Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều (Bản 3 cột)

I.Mục tiêu

1.Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa đa giác, đa giác lồi, đa giác đều.

- Xây dựng được công thức tính tổng số đo các góc trong một đa giác.

- Phân biệt được đa giác, đa giác lồi, đa giác đều trong một tập hợp các hình cho

 trước.

2.Kĩ năng

-Vẽ được đa giác và chỉ ra được các cạnh, các đỉnh và các góc của đa giác đó. Chỉ

 ra được trục đối xứng, tâm đối xứng của một đa giác đều ( nếu có ).

- Tính tổng số đo các góc của một đa giác.

- Vận dụng kiến thức bài học làm được bài tập liên quan.

3.Thái độ

- Sôi nổi, tích cực trong học tập.

- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình. Lập luận chặt chẽ, có căn cứ trong suy luận.

II.Đồ dùng dạy học

1.Giáo viên : - Các dụng cụ vẽ, thước thẳng, đo góc.

 - Bảng phụ vẽ một số đa giác.

 - Bảng phụ ghi bài tập 4

2.Học sinh : Mang đầy đủ dụng cụ học tập.

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12 / 11 / 2009
Ngày giảng : 14 / 11 / 2009
TIẾT 26: ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa đa giác, đa giác lồi, đa giác đều.
- Xây dựng được công thức tính tổng số đo các góc trong một đa giác.
- Phân biệt được đa giác, đa giác lồi, đa giác đều trong một tập hợp các hình cho 
 trước.
2.Kĩ năng
-Vẽ được đa giác và chỉ ra được các cạnh, các đỉnh và các góc của đa giác đó. Chỉ 
 ra được trục đối xứng, tâm đối xứng của một đa giác đều ( nếu có ).
- Tính tổng số đo các góc của một đa giác.
- Vận dụng kiến thức bài học làm được bài tập liên quan.
3.Thái độ
- Sôi nổi, tích cực trong học tập.
- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình. Lập luận chặt chẽ, có căn cứ trong suy luận.
II.Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên : - Các dụng cụ vẽ, thước thẳng, đo góc.
 - Bảng phụ vẽ một số đa giác.
	- Bảng phụ ghi bài tập 4
2.Học sinh : Mang đầy đủ dụng cụ học tập.
III. Phương pháp: 
 Phương pháp vấn đáp có đan xen hoạt động nhóm.
IV.Tổ chức giờ học.
Khởi động ( 1 phút )
Mục tiêu : - Phát hiện ra được vấn đề cần nghiên cứu trong bài học.
 - Có hứng thú, động cơ học tập.
Đồ dùng : Bảng phụ vẽ một số đa giác.
Cách tiến hành : Sử dụng kỹ thuật động não
 ? Các hình sau có tên gọi là gì. 
 ® Dẫn dắt học sinh vào bài học như mở bài trong sách giáo khoa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niện đa giác ( 12 phút )
Mục tiêu  : - Phát biểu được định nghĩa đa giác, đa giác lồi
 -Vẽ được đa giác và chỉ ra được các cạnh, các đỉnh, các góc của nó
Đồ dùng : Như mục II phần đồ dùng dạy học.
Cách tiến hành :
HĐTP 2.1 Tiếp cận
- GV yêu cầu hs quan sát các hình trong sgk trang 113.
- GV giới thiệu các hình trong sgk trang 113 là các đa giác. 
- GV yêu cầu hs quan sát các hình 114 và hình 117 giới thiệu: Là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không nằm trên một đường thẳng. Các đỉnh A, B, C, D, E được gọi là các đỉnh, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA được gọi là các cạnh của đa giác đó.
- Vẽ hình 118 sgk trang 114 và gọi hs trả lời ?1.
- GV gọi hs khác nhận xét 
- GV nhận xét lại cho hs
HĐTP 2.2: Hình thành
- GV thông báo các hình 115, 116, 117 được gọi là các đa giác lồi.
(?) Vậy đa giác lồi là đa giác như thế nào.
- GV thông báo định nghĩa đa giác.
- GV gọi hs trả lời ?2 sgk trang 114.
- GV gọi hs đọc phần chú sgk trang 114.
HĐTP 2.3 Củng cố
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm làm ?3 sgk trang 114.
- GV yêu cầu hs treo bảng phụ thảo luận của nhóm mình.
- GV gọi hs nhóm khác nhận xét 
- GV chốt lại kiến thức cho hs.
- GV thông báo: Đa giác có n đỉnh (n3) được gọi là hình n giác hay hình n cạnh. Với n = 3, 4, 5, 6, 8, ta quen gọi là tam giác, tứ giác, ngũ giác  với n = 7, 9, 10 ta gọi là hình 7 cạnh, 9 cạnh, hình 10 cạnh
- HS quan sát các hình trong sgk trang 113.
- HS chú ý nghe giảng
- HS chú ý quan sát hình và nghe gv thông báo.
- HS trả lời ?1.
- HS nhận xét 
- HS chú ý 
- HS chú ý nghe giảng.
- HS: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
- HS đọc định nghĩa.
- HS trả lời: Các hình
112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì các cạnh của đa giác không nằm về một bờ của một cạnh bất kì.
- HS đọc chú ý sgk trang 114.
- HS thảo luận nhóm làm ?3: 
- HS treo bảng phụ của nhóm mình lên bảng.
- HS nhận xét bài bạn.
- Hs chú ý nghe giảng.
- HS chú ý nghe giảng.
1. Khái niệm về đa giác.
?1 
Hình ABCDE không phải là đa giác vì hai đoạn thẳng DE và EA cùng nằm trên một đường thẳng.
* Định nghĩa SGK
?2
Các hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì các cạnh của đa giác không nằm về một bờ của một cạnh bất kì.
* Chú ý SGK
?3
- Các đỉnh là các điểm : A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau là: A và B, hoặc B và C, hoặc C và D, hoặc D và E, hoặc E và G, hoặc G và A.
- Các đường chéo là các đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau: AC, CG, BD, BE, BG, AE, AD, CE, DG.
- Các góc là: Â, , , , , 
- Các điểm nằm trong đa giác (các điểm trong của đa giác là M, N, P)
- Các điểm nằm ngoài đa giác (các điểm ngoài của đa giác) là Q, R.)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đa giác đều ( 12 phút )
Mục tiêu  : - Phát biểu được định nghĩa đa giác đều.
 - Phân biệt được đa giác, đa giác lồi, đa giác đều trong một tập hợp 
 các hình cho trước.
 Đồ dùng : Như mục II phần đồ dùng dạy học.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs quan sát các hình 120 sgk trang 115.
(?) Các hình trên đều là hình gì.
(?) Vậy đa giác đều là gì.
- GV thông báo định nghĩa sgk trang 115.
- G gọi hs lên bảng làm ?4 sgk trang 115
- HS quan sát các hình trong sgk trang 115.
- HS các hình trên đều là các đa giác đều.
- HS: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
- HS chú ý 
- HS lên bảng làm ?4.
2. Đa giác đều: 
* Định nghĩa: sgk trang 115.
?4
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng
- Hình vuông có 4 trục đối xứng và điểm O là tâm đối xứng.
- Ngũ giác có 5 trục đối xứng
- Lục giác đều có sau trục đối xứng và một tâm đối xứng.
Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc trong đa giác ( 10 phút )
Mục tiêu  : - Xây dựng được công thức tính tổng các góc trong một đa giác.
 Đồ dùng : Bảng phụ ghi bài tập 4
Cách tiến hành :
- Yêu cầu làm bài tập 4 sách giáo khoa.
- Chỉ định đại diện các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức thảo luận chung cả lớp.
- Nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Báo cáo kết quả và tham gia thảo luận thống nhất ý kiến.
- Theo dõi, sửa lỗi sai hoàn thiện kiến thức.
Bài tập 4 
Tổng các góc trong đa giác n cạnh là :
 ( n- 2 ) . 180
Hoạt động 4 : củng cố - vận dụng ( 10 phút )
Mục tiêu  : - Tính tổng số đo các góc của một đa giác.
 - Vận dụng kiến thức bài học làm được bài tập liên quan.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu thực hiện bài tập 5a sách giáo khoa
? Định nghĩa đa giác, đa giác lồi, đa giác đều 
- Từng học sinh thực hiện vào vở, 1 học sinh lên bảng tính.
- Phát biểu kiến thức đã học
Bài tập 5
Số đo mỗi góc trong ngũ giác đều là 108
Số đo mỗi góc trong lục giác đều là 120
V.Tổng kết, hướng dẫn học tập ở nhà.
 Tổng kết : - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học
 - Đánh giá thái độ, tinh thần học tập của học sinh
 Hướng dẫn học tập ở nhà : - Làm lại bài tập đã chữa vào vở
 - Làm thêm bài tập 1, 2, 3 sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_tiet_26_da_giac_da_giac_deu_ban.doc