Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương III: Tam giác đồng dạng - Huỳnh Thị Tiên

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương III: Tam giác đồng dạng - Huỳnh Thị Tiên

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức: Học sinh nắm vững nội dung định lý đảo của định lý Talet, hiểu được cách chứng minh hệ quả của định lý Talét, đặc biệt phải nắm được các trường hợp có thể xảy ra khi vẽ đường thẳng B’C’ song song với cạnh BC.

1.2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng định lý để xác định được các cặp đường thẳng song song trong hình vẽ với số liệu đã cho. Qua mỗi hình vẽ, học sinh viết được tỉ lệ thức hoặc dãy tỉ số bằng nhau.

1.3. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận, tư duy logic.

2. TRỌNG TÂM: Định lý Talet đảo và hệ quả của định lý Talet

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ chính xác hình 12.sgk; bài tập áp dụng, compa.

3.2. Học sinh: Compa, thước kẻ, dụng cụ phục vụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 37.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

 4.2. Kiểm tra miệng:

 

doc 62 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương III: Tam giác đồng dạng - Huỳnh Thị Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
Tiết:37	ĐỊNH LÍ TA – LET TRONG TAM GIÁC
Tuần dạy: 23	
1. MỤC TIÊU:
1.1 Mục tiêu chương:
	a/. Kiến thức: Hiểu và ghi nhớ định lý Talet trong tam giác (Thuận và đảo, hệ quả); Nắm vững khái niệm hai tam giác đồng dạng, đặc biệt là phải nắm vững 3 trường hợp đồng dạng của 2 tam giác (Hai tam giác thường, hai tam giác vuông).
	b/. Kỹ năng: Vận dụng định lý Talet vào giải các bài toán tìm độ dài các đoạn thẳng, giải các bài tập chia đoạn thẳng cho trước thành những đoạn thẳng bằng nhau. Sử dụng dấu hiệu đồng dạng để giải các bài toán hình học (Tìm độ dài các đoạn thẳng, chứng minh, xác lập các hệ thức toán học thông dụng); Học sinh thực hành đo đạc tính toán các độ cao, các khoảng cách trong thực tế gần gũi với học sinh.
	c/. Thái độ: Rèn tư duy logic, tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình cũng như trong tính toán, chứng minh các bài toán, và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống để giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động thức tiễn, phục vụ lợi ích của mọi người.
1.2. Mục tiêu bài:
	a/. Kiến thức: Học sinh nắm vững định nghĩa về tỉ số của hai đoạn thẳng: 
	+ Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số đo độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.
	+ Tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo (Miễn là khi đo chỉ cần chọn cùng một đơn vị đo)
	Học sinh nắm vững định nghĩa về đoạn thẳng tỉ lệ, nội dung của định lý Talet (Thuận). 
b/. Kỹ năng: Học sinh vận dụng định lý vào việc tìm ra các tỉ số bằng nhau trên hình vẽ trong sgk.
c/. Thái độ: Rèn tư duy logic, tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
2. TRỌNG TÂM: Định lý Talet trong tam giác
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình 3 SGK/57, thước thẳng, ê ke.
3.2. Học sinh: Thước kẻ, ê ke, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 36.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tồ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
Thay bằng cách đặt vấn đề để vào bài mới: Thế nào là tỉ số của 2 số? 
Đáp số: Tỉ số của 2 số a và b là số có dạng ()
	4.3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1
-GV Yêu cầu học sinh làm ?1
 chính là tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD. -GV: Vậy tỉ số của hai đoạn thẳng là gì?
-GV: Thông qua bài tập trên, các em rút ra được kết luận gì?
HOẠT ĐỘNG 2
-GV: Cho EF = 4,5 cm; GH = 0,75 cm. Tính ? Có nhận xét gì về tỉ số của và ?
-HS: Làm theo nhóm, sau đó rút ra được nhận xét =.
-GV (Hỏi): Từ tỉ lệ thức = hoán vị hai trung tỉ ta được tỉ lệ thức nào?
-HS: 
-GV: Ta có = hay , ta nói AB, CD tỉ lệ với EF, GH. Vậy AB, CD tỉ lệ với A’B’, C’D’ khi nào?
-Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại nêu thành định nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 3
-GV:Yêu cầu học sinh làm ?3
-GV: Gợi ý cho học sinh làm như trong sgk.
HS: 
Tương tự: 
-GV (Hỏi): Vậy nếu có một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại của tam giác đó thì ta rút ra được điều gì?
-HS trả lời, sau đó giáo viên chốt lại để nêu thành định lý.
-GV: Gọi học sinh xác định gt, kl của định lý.
-GV: Trình bày ví dụ trong SGK.
-GV: Cho học sinh hoạt động nhóm ?4.
Nửa lớp làm câu a, nửa lớp làm câu b.
-GV quan sát các nhóm hoạt động.
-GV nhận xét bài làm của các nhóm và nhấn mạnh tính tương ứng của các đoạn thẳng khi lập tỉ lệ thức.
1/. Tỉ số của 2 đoạn thẳng:
a/. Định nghĩa:
Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.
b/. Ví dụ:
c/. Chú ý:
Tỉ số của 2 đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.
2/. Đoạn thẳng tỷ lệ:
AB, CD tỉ lệ với A’B’, C’D’ 
3/. Định lý Talet trong tam giác:
?3 SGK/57
a/ 
b/ 
c/ 
a/. Định lý: SGK/58
b/. Ví dụ: SGK/58
?4 SGK/58
a/
b/ Ta có : DE // AB (Cùng vuông góc với AC)
suy ra: 
Vậy y = EA + CE = 2,8 + 4 = 6,8
	4.4. Bài tập và củng cố:
	- Nêu định nghĩa tỉ số hai đoạn thẳng và định nghĩa đoạn thẳng tỉ lệ?
	- Phát biểu định lý Talet trong tam giác?
	- Cho tam giác MNP, đường thẳng d song song với MP cắt MN tại H và NP tại I. Theo định lý Talet ta có những tỉ lệ thức nào?
Hướng dẫn:
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	- Học thuộc định lý Talet. Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk –tr.59)
Hướng dẫn bài 4 SGK/59
	Theo giả thiết: 
	Áp dụng tính chất tỉ lệ thức ta có:
	a/ 
	b/ 
	- Xem trước bài định lý đảo và hệ quả của định lý Talet (Sgk –tr.59)
	? Nếu có một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai cạnh đó các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì ta có được kết luận gì? 
	? Hệ quả của định lý Talet có nội dung là gì?
	- Tiết học sau mang theo: Compa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Tiết:38 	ĐỊNH LÍ ĐẢO VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐỊNH LÍ TA - LET	 
Tuần dạy: 23	
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Học sinh nắm vững nội dung định lý đảo của định lý Talet, hiểu được cách chứng minh hệ quả của định lý Talét, đặc biệt phải nắm được các trường hợp có thể xảy ra khi vẽ đường thẳng B’C’ song song với cạnh BC.
1.2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng định lý để xác định được các cặp đường thẳng song song trong hình vẽ với số liệu đã cho. Qua mỗi hình vẽ, học sinh viết được tỉ lệ thức hoặc dãy tỉ số bằng nhau.
1.3. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận, tư duy logic.
2. TRỌNG TÂM: Định lý Talet đảo và hệ quả của định lý Talet
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ chính xác hình 12.sgk; bài tập áp dụng, compa.
3.2. Học sinh: Compa, thước kẻ, dụng cụ phục vụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 37.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
-GV: Gọi 2HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu trên bảng phụ
 Học sinh 1:
1/ Phát biểu định nghĩa tỉ số của hai đoạn thẳng?
2/ Chữa bài tập số 1 (SGK/58)	
Học sinh 2:
1/ Phát biểu định lý Talét ?	
2/ Chữa bài tập 5a (SGK/59): Tìm x:	
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV: Nhận xét và cho điểm.
Học sinh 1:
1/ Định nghĩa tỉ số của hai đoạn thẳng: Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.	 (3đ)
2/ . Bài tập 1:
a/ 	 (2đ)	
b/ EF = 48cm; GH = 16 dm = 160 cm.	 (2,5đ)
c/ PQ = 1,2 m=120 cm; MN = 24 cm.	
 (2,5đ)
Học sinh 2:
1/. Phát biểu định lý Ta lét:Nếu một đường thằng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ. (3đ)
 2/.Bài tập 5a: 
Ta có NC = AC – AN = 8,5 – 5 = 3,5 (2đ) 	
ΔABC có MN // BC
	 (5đ)	
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1
-GV đưa bảng phụ ghi định lý Ta lét và đặt câu hỏi:
-GV: Hãy cho biết gt, kl của định lý Ta lét?
-GV: Hãy thử phát hiện mệnh đề đảo của định lý Ta lét?
-HS: thực hiện theo nhóm và trình bày kết quả của mình
-GV: Nhận xét và rút ra nội dung của định lý Ta lét đảo.
-GV:Yêu cầu học sinh làm ?1.
-GV : 
-HS: 
-GV : B’C’ song song ta có được điều gi? Dựa vào đâu ta có điều đó?
-GV : Có nhận xét gì về về AC’ và AC’’? C’ và C’’? B’C’ và BC?
-GV : Từ bài toán trên nếu khái quát lên ta có được điều gì?
-GV : Đó chính là nội dung của đỉnh lý Ta lét đảo. Hãy phát biểu định lý đảo của định lý Ta lét?
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình xác định gt, kl của định lý.
Ta thừa nhận mà không chứng minh định lý này.
-GV lưu ý cho học sinh: Nếu có một trong ba tỉ lệ thức sau xuất hiện: thì ta có thể kết luận được B’C’ song song BC.
-GV : Cho học sinh hoạt động nhóm ?2
-GV : Hãy cho biết ba cạch của ΔADE và ba cạnh của ΔABC có mối quan hệ gì?
-HS : Ba cạnh của tam giác ADE tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của tam giác ABC
HOẠT ĐỘNG 2
-GV : Từ bài tập này hãy cho biết: Nếu có một đường thẳng song song với 1 cạnh và cắt 2 cạnh còn lại của tam giác thì ta có được nhận xét gì?
-GV : Đó chính là hệ quả của định lý Ta lét.
-GV : Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung của hệ quả và vẽ hình xác định gt, kl.
-GV : Yêu cầu học sinh chứng minh hệ quả. Giáo viên có thể gợi ý: Từ B’C’ // BC ta suy ra điều gì?
Để có , tương tự ?2 ta cần vẽ thêm đường phụ nào? 
-GV : Nêu cách chứng minh?
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần chứng minh trong sgk – tr.61
-Giáo viên đưa bảng phụ vẽ hình 11 sgk –tr.61 lên, và nêu chú ý.
1/. Định lý đảo:
?1 SGK/59
Gt
ΔABC; AB= 6cm; AC = 9 cm, 
B’ AB; C’ AC; AB’ = 2cm
AC’ = 3cm.
b/ a // BC qua B’ cắt AC tại C’’.
kl
a/ So sánh và 
b/ Tính AC’’.
Nhận xét vị trí C’ và C’’; BC và B’C’
1/. 
2/. a/. Do B’C’’ // BC
Nên theo định lý Ta lét ta có: 
Suy ra AC’’ = AC .
b/. Do AC’ = AC’’ = 3
Nên 
Vậy B’C’ //BC.
* Định lý đảo: SGK /60
Gt
ΔABC; B’AB; C’AC
Kl 
B’C’ // BC
?2 SGK/60
a/ Ta có: 
Suy ra DE // BC
Tương tự: 
Vậy EF // BA
b/ Ta có: DE // BF và BD // EF (Câu a)
suy ra DEFB là hình bình hành.
c/ 
Vậy các cạnh của ΔADE tương ứng tỉ lệ với các cạnh của ΔABC.
2/. Hệ quả của định lý Ta lét:
* Hệ quả: SGK / 61
Chứng minh: SGK/61
* Chú ý: SGK / 61
	4.4. Bài tập và củng cố:
	- Phát biểu định lý đảo của định lý Ta lét. (Giáo viên lưu ý cho học sinh: Đây cũng là một trong các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).
	- Phát biểu hệ quả của định lý Ta lét và phần mở rộng của hệ quả đó.
	- Bài tập 6 (Sgk –tr.62)
Hướng dẫn:
	a/ * Có suy ra MN // AB (Theo định lý đảo Ta lét)
	 * suy ra PM không song song với BC.
	b/ Có 
	Có ( Vì có hai góc so le trong bằng nhau)
	Suy ra AB // A’B’ // A’’B’’
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	- Học thuộc và nắm vững định lý đảo, hệ quả của định lý Talet.
	- Ôn lại định lý Ta lét.
	- BTVN: 7, 8, 9 (Sgk –tr.63)
	Hướng dẫn:
	Bài 8: Có thể có cách chia nào khác không? Cơ sở của cách chia đó là gì?
	Bài 9: Để có thể sử dụng hệ quả của định lý Ta lét, cần vẽ thêm đường nào cho hợp lý?
	- Dựa vào định lý Ta lét, định lý đảo, dệ quả của định lý Ta lét, em hãy đề ra một số bài tập áp dụng.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài 2 - tiết:39 	LUYỆN TẬP	 
Tuần dạy : 23
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu cho học sinh định lý Ta lét (Thuận, đảo, hệ quả).
1.2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập tính độ dài đoạn thẳng, tìm các cặp đường thẳng song song, bài toán chứng minh, học sinh biết cách trình bày bài toán.
1.3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, thẩm mỹ cho học sinh.
2. TRỌNG TÂM: Định lý ... ố cho học sinh cách đo chiều cao một vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được.
	2/. Kỹ năng: Học sinh biết cách đo chiều cao một vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được, rèn luyện kĩ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất; biết áp dụng kiến thức tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán trên.
	3/. Thái độ: Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỉ luật trong hoạt động tập thể.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Địa điểm thực hành cho các tổ học sinh; Thước ngắm, giác kế, huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành; mẫu báo cáo thực hành của tổ.
	2/. Học sinh: Mỗi tổ học sinh là một nhóm thực hành, cùng giáo viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm: 1 thước ngằm, 1 giác kế, 1 sợi dây dài khoảng 10 m, 1 thước đo độ dài ( loại 3 m hoặc 5 m), 2 cọc ngắn, thước đo độ, dụng cụ học tập.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan, thực hành.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
-GV: Gọi 2 HS lên bảng
- Học sinh 1:
1/ Muốn xác định chiều cao A’C’ của cây, ta phải tiến hành như thế nào?
2/ Cho AC = 1,5 m; AB = 1,2 m; A’B = 5,4 m. Tính A’C’
- Học sinh 2:
1/ Để xác định được khoảng cách AB ta cần tiến hành đo đạc như thế nào? 
2/ Cho BC = 25 m; B’C’ = 5 cm; A’B’ = 4,2 cm. Tính AB?
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV: Nhận xét và cho điểm.
-Học sinh 1:
1/ Trình bày cách tiến hành đo đạc như tr.85 SGK.
2/ Có ΔBACΔBA’C’
Suy ra 
Hay 
Vậy A’C’= (m)
-Học sinh 2
1/ Trình bày cách tiến hành đo đạc như tr.86 Sgk.
2/ ΔA’B’C’ΔABC
Suy ra 
BC = 25 m = 2500 cm
Vậy AB = 21000 cm = 21 m
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-GV: Cho HS quan sát bảng phụ có hình vẽ và thực hành trước cho HS quan sát
-GV: yêu cầu các tổ trường báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, phân công nhiệm vụ.
-GV: kiểm tra cụ thể.
-GV: giao cho các tổ các mẫu báo cáo thực hành.
BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 51 – 52 HÌNH HỌC CỦA TỒ . LỚP ..
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật A’C’.
Hình vẽ:
2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
a. Kết quả đo: AB = 
BA’ = 
AC = 
b. Tính A’C’
a. Kết quả đo:
BC = 
b. Vẽ ΔA’B’C’ có: 
B’C’ = 
A’B’= 
c. Tính AB:
-GV: đưa học sinh tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ.
Nên bố trí hai tổ cùng làm một yêu cầu.
-GV: kiểm tra kỹ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở hướng dẫn thêm học sinh.
-GV: yêu cầu các tổ học sinh tiếp tục làm việc để hoàn thành báo cáo.
-GV: thu báo cáo thực hành của các tổ:
- Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ.
- Căn cứ vào điểm thực hành của tổ và đề nghị của tổ học sinh, giáo viên cho điểm thực hành của từng học sinh.
1. Chuẩn bị thực hành:
a. Dụng cụ để thực hành: sợi dây dài 10m, thước đo, giác kế, cọc tiêu
b. Phân công nhiệm vụ:
Mỗi tổ phải đo chiều cao của 1 cây bàng trong sân trường và đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.
Thời gian của mỗi nhiệm vụ là 20 phút.
Khi hoàn thành nhiệm vụ mỗi tổ sẽ ghi nhận kết quả vào mẫu báo cáo và mẫu đánh giá chung.
2. Thực hành:
a. Đo gián tiếp chiều cao của vật A’C’.
b. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
3. Hoàn thành:
	4/. Củng cố và luyện tập:
	-GV: Nhận xét về ý thức, cách thực hành của học sinh.
 	-GV: Hướng dẫn, lấy thêm một số ví dụ về ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng cho HS.
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
	- Đọc “ có thể em chưa biết” để hiểu thêm về thước vẽ truyền, một dụng cụ vẽ áp dụng nguyên tắc hình đồng dạng.
	 -Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập chương III”
	 +Làm các câu hỏi ôn tập chương III.
	 +Đọc tóm tắt chương III tr.89, 90, 91 SGK.
	 +Làm bài tập: 56, 57, 58 (sgk –tr.92)
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
MẪU CHẤM ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ:
STT
TÊN HS
Điểm chuẩn bị dụng cụ (2 đ)
Ý thức kỷ luật ( 3 đ)
Kỹ năng thực hành (5 đ)
Tổng số điểm
* Nhận xét chung (tổ tự đánh giá):
Tiết:53	ÔN TẬP CHƯƠNG III 
Ngày dạy:31/03/2010
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học trong chương III
	2/. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, ghi GT – KL, kĩ năng phân tích, chứng minh, trình bày lời giải bài toán chứng minh
	3/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, compa, êke.
2/. Học sinh: Các kiến thức trong chương III, compa, êke.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
	Phương pháp vấn đáp – gợi mở, trực quan.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Cho HS thực hiện các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 trong phần ôn tập chương
GV: Cho HS quan sát bảng phụ tóm tắt các lý thuyết như SGK.
Bài tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường phân giác CD. Từ D vẽ DE vuông góc với BC tại E. 
a/. Chứng minh: 
b/. Hãy tính độ dài các đoạn thẳng BC, AD, BD, DE, BE.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL của bài toán
-GV: Gọi HS lên bảng chứng minh hai tam giác EBD và ABC đồng dạng
-HS: nhận xét bài làm của bạn
-GV: Nhận xét và cho điểm
-GV: Để tính BC ta thực hiện như thế nào?
-HS: Vì BC nằm trong tam giác vuông ABC có AB, AC rối nên a áp dụng định lý Pytago.
-HS: Lên bảng trình bày
-GV: Nhận xét và cho điểm
-GV: Cho HS nhận xét AD và BD có gì đặc biệt
-HS: D là chân đường phân giác xuất phát từ C
-GV: Cho HS nhắc lại tính chất đường phân giác trong tam giác
-GV: Cho HS xác định tỉ lệ thức từ tính chất trên
-HS: 
-GV: Hãy chỉ ra những đoạn thẳng đã biết độ dài?
-HS: AC, CB
-GV: BD có mối quan hệ với những cạnh nào
-HS: BD = AB – AD 
-GV: thay vào và hướng dẫn HS cách tính
-GV: DE, BE nằm trong tam giác nào? Tam giác đó có gì đặc biệt?
-HS: DE, BE nằm trong tam giác EBD và 
-HS: Ghi tỉ lệ thức có được từ 
-GV: Gọi HS lên bảng tìm DE, BE.
Bài tập 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD). Gọi trung điểm của các đường chéo AC, BD theo thứ tự là N và M. Chứng minh rằng:
a/. MN // AB
b/. MN = 
-GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình
-GV: Hướng dẫn HS cách gọi điểm P và E
-GV: PM, PN có gì đặc biệt?
-HS: Là các đường trung bình trong tam giác
-GV: Cho HS so sánh PN, PM song song với đường thẳng nào?
-HS: PM // AB; PN // DC
-GV: AB và DC có gì đặc biệt
-HS: AB // DC nên PN // AB
-GV: PM và PN cùng song song với AB nên P, M, N thẳng hàng hay MN // AB.
-GV: Cho HS tương tự chứng minh E, N, M thẳng hàng
-GV: MN có quan hệ với những đoạn thẳng nào?
-HS: MN = PE – (PM + NE) 
-GV: PE là đường trung bình của hình thang nên PE = ?
-HS: PE = 
-HS: PM = NE = 
-GV: Gọi HS lên bảng tính
-GV: Nhận xét bài làm của học sinh.
I/. ÔN TẬP LÝ THUYẾT:
1/. Đoạn thẳng tỉ lệ.
2/. Định lý Talét thuận và đảo.
3/. Hệ quả của định lý Talet.
4/. Tính chất đường phân giác trong tam giác.
5/. Tam giác đồng dạng
II/. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
GT
ABC; 
AB = 16 cm
AC = 12 cm
Đường phân giác CD
KL
a/. 
b/. Độ dài BC, AD, BD, BE.
a/. Chứng minh : rEBD rABC:
Xét EBD và ABC:
	: góc chung
Do đó: (g – g)
b/. Tính BC:
Vì ABC vuông tại A nên theo định lý Pytago ta có:
BC2 = AB2 +AC2 = 162 + 122 = 400 
BC = 20 cm.
Tính AD, BD:
Vì CD là phân giác của rABC.
Nên :
Hay :
 20AD =240 –12AD
 32AD = 240
BD = AB – AD = 16 – 7,5 = 8,5 cm.
Tính DE, BE:
Vì nên:
 cm.
 BE = cm.
Bài tập 2: 
a/. Gọi P, E lần lượt là trung điểm của AD và BC.
Vì P là trung điểm của AD, M là trung điểm của BD nên:
PM // AB (1) và PM = 
Vì P là trung điểm của AD, N là trung điểm của AC nên:
PN // DC và PN = 
Mà: AB // DC
Nên: PN // AB (2)
Từ (1) và (2) suy ra: P, M, N thẳng hàng. (3)
Suy ra: MN // AB (đpcm)
b/. Chứng minh tương tự ta có: 
NE // AB và NE = 
ME // AB 
Suy ra: E, N, M thẳng hàng (4)
Từ (3) và (4) ta có: P, M, N, E thẳng hàng.
Suy ra: MN = PE – (PM + NE) 
	 = – 
	 = – AB
	 = 
	4/. Củng cố và luyện tập:
 	GV: Củng cố lại các kiến thức trong chương III.
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Xem kĩ các kiến thức vừa ôn tập trong chương III
	-Xem lại các bài tập đã giải
	-Chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết.
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:54	KIỂM TRA CHƯƠNG III 
Ngày dạy: 31/03/2010
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Kiểm tra lại việc nắm kiến thức học sinh đã học trong chương III
	2/. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, ghi GT – KL, kĩ năng phân tích, chứng minh, trình bày lời giải bài toán chứng minh
	3/. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ.
2/. Học sinh: Các kiến thức trong chương III, compa, êke.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
	Phương pháp kiểm tra, đánh giá
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: Không
	3/. Giảng bài mới:
ĐỀ
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Bài 1: (4,5 điểm) Tìm độ dài x trong các hình vẽ sau:
a/. 
b/. 
c/. 
Bài 2: Cho cân tại A. Trên cạnh BC lấy điểm M không trùng với trung điểm của BC. Vẽ ME, MF lần lượt vuông góc với AC, AB (E Î AC, F ÎAB)
	a/. Chứng minh rằng : 
	b/. Kẻ đường cao AH của, chứng minh rằng : . Từ đó suy ra:
	c/. Chứng minh rằng : CH.CM = CE.AB
(Vẽ hình, ghi GT – KL: 1 điểm)
Bài 1: Mỗi câu đúng được 1,5 điểm
a/. Vì và so le trong với nên DE // BC
Áp dụng định lý Talet trong tam giác ABC ta có:
Vậy x = 2,5 cm
b/. Áp dụng tính chất đường phân giác trong tam giác ABC ta có:
Vậy x = 2,4 cm
c/. Xét DMN và DFE có:
: góc chung
Do đó: DMN DFE (g – g)
Suy ra: 
Vậy x = 3 cm
Bài 2: 
GT
 cân tại A
MEAC; MF AB
(E Î AC, F Î AB, M Î BC, M khác trung điểm của BC)
 AH BC tại H
KL
a/. 
b/. 
c/. CH.CM = CE.AB
a/. ( 1 điểm)
Xét BFM và CEM có:
	 (do cân tại A)
Do đó: (g – g)
b/. ( 2 điểm)
Xét CHA và CEM có:
	: góc chung
Do đó: (g – g)
Mà: (cmt)
Nên: CHA
Suy ra: 
c/. Do nên: ( 1,5 điểm)
Mà: AB = AC (do cân tại A)
Nên: 
	4/. Củng cố và luyện tập:
 	GV: Nhắc học sinh xem lại các kiến thức trong chương III
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Xem trước chương IV: Hình lăng trụ đứng – Hình chóp đều
V/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_chuong_iii_tam_giac_dong_dang_hu.doc