Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 8, Bài 5: Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang - Nguyễn Văn Lợi

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 8, Bài 5: Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang - Nguyễn Văn Lợi

A. MỤC TIÊU:

 Qua bài này, Học sinh cần:

 biết dùng thước và compa dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và hình, biết phân tích và chỉ trình bày trong bài làm hai phần: Cách dựng và chứng minh.

 Sử dụng thước và com pa dựng hình vào vở một cách chính xác.

 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, rèn luyện thêm thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp

 Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế cuộc sống

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV : GV cho HS ôn tập những bài toán dựng hình cơ bản dã học ở lớp 6, lớp 7, chuẩn bị thước và compa để làm toán dựng hình

 HS : thước thẳng, compa

C. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

1) Kiểm tra sỉ số :

 2) Kiểm tra bài cũ :

 3) Vào bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 8, Bài 5: Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang - Nguyễn Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 08	Ngày Soạn: 
Tuần: 04	Ngày Dạy:
§5. DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
DỰNG HÌNH THANG
MỤC TIÊU:
	Qua bài này, Học sinh cần:
	biết dùng thước và compa dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và hình, biết phân tích và chỉ trình bày trong bài làm hai phần: Cách dựng và chứng minh.
	Sử dụng thước và com pa dựng hình vào vở một cách chính xác.
	Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, rèn luyện thêm thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp
	Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế cuộc sống
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	GV : GV cho HS ôn tập những bài toán dựng hình cơ bản dã học ở lớp 6, lớp 7, chuẩn bị thước và compa để làm toán dựng hình
	HS : thước thẳng, compa
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1) Kiểm tra sỉ số :
	2) Kiểm tra bài cũ :
	3) Vào bài mới:
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Làm bài tập 27 SGK
Giới thiệu cho Học Sinh bài toán dựng hình.
(Ôân tập kiến thức cũ)
hãy nêu tóm tắt các bài toán dựng hình cơ bản đã học ở lớp 6 và lớp 7 , thực hiện việc dựng hình đó trên phiếu học tập cá nhân.
Thu và chấm một số bài.
+Nêu các bài toán dựng hình cơ bản đã biết.
+Làm trên phiếu học tập cách dựng các bài toán cơ bản đã nêu.
(Chỉ yêu cầu Học Sinh làm cụ thể bài toán: dựng đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước, dựng trung trực của đoạn thẳng, dựng tam giác khi biết độ dài của một cạnh kề với hai góc cho trước.)
+3 HS làm ở bảng.
(Chỉ trình bày cách dựng)
1/Bài toán dựnh hình: (SGK)
2/Các bài toán dựnh hình đã biết:
Học sinh thứ nhất:
-Dựng đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước.
-Dựng góc bằng góc cho trước.
Học sinh thứ hai:
-Dựng đường trung trực của một đoạn thẳng cho trước.
-Dựng tia phan giác của một góc cho trước.
Học sinh thứ ba:
-Dựng đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
-Dựng tam giác (1 trường hợp C-C-C)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bước dựng của bài toán dựng hình thang
A
B
C
D
4 cm
2 cm
(Qua hoạt động, trình bày các bước dựng của bài toán dựng hình thang)
GV: Nêu bài toán dựng hình thang, thực chất là đưa về bài toán dựng cơ bản đã nêu ở trên.
GV: Nêu ví dụ 1 ở SGK, với việc phân tích, để HS thấy được ý nghĩa của việc phân tích bằng hệ thống câu hỏi:
Giả sử dựng được hình thang ABCD thoã mãn các yêu cầu (xem hình vẽ).
Hình nào có thể dựng được?
Vì sao?
Hãy xác định vị trí của điểm B sau khi đax dựng tam giác ADC.
GV: hãy nêu các bước dựng bài toán đã nêu.
(Yêu cầu ba HS nêu các bước dựng)
GV: Hãy chứng minh.
(Yêu cầu hai HS trình bày cách chứng minh)
HS trả lời các câu hỏi của GV .
-Tam giác ADC dựng được vì đó là bài toán cơ bản (C_G_C)
-Điểm B nằm trên đường thẳng đi qua A và song song voiứ DC.
-Điểm B nằm trên đường tròn (A: 3em) suy ra dựng được điểm B.
HS trình bày miệng, chứng minh hình đã dựng có đầy đủ những yêu cầu của bài toán.
3/ Dựng hình thang:
Ví dụ 1: ( vẽ hình)
Bài giải:
(Xem SGK)
Bài tập:
Dựng hình thang ABCD. AB //CD và AB = AD = 2(cm), AC = AD = 4(cm)
Hoạt động 3 : Luyện tập để củng cố
Phân tích để tìm cách dựng (bài tập 31 SGK)
GV: bài tập này HS về làm phần dựng và chứng minh ở nha
Thảo luận theo tổ, một đại diện phát biểu ý kiến.
(Hai tổ phát biểu)
-Tam giác ADC dựnh được (do biết độ dài ba cạnh)
-Điểm B nằm trên tia Ax // DC và B thuộc đường tròn (A; 2cm), từ đó suy ra cách dựng điểm B.
	Duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_8_bai_5_dung_hinh_bang_thuoc_va.doc