Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Huỳnh Thị Tiên

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Huỳnh Thị Tiên

I/. MỤC TIÊU:

 1/. Kiến thức: Học sinh nhận biết một dấu hiệu về hai đường thẳng song song. Bằng hình ảnh học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.

 2/. Kỹ năng: Học sinh nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Học sinh đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt

 3/. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận, khả năng quan sát.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Bảng phụ, êke, mô hình.

2/. Học sinh: êke, thướv thẳng

III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan.

IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.

 2/. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 27 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Huỳnh Thị Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU
Tiết:55	HÌNH HỘP CHỮ NHẬT	
Ngày dạy: 07/04/2010
I/. MỤC TIÊU:
Mục tiêu chương:
	a/. Kiến thức: Trong chương trình THCS thì chương IV là một chương hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 8. Ở chương này, các tác giả chỉ giới thiệu cho học sinh một số vật thể trong không gian thông qua các mô hình. Trên cơ sở quan sát hình hộp chữ nhật, học sinh nhận biết được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian:
	+Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
	+Đoạn thẳng trong không gian, cạnh, đường chéo.
	+Hai đường thẳng song song với nhau
	+Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
	+ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
	b/. Kỹ năng: Thông qua sự quan sát và thực hành, học sinh nắm vững các công thức đưo5c thừa nhận về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều và sử dụng các công thức đó để tính toán.
	c/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, khả năng quan sát, ứng dụng thực tế của toán học trong đời sống.
1.2. Mục tiêu bài:
	a/. Kiến thức: Học sinh nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật. Bước đầu nhắc lại cho HS khái niệm về chiều cao, học sinh làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
	b/. Kỹ năng: Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật
	c/. Thái độ: Rèn tư duy logic, tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: thước thẳng, ê ke, mô hình, bảng phụ.
2/. Học sinh: Thước kẻ, ê ke, 
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
	1/. Ổn định tồ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu sơ lược chương IV.
	3/. Giảng bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Treo bảng phụ vẽ hình hộp chữ nhật lên cho HS quan sát (hình 69).
GV: Hãy cho biết các yếu tố tương ứng với các mũi tên trên hình là gì?
HS: Tương ứng với các mũi tên từ trên xuống là đỉnh, mặt, cạnh của hình hộp chữ nhật.
GV: đưa mô hình hình hộp chữ nhật.
Hãy chỉ vào mô hình các mặt của hình hộp chữ nhật và cho biết một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? Mỗi mặt là hình gì?
HS: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt mỗi mặt là 1 hình chữ nhật.
GV: gọi HS chỉ vào mô hình đâu là đỉnh, đâu là cạnh và một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh.
GV: Hãy chỉ ra 2 mặt không có cạnh chung.
 GV giới thiệu hai mặt đối diện, hai đáy, các mặt bên của hình hộp chữ nhật.
GV: Nếu nói hình lập phương là hình hộp chữ nhật đúng hay sai?
HS: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật và có 6 mặt là hình vuông mà hình vuông là hình chữ nhật.
GV: yêu cầu HS đưa các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
HS: chỉ ra các mặt đối diện.
GV hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’ trên bảng kẻ ô vuông.
GV: đưa bài tập ? sgk/96 trên bảng 
HS: quan sát 2 phút.
GV: Gọi lần lượt 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
GV đặt hình hộp chữ nhật lên bàn yêu cầu HS xác định 2 đáy và dùng thước đo khoảng cách giữa hai đáy GV giới thiệu chiều cao của hình hộp chữ nhật.
GV lưu ý: Tuỳ theo cách xác định mặt đáy mà chiều cao có thể thay đổi.
GV giới thiệu điểm, đoạn thẳng, một phần mặt phẳng như SGK.
Lưu ý: Trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về 2 phía, mặt phẳng trải rộng về mọi phía.
1/. Hình hộp chữ nhật:
Đỉnh 
mặt
Cạnh 
Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt ( mỗi mặt là một hình chữ nhật) ; 8 đỉnh; 12 cạnh.
Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 mặt đối diện có thể xem là mặt đáy của hình hộp chữ nhật khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông.
2/. Mặt phẳng và đường thẳng:
A
B
B’
C’
C
A’
D’
D
Ta xem:
Các đỉnh A, B,  như là các điểm.
Các cạnh AB, AC.. như là các đoạn thẳng.
Các mặt ABCD, A’B’C’D’  như là một phần các mặt phẳng .
Đường thẳng đi qua hai điểm A và B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.
	4/. Củng cố và luyện tập:
GV: Treo bảng phụ bài tập 1, 2 SGK/ 96
GV: Cho HS thảo luận nhóm 5 phút.
	Nhóm 1, 2: bài tập 1.
	Nhóm 3, 4: Bài tập 2
GV: Gọi đại diện 2 nhóm trình bày.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
Bài 1: SGK/96
AB= MN= QP = DC
BC= NP= MQ= AD
AM= BN= CP= AD
Bài 2: SGK/96
a/ Vì CBC1B1 là hình chữ nhật mà O là trung điểm của đường chéo CB1 nên O cũng là trung điểm đường chéo BC1. Vậy O CB1
b/ K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1.
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
	-Làm bài tập 3,4 SGK/ 19
	-Bài tập : 1, 3, 5 SBT/ 104
	-Xem lại định nghĩa hai đường thẳng song song.
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:56	HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Ngày dạy: 7/04/2010
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh nhận biết một dấu hiệu về hai đường thẳng song song. Bằng hình ảnh học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
	2/. Kỹ năng: Học sinh nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Học sinh đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt
	3/. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận, khả năng quan sát.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, êke, mô hình.
2/. Học sinh: êke, thướv thẳng
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
GV: đưa tranh vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ hãy cho biết:
-Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt là hình gì? Hãy kể tên vài mặt?
-AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không? Có điểm chung hay không?
HS nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
HS: 
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt là một hình chữ nhật. Ví dụ : ABCD, ABB’A’
- AA’ và BB’ có cùng nằm trong mặt phẳng (ABB’A’) và không có điểm chung nào.
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hai đường thẳng song trong mặt phẳng ( Hai đường thẳng phân biệt không có điểm chung thì song song).
GV: Liệu trong không gian khái niệm này có còn đúng không?
GV: Cho HS quan sát hình ?1 trên bảng phụ và gọi HS trả lời câu hỏi.
 GV đưa ra khái niệm hai đường thẳng song song trong không gian.
GV: Treo bảng phụ hình 76 
HS: chỉ ra hai đường thẳng song song, cắt nhau, không cùng nằm trong cùng một mặt phẳng nào.
 GV đưa ra ra nhận xét.
HS: Trong mặt phẳng hai đường thẳng song song có tính chất gì?
GV: Trong không gian tính chất đó vẫn đúng.
GV yêu cầu HS chỉ ra đường thẳng song song với mp trên mô hình, trong thực tế.
GV cho HS làm bài tập ?3
 giới thiệu khái niệm hai mp song song.
GV: yêu cầu HS chỉ ra hai mp song song trên mô hình của hình hộp chữ nhật.
GV: có thể đưa thêm ví dụ:
Trần nhà và nền nhà
Mặt bàn và mặt ghế.
Hai bức tường...
1/. Hai đường thẳng song song trong mặt phẳng:
- Trong không gian hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung.
Với hai đường thẳng phân biệt trong không gian chúng có thể:
- Cắt nhau
- Song song 
- Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
- Trong không gian hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
2/.Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song:
* Đường thẳng song song với mặt phẳng:
Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng () và đường thẳng a song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng ()
Thì đường thẳng a song song với mặt phẳng ().
* Hai mp song song:
Nếu hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mp này lần lượt song song với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mp thì hai mp đó song song.
	4/. Củng cố và luyện tập:
GV: Treo bảng phụ bài tập 5 
Gọi lần lượt 2 HS lên tô đậm các cạnh song song trên các hình b, c.
GV: Treo bảng phụ bài tập 6
Gọi 2 HS lần lượt chỉ ra các cạnh song song với CC1, A1D1
Bài 5: SGK/ 150
Bài 6: SGK/ 100
a/. Những cạnh song song với cạnh CC1 là: DD1, AA1, BB1.
b/. Những cạnh song song với cạnh : A1D1 là: B1C1; BC; AD .
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt trong không gian ( cắt nhau, song song, chéo nhau).
	-Khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng, khi nào hai mặt phẳng song song với nhau. Lấy thí dụ thực tế minh hoạ.
	-Bài tập : 7, 8, 9, 11, 12 SBT/ 106, 107.
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:57	THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Ngày dạy: 5/05/2010
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Bằng hình ảnh cụ thể cho HS bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Học sinh nắm được côn thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
	2/. Kỹ năng: Học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật vào việc tính toán.
	3/. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận, khả năng quan sát.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, êke, compa, mô hình.
2/. Học sinh: êke, compa
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, đàm thoại, vấp đáp – gợi mở, trực quan.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi HS thực hiện yêu cầu trên bảng phụ
1/. Chỉ trên hình hộp chữ nhật hai đường thẳng song song , đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
2/. Làm bài tập 9:Cho hình 83
a/. Kể tên các cạnh khác song song với mặt phẳng (EFGH)
b/. Cạnh CD song song với những mặt phẳng nào của hình hộp chữ nhật?
HS: Nhận xét bài làm của bạn
GV: Nhận xét và cho điểm.
GV: Trong không gian giữa đường thẳng, mặt phẳng, ngoài quan hệ song song còn có một quan hệ phổ biến là vuông góc.
HS: 
1/. AB // DC
 AB // mp(DCGH) 
mp(ABCD) // mp(EFGH)
2/. Các cạnh song song với mặt phẳng (EFGH) là: BC, AD, DC
Cạnh CD song song với những mặt phẳng của hình hộp chữ nhật là: mp(EFGH), mp(ABFE), mp(ABGH)
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Đường thẳng AA’ vuông góc với các đường thẳng nào nằm trong (A’B’C’D’) ?
G V giới thiệu đường thẳng AA’ vuông góc với ( A’B’C’D’)
GV: Vậy đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng ABCD khi nào ?
GV nêu nhận xét
GV: Yêu cầu HS quan sát mô hình hình hộp chữ nhật và nhận xét
GV: Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng tại A thì nó có vuông góc với các đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó không ?
GV sử dụng mô hình kết hợp hình vẽ để trình bày khái niệm hai mặt phẳng vuông góc
HS: Làm ?2
GV: Đường thẳng AB có nằm trong mặt phẳng ABCD không ?
GV: Đường thẳng AB có vuông góc với mặt phẳng ADD’A’ không ?
GV treo bảng phụ vẽ hình 86 sgk
GV: Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi :
GV: Mỗi  ... ét và nêu khái niệm điện tích xung quanh của lăng trụ đứng
Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
GV nêu công thức
GV giới thiệu diện tích toàn phần của lăng trụ đứng
Gọi HS nêu cách tính diện tích toàn phần của lăng trụ đứng
GV nêu đề bài
Gọi HS lên bảng vẽ hình
? Muốn tính diện tích xung quanh, trước hết ta cần tính được gì ?
Gọi HS tính cạnh AB
Gọi HS tính chu vi đáy của lăng trụ
Gọi HS tính diện tích xung quanh của lăng trụ
GV: Để tính diện tích toàn phần , ta cần tính được gì ?
Gọi HS tính diện tích đáy của lăng trụ
Gọi HS tính diện tích toàn phần của lăng trụ
GV lưu ý cách làm
1/. Công thức tính diện tích xung quanh:
* Diện tích xung quanh của lăng trụ đứng bằng tổng diện tích các mặt bên
Công thức :
 S xq = 2 P . h
(P là nửa chu vi đáy, h: chiều cao)
* Diện tích toàn phần 
 S tp = S xq + 2 Sđáy
2/. Ví dụ:
Tính diện tích toàn phần của lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có AC = 9 cm, BC = 12 cm , chiều cao 16 cm
 Giải
Trong ABC vuông tại C có :
AB2 = AC2 + BC2 ( định lý Pytago )
=>AB2 = 92 + 122 
 = 81 + 144 = 225
=>AB = = 15 (cm)
Chu vi đáy của lăng trụ là :
 9 + 12 + 15 = 36 (cm)
Diện tích xung quanh của lăng trụ là
S xq = 2 P h = 36 . 16 = 576 ( cm2 )
Diện tích đáy của lăng trụ là
S đáy = AC . CB 
 = . 9 .12 = 54 (cm2)
Diện tích toàn phần là
S tp = S xq + 2 S đáy 
 = 576 + 2. 54 = 684 ( cm2)
 ĐS : 684 cm2
	4/. Củng cố và luyện tập:
Gọi HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của lăng trụ đứng và hướng dẫn lại cho HS cách vẽ hình lăng trụ đứng
GV: Cho HS hoạt động nhóm bài tập 23 
GV nhận xét và sửa lại cho mỗi nhóm
GV: Cho HS làm bài tập 24 (SGK)
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
GV nhận xét.
HS: Nhắc lại công thức
Bài 23: SGK/111
a/. Hình hộp chữ nhật
Sxq = (3 + 4).2,5 = 70(cm2)
2Sđ = 2.3.4=24 (cm2)
Stp = 70 + 24 = 94 (cm2)
b/. Hình lăng trụ đứng tam giác
CB = (theo định lý Pytago)
Sxq = (2 + 3 + ) . 5 = 5( 5 + ) = 25 + 5
2Sđ = 2..2.3 = 6(cm2)
Stp = 25 + 5 + 6 = 31 + 5 (cm2)
Bài 24: SGK/111
a(cm)
5
3
12
7
b(cm)
6
2
15
8
c(cm)
7
4
13
6
h(cm)
10
5
2
3
2p(cm)
18
9
40
21
Sxq(cm2)
180
45
80
63
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng
	-Hướng dẫn bài tập 26 (SGK)
-Làm BTVN : 25 (SGK)
-BT : 36, 39 , 42 (SBT)
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:61	THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
Ngày dạy: 23/04/2009
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng
	2/. Kỹ năng: Biết vận dụng công thức vào việc tính toán.
	3/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, ứng dụng thực tế của hình lăng trụ đứng.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, êke.
2/. Học sinh: êke
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Vấn đáp – gợi mở, trực quan, chia nhóm nhỏ, đàm thoại.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi HS thực hiện yếu cầu trên bảng phụ
Cho hình lăng trụ đứng tam giác như hình vẽ, hãy tính diện tích toàn phần của lăng trụ đó.
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: 
BC = (theo định lý Pytago)
Sxq = ( 6 + 8 + 10 ) . 9 = 216 (cm2)
2Sđ = 2 .. 6 . 8 = 48 (cm2)
Stp = Sxq + 2Sđ = 216 + 48 = 264 (cm2)
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: giới thiệu công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
GV treo bảng phụ vẽ hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật
? Hãy cho biết công thức tính thể tích của hình lăng trụ trên ?
GV dẫn đến công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng trong trường hợp đáy là hình chữ nhật
GV dẫn đến công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
Gọi HS nhắc lại công thức
GV nêu đề bài : Tính thể tích hình lăng trụ đứng với các số liệu trên hình vẽ
GV hướng dẫn và yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để làm bài
Gọi HS trình bày bài làm
GV nhận xét
GV lưu ý cách khác : ta có thể chia hình lăng trụ đứng ngũ giác ra thành hai hình lăng trụ đứng : lăng trụ đứng tam giác và hình hộp chữ nhật, sau đó tính thể tích của hình lăng trụ đứng ngũ giác bằng tổng các thể tích của hai hình lăng trụ
1/. Công thức tính thể tích:
*Thể tích của lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao
 V = S . h
( S: diện tích đáy, h : chiều cao )
2/. Ví dụ:
Tính thể tích lăng trụ ngũ giác ABCDE. A’B’C’D’E’ với các số liệu trên hình vẽ
 Giải
Thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ là
V1 = 4 . 6 . 8 = 192 (cm3)
Thể tích lăng trụ tam giác ADE.A’D’E’ là 
V2 = . 6. 8 = 48 (cm3)
Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là
V = V1 + V2 = 192 + 48 
 = 240 ( cm3)
 ĐS : V = 240 cm3
* Nhận xét : có thể tính thể tích hình lăng trụ đứng trên bằng cách lấy diện tích đáy nhân với chiều cao
	4/. Củng cố và luyện tập:
Gv: Gọi HS nhắc lại công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng
GV: Cho HS làm bài tập 27 (SGK)
GV: ghi đề bài và vẽ hình trên bảng phụ
GV: Yêu cầu HS nêu cách tính
HS: Sđ = ; 
V = Sđ . h1 Sđ = 
GV: Gọi HS làm
GV: nhận xét
GV: Cho HS làm bài tập 28 (SGK)
GV: Để tính thể tích của thùng ta phải biết những yếu tố nào?
HS: Ta biết diện tích đáy và chiều cao
GV: Vậy đề bài đã cho ta yếu tố nào?
HS: Chiều cao
GV: Gọi HS tính diện tích đáy của thùng
GV: Gọi HS lên bảng làm 
GV: nhận xét
Bài 27: 
b
5
6
4
2,5
h
2
4
3
4
h1
8
5
2
10
Diện tích một đáy
5
12
6
5
thể tích
40
60
12
50
Bài 28: 
Diện tích đáy của thùng là:
 (cm2)
Thể tích của thùng là:
V = Sđ . h = 2700 . 70 = 189000 (cm3) = 189 (dm3)
Vậy dung tích của thùng là: 189 lít.
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Dặn HS học các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng
-Làm BTVN : 29, 30, 31 (sgk)
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:62	LUYỆN TẬP
Ngày dạy: 28/04/2009
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Củng cố cho học sinh công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng
	2/. Kỹ năng: Biết vận dụng công thức vào việc tính toán.
	3/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, ứng dụng thực tế của hình lăng trụ đứng.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, êke.
2/. Học sinh: êke
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Vấn đáp – gợi mở, trực quan, chia nhóm nhỏ, đàm thoại.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi HS thực hiện yêu cầu trên bảng phụ
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: 
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
	4/. Củng cố và luyện tập:
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Dặn HS học các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng
-Làm BTVN : 29, 30, 31 (sgk)
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:63	ÔN TẬP CUỐI NĂM
Ngày dạy: 23/04/2009
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng
	2/. Kỹ năng: Biết vận dụng công thức vào việc tính toán.
	3/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, ứng dụng thực tế của hình lăng trụ đứng.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, êke.
2/. Học sinh: êke
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Vấn đáp – gợi mở, trực quan, chia nhóm nhỏ, đàm thoại.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
	4/. Củng cố và luyện tập:
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Dặn HS học các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng
-Làm BTVN : 29, 30, 31 (sgk)
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:64	ÔN TẬP CUỐI NĂM
Ngày dạy: 23/04/2009
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng
	2/. Kỹ năng: Biết vận dụng công thức vào việc tính toán.
	3/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, ứng dụng thực tế của hình lăng trụ đứng.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, êke.
2/. Học sinh: êke
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Vấn đáp – gợi mở, trực quan, chia nhóm nhỏ, đàm thoại.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
	4/. Củng cố và luyện tập:
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Dặn HS học các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng
-Làm BTVN : 29, 30, 31 (sgk)
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:70	TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM 	
Ngày dạy: 12/05/2009
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Củng cố cho HS các kiến thức trọng tâm trong HKII
	2/. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán, trình bày lời giải bài toán
	3/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
2/. Học sinh: Các kiến thức trọng tâm HKII
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Phương pháp giảng giải, vấn đáp, so sánh.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: không
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp thông qua kết quả kiểm tra.
Trả bài cho học sinh.
Chữa bài kiểm tra:
Giáo viên nêu nội dung bài (Ở bảng phụ).
I/. TRẮC NGHIỆM: 2đ
Hãy khoang tròn vào chữ cái đứng trước các câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
I/.TRAÉC NGHIEÄM: ( 3 ñieåm) Haõy khoanh troøn vaøo chöõ caùi ñöùng tröôùc caùc caâu traû lôøi maø em cho laø ñuùng nhaát.
Caâu 4: (0,5 ñieåm)	Tam giaùc ABC vaø tam giaùc DEF coù vaø 
	A. 	B. 	
	C. 	D. 
Caâu 5: (0,5 ñieåm)	 Trong hình beân theå tích cuûa hình hoäp chöõ nhaät laø:
	A. 54cm3	B. 54cm2
	C. 30cm2	D. 30cm3
Caâu 6: (0,5 ñieåm)	Tam giaùc ABC coù AD laø ñöôøng phaân giaùc (D thuoäc BC) vaø DB = 4cm; DC = 6cm thì baèng:
	A. 	B. 
	C. 	D. 
II/.TỰ LUẬN: ( 4 điểm)
Baøi 3: ( 3 ñieåm) 	Cho tam giaùc ABC coù AH laø ñöôøng cao, AD laø ñöôøng trung tuyeán. Töø D veõ DE vuoâng goùc vôùi AB taïi E vaø DF vuoâng goùc vôùi AC taïi F. Chöùng minh:
	a/. vaø suy ra AH . DC = DF . AC
	b/. vaø suy ra AH . DB = DE . AB
	c/. 
( Veõ hình, ghi giaû thieát – keát luaän : 0,5 ñieåm)
I/. TRẮC NGHIỆM: 1,5đ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
	 4/. C 	5/. D 	6/. B
II/.TỰ LUẬN: ( 3 điểm)
 	ABC 
	AH BC (H BC)
GT	DB = DC (D BC)
	DE AB taïi E
	DF AC taïi F
 KL	a/. vaø suy ra:
	 AH . DC = DF . AC
	b/. vaø suy ra:
	 AH . DB = DE . AB
	c/. 
a/. vaø suy ra AH . DC = DF . AC
Xeùt hai tam giaùc AHC vaø DFC coù :
	 : goùc chung
Do ñoù : (g – g)
Suy ra: 
Hay: AH . DC = DF . AC
b/. vaø suy ra AH . DB = DE . AB
Xeùt hai tam giaùc AHB vaø DEB coù :
	 : goùc chung
Do ñoù : (g – g)
Suy ra: 
Hay: AH . DB = DE . AB
c/. 
Ta coù: AH . DC = DF . AC vaø AH . DB = DE . AB
Chia veá theo veá ta ñöôïc:
 (do DC = DB)
	4/. Củng cố và luyện tập:
	-GV: nhấn mạnh những chỗ HS thường sai và sửa lỗi cho HS.
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Xem lại các dạng toán vừa sửa 
V/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_chuong_iv_hinh_lang_tru_dung_hin.doc