Giáo án môn Hình học 8 - Tuần 9 (Bản đẹp)

Giáo án môn Hình học 8 - Tuần 9 (Bản đẹp)

I/ MỤC TIÊU

- HS hiểu được các khái niệm: “Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng”, “khoảng cách giữa hai đường thẳng song song”, “các đường thẳng song song cách đều”; hiểu được tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước; nắm vững nội dung hai định lí về các đường thẳng song song cách đều.

- HS biết cách vẽ các đường thẳng song song cách đều theo một khoảng cách cho trước bằng cách phối hợp hai êke; vận dụng các định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.

II/ CHUẨN BỊ

- GV : thước thẳng, êke, compa, phấn màu, bảng phụ.

- HS : Ôn hình bình hành, hình chữ nhật; làm bài tập ở nhà.

- Phương pháp : Qui nạp – Đàm thoại , hợp tác nhóm

III/ TIẾN TRÌNH

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tuần 9 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
	Tiết 17
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC 
Ngày soạn:08/10/2010 
Ngày dạy: 13/10/2010
Lớp: 8/1 + 8/2
I/ MỤC TIÊU
- HS hiểu được các khái niệm: “Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng”, “khoảng cách giữa hai đường thẳng song song”, “các đường thẳng song song cách đều”; hiểu được tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước; nắm vững nội dung hai định lí về các đường thẳng song song cách đều. 
- HS biết cách vẽ các đường thẳng song song cách đều theo một khoảng cách cho trước bằng cách phối hợp hai êke; vận dụng các định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. 
II/ CHUẨN BỊ
- GV : thước thẳng, êke, compa, phấn màu, bảng phụ. 
- HS : Ôn hình bình hành, hình chữ nhật; làm bài tập ở nhà. 
- Phương pháp : Qui nạp – Đàm thoại , hợp tác nhóm
III/ TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Treo bảng phụ đưa ghi đề bài
- Gọi HS lên bảng , cả lớp cùng làm vào tập
- Kiểm tra vở bài tập vài HS 
- Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng 
- GV hoàn chỉnh và đánh giá cho điểm 
- HS đọc yêu cầu đề kiểm tra 
- Một HS lên bảng trả lời và làm bài
a) Ta có AB//HK (vì a//b) 
 AH//BK (cùng ^ b) 
Nên ABHK là hình bình hành (có các cạnh đối song song)
Mà AH ^ b => 
Vậy hình bình hành ABKH là hình chữ nhật
b) BK = AH = 2cm (cạnh đối hình chữ nhật)
- HS tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng 
- HS sửa bài vào tập
Cho a//b. Gọi A, B là 2 điểm bất kì thuộc a. kẻ AH và BK cùng vuông góc với b
a) Chứng minh tứ giác ABKH là hình chữ nhật 
b) Tính BK, biết AH = 2cm 
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
Chúng ta đã biết khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cho trước(lớp 7). Một câu hỏi đặt ra la : Các điểm cách đường thẳng d một khoảng bằng h nằm trên đường nào ?
- Hs chú ý nghe và ghi tựa bài 
§10. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC
Hoạt động 2: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song
- Từ bài toán trên hãy cho biết : Nếu điểm A Î a có khoảng cách đến b bằng h thì khoảng cách từ điểm B Î a đến b bằng ? 
- Ta có thể rút ra nhận xét gì?
- Ta nói h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b. 
- Ta có định nghĩa
HS suy nghĩ trả lời: từ bài toán trên cho ta kết luận khoảng cách từ B đến a cũng bằng h 
- Mọi điểm thuộc đường thẳng a cách đường thẳng b một khoảng bằng h. Mọi điểm thuộc đường thẳng b cũng cách đường thẳng a một khoảng bằng h. 
- HS nhắc lại định nghĩa
1. Khoảng cách giưa hai đường thẳng song song :
A
B
H
a
b
h
h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b
Định nghĩa: (SGK trang 101) 
Hoạt động 3 : Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước
- Vẽ hình 94 lên bảng 
- Cho HS thực hành ?2 
- Cho HS chia nhóm . Thời gian làm bài là 5’
- Gọi HS trả lời 
- Từ đó ta có kết luận gì? 
=> Giới thiệu tính chất ở sgk.
- Treo tranh vẽ hình 95
- Cho HS thực hành tiếp ?3 
- Gọi HS làm
- GV chốt lại vấn đề: những điểm nằm trên hai đường thẳng a và a’ song song với b cách b một khoảng là h thì có khoảng cách đến b là h. Ngược lại
- Ta có nhận xét ? 
- HS đọc đề ?2
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia nhóm thảo luận 
- Đứng tại chỗ phát biểu cách làm : 
AH // MK và AH = MK suy ra AMKH là hình bình hành. Vậy AM // b. Þ M Î a
Chứng minh tương tự ta có M’Î a’
- HS đọc tính chất SGK tr.101
- HS quan sát hình vẽ
- HS đọc ?3 ở SGK 
- Theo tính chất trên, đỉnh A nằm trên 2 đường thẳng song song với BC, cách BC một khoảng 2cm
- HS đọc nhận xét ở sgk tr.101 
2. Tính chất của các đều một đường thẳng cho trước :
A
H
H’
A’
M
K
K’
M’
h
h
h
h
a
b
(I)
(II)
Tính chất: (SGK trang101)
A
A’
2
2
C
B
H
H’
Nhận xét: (SGK trang 101) 
 4. Củng cố
HOẠT ĐỘNG GV 
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG 
Bài 69 SGK trang 103
- Treo bảng phụ ghi bài 69 
- Gọi HS ghép từng câu 
- Cho HS nhận xét
- GV hoàn chỉnh cho HS
- HS đọc đề bài 69 
- HS lên bảng ghép từng câu
(1) và 
(2) và 
(3) và 
(4) và
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập
Bài 69 SGK trang 103
Ghép mỗi ý (1), (2), (3), (4) với một trong các ý (5), (6), (7), (8) để được một khẳng định đúng
(1) Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3 cm 
(2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB cố định
(3) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó
(4) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3cm
(5) Là đường trung trực của đoạn thẳng AB
(6) Là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3cm
(7) Là đường tròn tâm A bán kính 3 cm
(8) Là tia phân giác của góc xOy
 5. Hướng dẫn về nhà
Bài 67 SGK trang 102
! Sử dụng tính chất đường thẳng song song cách đều 
Bài 68 SGK trang 102
! Kẻ AH d và CK d . Chứng minh êAHB=êAKC 
=> CK = AH = 2cm
- Về xem lại kiến thức vừa học để tiết sau Luyện tập §10.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 9
	Tiết 18
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI 
MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC (tiếp)
Ngày soạn:09/10/2010 
Ngày dạy:16/10/2010
Lớp: 8/1 + 8/2
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được các khái niệm: “Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng”, “khoảng cách giữa hai đường thẳng song song”, “các đường thẳng song song cách đều”; hiểu được tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước; nắm vững nội dung hai định lí về các đường thẳng song song cách đều. 
- HS biết cách vẽ các đường thẳng song song cách đều theo một khoảng cách cho trước bằng cách phối hợp hai êke; vận dụng các định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. 
II. CHUẨN BỊ
- GV : thước thẳng, êke, compa, phấn màu, bảng phụ. 
- HS : Ôn hình bình hành, hình chữ nhật; làm bài tập ở nhà. 
- Phương pháp : Qui nạp – Đàm thoại , hợp tác nhóm
III. TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
	? Nêu định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng ?
? Nêu tính chất của những điểm cách đều một đường thẳng cho trước ? 
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Đường thẳng song song cách đều
- GV vẽ hình 96a lên bảng 
- Giới thiệu khái niệm các đường thẳng song song cách đều (ghi tóm tắt lên bảng)
- Cho HS làm ?4 
- Cho HS chia nhóm . Thời gian làm bài 5’. Yêu cầu :
a) Nếu a//b//c//d và AB = BC = CD thì EF = EG = GH.
b) Nếu a//b//c//d và EF = FG = GH thì AB = BC = CD. 
- Cho HS nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài chứng minh - Chốt lại bằng cách đưa ra hai định lí  
+ Lưu ý HS : Các định lí về đường trung bình của tam giác, của hình thang là các trường hợp đặc biệt của định lí này. 
- HS quan sát, nhận xét: a//b//c//d và AB = BC = CD
- Vẽ hình vào vở, ghi bài
- HS nhắc lại định nghĩa 
- HS đọc bài toán ?4 
- Thực hành theo 2 nhóm (mỗi nhóm một câu a hoặc b) 
a) Hình thang AEGC có AB = BC và AE//BF//CG. Nên EF = FG.
 Chứng minh tương tự : FG = GH 
b) Hình thang AEGC có EF = FG và AE//BF//CG, nên AB = BC 
chứng minh tương tự : BC = CD 
- HS khác nhận xét
- Phát biểu định lí như sgk 
- HS nghe và lưu ý
A
B
C
D
a
b
c
d
3. Đường thẳng song song cách đều : 
 a//b//c//d
 AB= BC=
 CD
 Û a,b,c,d 
 song song cách đều 
A
E
B
F
C
G
D
H
a
b
c
d
a)
GT
a // b // c // d 
AB = BC = CD
KL
EF = FG = GH
* Định lí 1: (SGK trang 102) 
b)
GT
a // b // c // d 
EF = FG = GH
KL
AB = BC = CD
* Định lí 2: (SGK trang 102) 
Hoạt động 2: Áp dụng
- GV cho học sinh làm bài tập 68/ SGk tr. 102
- Vẽ hình với một điểm C
? Trên hình điểm nào cố định, điểm nào di động ? 
? Mặc dù di động nhưng điểm C có tính chất gì không đổi ? Hãy chứng minh. 
- Vẽ thêm điểm B’ và C’, hạ C’K’ d để HS thấy rõ sự di động của B và C. 
? Vậy C di động trên đường nào ? 
- Đường thẳng d, điểm A cố định, còn điểm B và điểm C di động
- Điểm C luôn cách đường thẳng D một khoảng cách 2 cm. 
- HS chứng minh. 
- Điểm C di động trên đường thẳng m song song với d và cách d một khoảng bằng 2 cm. 
- Bài tập 68/ tr. 102
A
H
B
B’
K
K’
C
C’
d
m
- Vì vuông AHB = vuông CKB ( cạnh huyền – góc nhọn ) 
=> CK = AH = 2 cm.
 4. Củng cố
- Cho học sinh làm bài tập 69/ SGK tr. 103
- Giáo viên đưa sẵn hình vẽ 4 tập hợp điểm đó lên bảng phụ và yêu cầu học sinh nhắc lại để nhớ.
- HS ghép đôi các ý: 
(1) với (7)
(2) với (5)
(3) với (8)
(4) với (6)
3 cm
A
M
A
B
I
- Bài 69/ SGK
O
H
M
K
x
t
y
a
3 cm
3 cm
d
d’
 5. Hướng dẫn về nhà
	- Ôn lại 4 tập hợp điểm đã học, định lí về các đường thẳng song song cách đều
	- Bài tập 67, 71, 72/ SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tuan_9_ban_dep.doc