Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 60: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 60: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng (Bản 3 cột)

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nhận biết được công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.

2. Kỹ năng:

- Biết áp dụng công thức vào việc tính toán với các hình cụ thể.

- Củng cố các khái niệm đã học ở các tiết trước

3. Thái độ:

- Biết áp dụng trong thực tiễn khi tính diện tích hình lăng trụ đứng.

- Rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng vào thực tế.

II- Chuẩn bị:

GV:

- Tranh vẽ phóng to hình khai triển của một lăng trụ đứng tam giác, hình 100, thước kẻ, phấn màu, bảng phụ

HS:

- Ôn tập công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

III- Phương pháp:

 Vấn đáp, phát hiện VĐ và giải quyết VĐ,luyện tập và thực hành, chia nhóm nhỏ.

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 60: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27/04/2010
Ngày giảng:29/04/2010
Tiết 60: diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nhận biết được công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng công thức vào việc tính toán với các hình cụ thể.
- Củng cố các khái niệm đã học ở các tiết trước
3. Thái độ:
- Biết áp dụng trong thực tiễn khi tính diện tích hình lăng trụ đứng.
- Rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng vào thực tế.
II- Chuẩn bị:
GV: 
- Tranh vẽ phóng to hình khai triển của một lăng trụ đứng tam giác, hình 100, thước kẻ, phấn màu, bảng phụ
HS: 
- Ôn tập công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
III- Phương pháp: 
 Vấn đáp, phát hiện VĐ và giải quyết VĐ,luyện tập và thực hành, chia nhóm nhỏ.
IV- Tiến trình:
1. ổn định tổ chức:(1’)
- 8A1:
- 8A2:
2. Kiểm tra bài cũ:(5') Quan sát hình vẽ- Chọn câu trả lời Sai ?
a, mp (ABC) //mp (DFE) c, AD ^ mp (ABC)
b, mp (ABC) //mp (EFCB) d, CF ^ mp (DFE)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Công thức tính diện tích xung quanh(15')
Mục tiêu:
 Nhận biết công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Đồ dùng:
 Mô hình hình lăng trụ đứng, bảng phụ.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
1./Công thức tính diện tích xung quanh
- Giáo viên chỉ vào hình lăng trụ tam giác ABCD.DEF nói: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ là tổng diện tích các mặt bên.
Chu vi đáy
- Cho AC = 2,7cm; CB = 1,5cm; BA = 2 cm. AD = 3cm hãy tính diện tích xung quanh của lăng trụ?
- Học sinh tính: 
2,7x3 + 1,5x3 + 2x3
= 8,1 + 4,5 + 6 = 18,6
- Có cách tính khác không?
- Lấy chu vi đáy x chiều cao
(2,7 + 1,5 + 2) .3
= 6,2 x 3 = 18,6
- Sxq = 2p.h
p: Nửa chu vi đáy
h: Chiều cao
- Giáo viên đưa hình khai triển của lăng trụ đứng tam giác lên bảng và giải thích: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đúng và diện tích hình chữ nhật có một cạnh bằng chu vi đáy, cạnh kia bằng chiều cao
AA’^AD; AA’^AB
- AD và AB là hai đường thẳng cắt nhau, cùng thuộc mặt phẳng (ABCD)
- Yêu cầu học sinh phát biểu lại cách tính diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng
- Học sinh phát biểu lại công thức tính diện tích xung quanh
- Diện tích từng phần của hình lăng trụ đứng được tính như thế nào?
- Diện tích từng phần bằng tổng diện tích xung quanh với diện tích hai đáy
Stp = Sxq + S2 đáy
Hoạt động 2: Ví dụ(10')
Mục tiêu: Tìm hiểu ví dụ để biết cách làm một bài tập về diện tích hình lăng trụ đứng
Đồ dùng: Bảng phụ, mô hình
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
2./ Ví dụ
- Yêu cầu một học sinh đọc to đề bài trang 110 sách giáo khoa.
- Một học sinh đọc đề bài
- Giáo viên vẽ hình lên bảng và đình kích thước vào hình.
- Để tính diện tích từng phần của lăng trụ ta cần tính cạnh nào nữa? Hãy tính cụ thể
- Ta cần tính BC, một học sinh lên bảng tính
Sxq = 2p . h = (3 + 4 + 5) . 9 
= 108 (cm2)
Diện tích hai đáy hình lăng trụ là
Stp = Sxq + S2đ 
= 108 + 12 = 120 (cm2)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn 
- Một học sinh nhận xét
Hoạt động 3: áp dụng(10’)
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vào giải bài tập
Đồ dùng: Bảng phụ, thước thẳng, êke
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
3./ Bài tập
- Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ yêu cầu hoạt động theo nhóm
- Học sinh hoạt động theo nhóm
- Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày bài, mỗi nhóm trình bày một phần
Bài 25/111 SGK
a./ Hình hộp chữ nhật
Sxq = (3 + 4). 2 . 5 = 70cm2
S2đ = 3 . 2 . 4 = 24 cm2
Stp = 70 + 24 = 94 cm2
b./ Hình lăng trụ đứng tam giác
(Định lý Pitago)
- Giáo viên nhận xét và chữa bài
a (cm)
5
3
12
7
b (cm)
6
2
15
8
c (cm)
7
4
13
6
h (cm)
10
5
2
3
2p (cm)
18
9
40
21
Sxq (cm2)
180
45
80
63
Bài 24/111 SGK
- Giáo viên đưa hình vẽ lên bảng yêu cầu học sinh quan sát lăng trụ đứng tam giác rồi điền số thích hơp vào các ô trống trong bảng.
- Học sinh làm bài rồi lần lượt lên bảng điền vào ô trống
4. Củng cố: (2’)
Năm vững CT tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng.
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Bài tập về nhà: Bài 25/111sgk; bài 32, 33, 34/113sbt.
- Đọc trước bài: Thể tích hình lăng trụ đứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_60_dien_tich_xung_quanh_cua_hinh.doc