Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng

I. MỤC TIÊU :

- Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, tên gọi lăng trụ đúng theo đa giác đáy của nó. Nắm được các yếu tố: Cạnh bên, mặt bên, đỉnh, chiều cao, đáy.

- Rèn kĩ năng vẽ hình theo 3 bước: Đáy, mặt bên, đáy thứ hai. Kĩ năng suy luận quan hệ // trong không gian.

- Cẩn thận, chính xác, linh hoạt.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- GV: Mô hình bảng phụ vẽ hình 93, 95 và một số vật dụng hình lăng trụ đứng, bài 19

- HS: Đdht, chuẩn bị trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :10/4/2011 Ngày dạy :12/4/2011
	 Tiết 59 HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I. MỤC TIÊU : 
Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, tên gọi lăng trụ đúng theo đa giác đáy của nó. Nắm được các yếu tố: Cạnh bên, mặt bên, đỉnh, chiều cao, đáy.
Rèn kĩ năng vẽ hình theo 3 bước: Đáy, mặt bên, đáy thứ hai. Kĩ năng suy luận quan hệ // trong không gian.
Cẩn thận, chính xác, linh hoạt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
GV: Mô hình bảng phụ vẽ hình 93, 95 và một số vật dụng hình lăng trụ đứng, bài 19
HS: Đdht, chuẩn bị trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ phát hiện kiến thức mới. (xem hình vẽ phần ghi bảng)
Chứng minh AEmp’(EFGH) từ đó chỉ ra các mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng EFGH?
Hãy chỉ ra hai đáy của hình hộp chữ nhật trên?
Hai đáy này như thế nào với nhau? (=, //)
Khi hai đáy là hình chữ nhật ta gọi là hình hộp chữ nhật. Nhưng nếu hai đáy không là hình chữ nhật thì ta gọi là hình gì?à GV đi đến giới thiệu hình lăng trụ đứng 
GV cho HS nêu tại chỗ các cạnh bên, mặt bên, mặt đáy.
Hoạt động 2: Tìm kiến thức mới 
GV cho HS thảo luận ?.1 và trình bày miệng tại chỗ.
GV sử dụng một số vật dụng hình lăng trụ đứng và cho HS tìm các yếu tố theo ?.2 và trả lời tại chỗ.
Hoạt động 3: Ví dụ
GV treo bảng phụ vẽ hình 95 lăng trụ đứng tam giác cho HS
 tìm hiểu các yếu tố cạnh bên, mặt đáy, chiều cao, mặt bên 
chỉ ra hai mặt đáy? Như thế nào với nhau?
Các mặt bên là các hình gì?
Các cạnh bên như thế nào với nhau?
Chúng như thế nào với hai đáy?
Vậy chiều cao của hình lăng trụ tam giác này chính là gì?
Vậy khi vẽ hình lăng trụ đứng ta thấy các mặt bên có cần thiết phải vẽ là hình chữ nhật không?
Các cạnh // vẽ thành các đoạn thẳng như thế nào?
Các đoạn vuông góc có cần thiết phải vẽ vuông góc không?
Hoạt động 4: Củng cố
GV cho HS thảo luận bài 19 và lên điền trong bảng phụ.
1 HS lên chứng minh
AEEF (vì ABFE là hình cn)
AEEH (vì ADHE là hình cn)
Mà EF, EHmp’(EFGH)
=> AEmp’(EFGH)
Các mặt phẳng ADHE, ABFE, BCGF, DCGH vuông góc với mặt phẳng EFGH
Hai đáy là: EFGH và ABCD
// với nhau và bằng nhau.
HS nêu các yếu tố cạnh bên, mặt bên, mặt đáy.
HS thảo luận nhóm?.1 và trình bày tại chỗ.
HS trả lời miệng tại chỗ tuỳ vào từng hình ảnh.
HS đứng tại chỗ trả lời.
Là hai tam giác ABC và DEF
Chúng bằng nhau và nàm trên hai mặt phẳng //
Là các hình chữ nhật.
// và bằng nhau
Vuông góc với hai đáy.
Là độ dài một cạnh của cạnh bên
Không ta có thể vẽ là các hình bình hành.
Các đoạn thẳng //
Không.
HS thảo luận nhanh và lên điền trong bảng phụ.
1. Hình lăng trụ đứng. 
 D C 
 A B
 H G
 E F
 D 
 D C
 A
 H B
A=B C G 
 E 
 H F
 E = F
Nhận xét:
* Hai mặt đáy song song và bằng nhau.
* Các cạnh bên vuông góc với hai mặt đáy.
* Các mặt bên vuông góc với hai mặt đáy.
Chú ý:
* Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là các hình lăng trụ đứng.
* Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp lăng trụ.
2. Ví dụ
trong lăng trụ đứng tam giác ABCDEF
 C
 A B
Chiều cao 
 F
 D E
-Hai mặt đáy là ABC và DFE là hai tam giác bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng // với nhau.
-Các mặt bên: ABED; ACFD; BCFE là các hình chữ nhật.
-Độ dài AD là chiều cao.
Chú ý: Khi vẽ hình lăng trụ đứng ta chú ý:
- Khi vẽ các mặt bên là hình chữ nhật ta thướng vẽ thành hình bình hành.
- Các cạnh // vẽ thành các đoạn thẳng //
- Các đoạn vuông góc có thể vẽ thành các đoạn không vuông góc. 
3. Bài tập
Bài 19 Sgk/108
a. 3; 6; 3
b. 4; 8; 4
c. 6; 6; 6
d. 5; 5; 10
Hoạt động 5: Dặn dò
Về xem kĩ lại các khái niệm về cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, cạnh đáy.
Xem lại kiến thức về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đã học.
Chuẩn bị trước bài 5 tiết sau học.
BTVN: 20, 21, 22 Sgk/108, 109.
Chuẩn bị bài 22 bằng mô hình cho tiết sau sẽ vận dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_59_hinh_lang_tru_dung.doc