1. MỤC TIÊU
- HS hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
- Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giáclà hình vuông.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV:
+ Thước thẳng, compa, bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
+ Một tờ giấy mỏng, kéo cắt giấy.
HS:
+ Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi.
+ Thước thẳng, compa, êke, phấn màu, một tờ giấy mỏng, kéo cắt giấy.
3. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình
- Vấn đáp
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4.1. Ổn định lớp
8A Sĩ số: Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
Ngày soạn: 08/11/2009 Ngày giảng: Tiết: 22 12. hình vuông 1. Mục tiêu - HS hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi. - Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giáclà hình vuông. - Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế. 2. chuẩn bị của gv và hs gV: + Thước thẳng, compa, bảng phụ, phấn màu, bút dạ. + Một tờ giấy mỏng, kéo cắt giấy. HS: + Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi. + Thước thẳng, compa, êke, phấn màu, một tờ giấy mỏng, kéo cắt giấy. 3. Phương pháp - Thuyết trình - Vấn đáp 4. tiến trình dạy học 4.1. ổn định lớp 8A Sĩ số: Vắng: 4.2. Kiểm tra bài cũ - HS (bảng phụ): Các câu sau đúng hay sai ? 1. Hình chữ nhật là hình bình hành. 2. Hình chữ nhật là hình thoi. 3. Trong hình thoi, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc vớu nhau. 4. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là các đường phân giác các góc của hình chữ nhật. 5. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. 6. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. 7. Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. 8. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. - GV đặt vấn đề: + Các tiết trước, chúng ta đã học về hình chữ nhật, hình thoi và nghiên cứu các tính chất của mỗi hình. + Trong tiết hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về một tứ giác có đầy đủ các tính chất của một hình chữ nhật, đồng thời cũng có đây đủ các tính chất của một hình thoi. Tứ giác đó là hình vuông. 4.3. Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Ghi bảng hoạt động 1 (địng nghĩa) GV vẽ hình 104 SGK lên bảng GV tứ giác ABCD là một hình vuông. Vậy hình vuông là tứ giác như thế nào ? GV hỏi: Vậy hình vuông có phải là hình chữ nhật không ? Có phải là hình thoi không ? GV khẳng định (bảng phụ): Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi. và đương nhiên là hình bình hành. HS quan sát hình vẽ HS trả lời HS: Hình vuông là một hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau. Hình vuông là một hình thoi có bốn góc vuông. HS ghi vào vở 1. Định nghĩa * Định nghĩa Hình vuông là một tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau. Tứ giác ABCD là hình vuông hoạt động 2 (tính chất) GV: Theo em hình vuông có những tính chất gì ? GV cho HS làm GV ghi lên bảng HS: Vì hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi nên hình vuông có đầy đủ các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. HS trả lời HS khác nhận xét HS ghi nhanh vào vở 2. Tính chất - Hình thoi có đầy đủ các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. Hai đường chéo của hình vuông: - Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. - Bằng nhau. - Vuông góc với nhau. - Là đương phân giác các góc của hình vuông. hoạt động 3 (dấu hiệu nhận biết) GV: Một hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông ? Tại sao ? GV: Hình chữ nhật còn có thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông ? GV khẳng định: Một hình chữ nhật có thêm một dấu hiệu riêng của hình thoi thì sẽ là hình vuông. Các dấu hiệu này các em về nhà chứng minh. GV: Từ một hình thoi cân thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông ? Tại sao ? - Hình thoi có thêm điều kiện gì cũng là hình vuông ? GV: Vậy một hình thoi có thêm một dấu hiệu riêng của hình chữ nhật sx là hình vuông. GV đưa năm dấu hiệu nhận biết hình vuông lên bảng phụ yêu cầu HS nhắc lại GV nhận xét: Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông. GV: Yêu cầu HS làm HS: - Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình chữ nhật Vì hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau thì sẽ có bộn cạnh bằng nhau (vì trong hình chữ nhật các cạnh đối bằng nhau) do đó là hình vuông HS: Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau hoặc hình chữ nhật có một đường chéo đồng thời là đường phân giác của một góc sẽ là hình vuông. HS: Hình thoi có một góc vuông sẽ là hình vuông. Vì khi hình thoi có một góc vuông thì sẽ có bốn góc đều vuông, do đó là hình vuông. - Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. HS nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình vuông HS trả lời 3. Dấu hiệu nhận biết 1. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. 2. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. 3. Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông. 4.Hình thoi có một góc vuông là hình chữ nhật 5. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. - Hình 105a: Tứ giác là hình vuông (hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau). - Hình 105b: Tứ giác là hình thoi, không phải là hình vuông. - Hình 105c: Tứ giác là hình vuông (hình chữ nhật cí hai đường chéo vuông góc hoặc hình thoi có hai đường chéo bằng nhau). - Hình 105d: Tứ giác là hình vuông (hình thoi có một góc vuông). 4.4. Củng cố - Bài 80 (SGK – T108) - Bài 81 (sgk – T108) 4.5. Hướng dẫn về nhà - Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. - Bài tập 79, 82, 83 (SGK – T109). 5. Rút kinh nghiệm .... ..... ..... .... .....
Tài liệu đính kèm: