BC=a) - Dùng giác kế đo các góc . HS: Vẽ tam giác A'B'C' với B'C' = a', . V ABC VA'B'C'. - Đo A'B' HS: áp dụng: a=100 m; a'=4 cm Đo A'B' =4,3 cm Vậy AB = 4,3.2500=10750 (cm)= 107,5 (m) - Học sinh nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có) 1. Đo gián tiếp chiều cao của vật. a) tiến hành đo đạc. - Đặt cọc AC có gắn thước ngắm. - Đặt thước ngắm sao cho hớng thước đi qua C. Xác định B là giao điểm của CC' với AA'. - Đo khoảng cách BA và BA' b) tính chiều cao của vật. VBAC VBA'C' Tử số đồng dạng A'C'=k.AC * áp dụng bằng số: AC=1,5 mAB= 1,25 m A'B=4,2 m. Ta có: 2. Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được. a) Tiến hành đo đạc. - Chọn khoảng đất phẳng vạch đoạn BC. đo BC (BC=a) - Dùng giác kế đo các góc . b) tính khoảng cách AB. Vẽ tam giác A'B'C' với B'C' = a', . V ABC VA'B'C'. - Đo A'B' * áp dụng: a=100 m; a'=4 cm Đo A'B' =4,3 cm Vậy AB = 4,3.2500=10750 (cm)= 107,5 (m) Ghi chú.(sgk-Tr86 ) V Củng cố: 1. GV gọi hs phát biểu các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông 2.Neu ý nghĩa thực tiễn của các bài toán. Làm bài 53 (SGK - Tr87) V. Hướng dẫn về nhà. 1. Đọc lại lý thuyết. 2. Làm bài 54, 55 (SGK - Tr54). 3. Đọc có thể em chưa biết (SGK - Tr88).
Tài liệu đính kèm: