Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 36: Diện tích đa giác (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 36: Diện tích đa giác (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tái hiện lại được các công thức tính diện tích của các đa giác đơn giản đặc biệt là hình tam giác và hình thang.

- Đề xuất được phương án chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính được diện tích.

2. Kĩ năng

- Tính được diện tích các hình đa giác dơn giản theo công thức đã học.

- Chia được một đa giác thành những đa giác đơn giản một cách hợp lý và chính xác để tính diện tích của nó.

3. Thái độ

- Tích cực tham gia bài học, áp dụng vào thực tế.

- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính toán.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị giáo án, hình vẽ 148  153 sách giáo khoa.

- Com pa, thước thẳng, êke, thước đo góc.

2. Học sinh:

- Mang đầy đủ dụng cụ học tập.

- Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.

III. Phương pháp:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 36: Diện tích đa giác (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12 / 01 / 2010
Ngày giảng : 16 / 01 / 2010
 Tiết 36 ( %6 ) DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tái hiện lại được các công thức tính diện tích của các đa giác đơn giản đặc biệt là hình tam giác và hình thang.
- Đề xuất được phương án chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính được diện tích.
2. Kĩ năng
- Tính được diện tích các hình đa giác dơn giản theo công thức đã học.
- Chia được một đa giác thành những đa giác đơn giản một cách hợp lý và chính xác để tính diện tích của nó.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia bài học, áp dụng vào thực tế.
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính toán.
II. Đồ dùng dạy học 
1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị giáo án, hình vẽ 148 ® 153 sách giáo khoa.
- Com pa, thước thẳng, êke, thước đo góc.
2. Học sinh: 
- Mang đầy đủ dụng cụ học tập.
- Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
III. Phương pháp: 
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp dạy học theo nhóm
IV. Tổ chức giờ học
Khởi động ( 5 phút )
Mục tiêu : - Phát hiện ra được vấn đề cần nghiên cứu trong bài học
 - Có ý thức, động cơ học tập.
Đồ dùng : Bảng phụ vẽ hình 150
Cách tiến hành : Sử dụng kỹ thuật động não
? Làm thế nào để tính diện tích đa giác ABCDEFGHI
® Dẫn dắt học sinh vào bài học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Cách tính diện tích của một hình bất kì ( 5 phút ).
 Mục tiêu : 
- Tái hiện lại được các công thức tính diện tích của các đa giác đơn giản đặc biệt 
 là hình tam giác và hình thang.
- Đề xuất được phương án chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành 
 những đa giác đơn giản mà có thể tính được diện tích.
Đồ dùng : 
- Hình vẽ 148, 149 sách giáo khoa.
- Com pa, thước thẳng, êke, thước đo góc.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu đọc thông tin trang 129.
? Làm thế nào để tính diện tích một đa giác bật kì.
- Chỉ định học sinh trả lời và nhận xét sau đó chuẩn đáp án.
 ? Làm thế nào để tính diện tích đa giác ABCDEFGHI
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin sách giáo khoa trang 129
- Vài học sinh rả lời câu hỏi của giáo viên học sinh khác nhận xét, bổ xung
- Từng học sinh suy nghĩ trả lời.
1.Cách tính diện tích của một hình bất kì.
- Ta có thể chia thành các tam giác hoặc tạo ra một số tam giác nào đó chứa đa giác. Trong một số trường hợp ta có thể chia thành nhiều tam giác vuông và hình thang vuông.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ví dụ ( 15 phút )
Mục tiêu : 
- Tính được diện tích các hình đa giác dơn giản theo công thức đã học.
- Chia được một đa giác thành những đa giác đơn giản một cách hợp lý và chính 
 xác để tính diện tích của nó.
Đồ dùng :
 - Hình vẽ 150, 151 sách giáo khoa.
- Com pa, thước thẳng, êke, thước đo góc.
Cách tiến hành :
- Hướng dẫn thực hiện ví dụ sách giáo khoa theo các bước :
* Chia đa giác ABCDEFGHI thành các đa giác đơn giản.
* Diện tích mỗi đa giác đơn giản đó
* Diện tích đa giác ABCDEFGHI
- Thực hiện ví dụ theo hướng dẫn của giáo viên
2. Ví dụ
Ta có: SDEGC = 
SABGH = 3. 7 = 21 (cm2) 
SAIH=
Vậy 
SABCDEGHI= SDEGC + SABGH+ SAIH
= 39, 5 (cm2)
Hoạt động 3 : Vận dụng - củng cố ( 20 phút )
Mục tiêu : Tính được diện tích của một đa giác bất kỳ cho trước.
Đồ dùng : Hình vẽ 152, 153 sách giáo khoa.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu làm bài 37 sách giáo khoa trang 130.
- Chỉ định học sinh trả lời và nhận xét. 
- Nhận xét lại cho học sinh và cho điểm.
- GV yêu cầu hs làm bài 38 sách giáo khoa trang 130.
- Chỉ định học sinh các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức thảo luận chung cả lớp.
- GV nhận xét lại cho hs 
- Từng học sinh thực hiện vào vở. 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh khác bổ sung.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Theo dõi, sửa lỗi sai mắc phải.
- Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận chung cả lớp về các đáp án.
- Theo dõi, sửa lỗi sai mắc phải và hoàn thiện lời giải.
Bài 37 - SGK
Đa giác ABCDE được chia thành tam giác ABC, hai tam giác vuông AHE, DKC và hình thang vuông HKDE.
Cần đo các đoạn thẳng (mm): 
BG, AC, AH, HK, KC, EH, KD.
Tính riêng SABC, SAHE, SDKC, SHKDE, rồi lấy tổng bốn diện tích trên.
Bài 38 - SGK
Hình bình hành EBGF có: 
SEBGF = 50. 120 = 6000(m2)
đám đất hình chữ nhật ABCD có: 
SABCD= 150. 120 = 18000 (m2)
Diện tích phần còn lại là:
18000 - 6000 = 12000 (m2)
V.Tổng kết, hướng dẫn học tập ở nhà.
 Tổng kết : - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học
 - Đánh giá thái độ, tinh thần học tập của học sinh
 Hướng dẫn học tập ở nhà : - Làm lại bài tập đã chữa vào vở
 - Làm thêm bài tập 39, 40 sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_tiet_36_dien_tich_da_giac_ban_3.doc