Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 36: Diện tích tam giác - Đặng Trường Giang

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 36: Diện tích tam giác - Đặng Trường Giang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Nắm vững các công thức tính diện tích các đa giác đơn giản, đặc biệt là các cách tính diện tích tam giác và hình thang

 Biết chia một cách hợp lý đa giác cần tìm diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính được diện tích

 Biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết

 Cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

1. Giáo viên : Thước thẳng có chia khoảng, ê ke, máy tính bỏ túi, bảng phụ

 2. Học sinh : Thực hiện hướng dẫn tiết trước, thước có chia khoảng, ê ke, máy

 tính bỏ túi, bảng nhóm

 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

1. Ổn định lớp : 1 phút kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ : Thông qua

GV : Để tính được diện tích của một đa giác bất kỳ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết được điều đó

3. Bài mới :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 36: Diện tích tam giác - Đặng Trường Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22
Tiết : 36
Soạn:18/01/2010
Giảng: 20/01/2010
 §6. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
- Nắm vững các công thức tính diện tích các đa giác đơn giản, đặc biệt là các cách tính diện tích tam giác và hình thang 
- Biết chia một cách hợp lý đa giác cần tìm diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính được diện tích
- Biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Giáo viên : - Thước thẳng có chia khoảng, ê ke, máy tính bỏ túi, bảng phụ
	2. Học sinh : - Thực hiện hướng dẫn tiết trước, thước có chia khoảng, ê ke, máy
 tính bỏ túi, bảng nhóm
 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp : 	1 phút kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	Thông qua	
GV : Để tính được diện tích của một đa giác bất kỳ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết được điều đó
3. Bài mới : 
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức
10’
HĐ1 : Cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ 
GV treo bảng phụ hình 148 (a, b) 
Hỏi : Để tính diện tích đa giác trong trường hợp này ta làm thế nào ?
Hỏi : Vậy muốn tính diện tích một đa giác bất kỳ ta làm thế nào ?
GV : Ngoài ra còn cách tính nào khác nữa không ? 
GV treo bảng phụ Hình 149 yêu cầu HS cả lớp quan sát hình vẽ và 
Hỏi : Nêu cách tính diện tích đa giác trong trường hợp này
HS : cả lớp quan sát hình vẽ (148a, b)
Trả lời : ta có thể chia đa giác thành các tam giác hoặc tạo ra một tam giác nào đó chứa đa giác, rồi áp dụng tính chất 2(diện tích đa giác)
Trả lời : Ta thường quy về việc tính diện tích các tam giác
HS cả lớp quan sát hình 149 SGK và suy nghĩ . . . 
Trả lời : Chia đa giác thành những tam giác vuông, hình thang vuông
1.Cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ
 a) Ta có thể chia đa giác thành các tam giác hoặc tạo ra một tam giác chứa đa giác
 (a)	 (b)
Vậy : Việc tính diện tích của một đa giác bất kỳ thường được quy về việc tính diện tích các tam giác
b) Trong một số trường hợp, để việc tính toán thuận lợi ta có thể chia đa giác thành nhiều tam giác vuông và hình thang vuông.
15’
HĐ 2 : Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn :
GV : treo bảng phụ ví dụ :
Thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích của đa giác ABCDEG HI ? (Hình150 SGK)
GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép vẽ chia đa giác thành các hình thang vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
Hỏi : 	SDEGC = ?
	SABGH = ?
	SAIH = ?
Hỏi : SABCDEGHI = ? 
GV chốt lại phương pháp :
- Chia đa giác thành các hình thang vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
- Diện tích đa giác bằng tổng diện tích các hình được chia.
HS : đọc đề bài bảng phụ 
1HS lên bảng thực hiện phép vẽ chia đa thức thành các hình : DEGC, ABGH, AIH
HS : thực hiện các phép đo cần thiết để tính : 
SDEGC ; SABGH ; SAIH 
HS : SABCDEGHI =
 = SDEGC + SABGH + SAIH 
2. Ví dụ : 	(SGK)
Giải
Ta chia hình ABCDEGHI thành ba hình : Hình thang vuông DEGC, hình chữ nhật ABGH ; và tam giác AIH như sau :
Ta có : 
SDEGC = 2 = 8(cm2)
SABGH = 3.7 = 21(cm2)
SAIH = .3.7=10,5(cm2)
Vậy : SABCDEGHI =
= 8 + 21 +10,5 = 39,5cm2 
10’
HĐ 3 :Luyện tập, củng cố 
GV cho HS làm bài 37 tr 130 SGK
GV yêu cầu mỗi HS ở dưới lớp thực hiện các phép đo cần thiết để tính diện tích hình ABCDE 
(H. 152)
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày cách tính diện tích hình ABCDE
GV gọi HS nhận xét
HS : cả lớp quan sát hình vẽ 152 SGK và suy nghĩ ... sau đó mỗi HS thực hiện các phép đo đối với các đoạn thẳng cần thiết để tính diện tích ABCDE
1HS lên bảng trình bày
Một vài HS nhận xét
Bài 37 tr 130 SGK :
- Đo các đoạn thẳng AH, EH, để tính diện tích : 
SAHE = AH.HE (1)
- Đo các đoạn thẳng DK, HK để tính diện tích :
SHKDE = HK(HE+KD) (2)
- Đo KC để tính diện tích:
SCKD = KC. KD	 (3)
-Đo BG để tính diện tích :
SABC = BG. AC (4)
Cộng các kết quả (1), (2), (3), (4) ta có diện tích đa giác ABCDE
7’
Bài 38 tr 130 SGK
GV treo bảng phụ đề bài và hình vẽ 153 SGK
Hỏi : tứ giác EBGF là hình gì ?
Hỏi : Nêu cách tính diện tích hình bình hành EBGF
Hỏi : Muốn tính diện tích phần đất còn lại ta làm thế nào ?
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm
GV gọi HS nhận xét
1 HS đọc to đề trước lớp
HS cả lớp quan sát hình 153 SGK
HS:EBGF là hình bình hành vì EB // FG ; F //BG
HS : nêu cách tính
Trả lời : Tính diện tích hình chữ nhật ABCD trừ đi diện tích hình bình hành EBGF
1HS lên bảng trình bày bài làm
1 vài HS nhận xét
Bài 38 tr 130 SGK
Diện tích đám đất :
SABCD = 120.150 = 18000(m2)
Diện tích hình bình hành 
EBGF là : 
SEBGF = 50.120 = 6000(m2)
Diện tích phần còn lại của đám đất 
18000 - 6000 = 12000(m2) 
2’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm vững các phương pháp tính diện tích đa giác ; Làm bài tập 39, 40 tr 131 SGK 
- Chuẩn bị các câu hỏi (phần A) và bài tập (phần B) ôn tập chương II tr131, 132 SGK
IV RÚT KINH NGHIỆM:. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_36_dien_tich_tam_giac_dang_truon.doc