1. MỤC TIÊU
- HS hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
- HS biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
HS:
+ Ôn tập về tam giác cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
+ Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm, bút dạ.
3. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn dịch
- Thuyết trình
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4.1. Ổn định lớp
8A Sĩ số: Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
- HS:
+ HS1: Vẽ hình bình hành ABCD. Phát biểu định nghĩa và nêu các tính chất của hình bình hành.
+ HS2: Nêu các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.
- GV nêu vấn đề:
+ Ta đã được học về hình bình hành. Đó là tứ giác có các cạnh đối song song. Ta cũng đã được học về hình bình hành đặc biệt có bốn góc vuông. Đó là hình chữ nhật.
+ Trong tiết hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu một loại hình đặc biệt nữa. Đó là hình thoi.
4.3. Bài mới
Ngày soạn: 01/11/2009 Ngày giảng: Tiết: 20, 21 11. hình thoi 1. Mục tiêu - HS hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi. - HS biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi. - Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế. 2. chuẩn bị của gv và hs gV: Thước thẳng, compa, bảng phụ, phấn màu, bút dạ. HS: + Ôn tập về tam giác cân, hình bình hành, hình chữ nhật. + Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm, bút dạ. 3. Phương pháp - Diễn dịch - Thuyết trình 4. tiến trình dạy học 4.1. ổn định lớp 8A Sĩ số: Vắng: 4.2. Kiểm tra bài cũ - HS: + HS1: Vẽ hình bình hành ABCD. Phát biểu định nghĩa và nêu các tính chất của hình bình hành. + HS2: Nêu các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành. - GV nêu vấn đề: + Ta đã được học về hình bình hành. Đó là tứ giác có các cạnh đối song song. Ta cũng đã được học về hình bình hành đặc biệt có bốn góc vuông. Đó là hình chữ nhật. + Trong tiết hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu một loại hình đặc biệt nữa. Đó là hình thoi. 4.3. Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Ghi bảng hoạt động 1 (Định nghĩa) GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng GV giới thiệu tứ giác ABCD là hình thoi và đưa bảng ghi định nghĩa hình thoi lên bảng GV gọi HS nhắc lại định nghĩa GV ghi bảng GV yêu cầu HS làm GV nhấn mạnh: Vậy hình thoi là một hình bình hành đặc biệt. HS vẽ hình thoi vào vở HS nghe và quan sát định nghĩa hình thoi trên bảng phụ HS nhắc lại HS ghi vào vở HS trả lời 1. Định nghĩa * Định nghĩa Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau Tứ giác ABCD là hình thoi AB = BC = CD = DA Tứ giác ABCD có AB = BC = CD = DA ABCD là cũng là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau. Hoạt động 2 (tính chất) Căn cứ vào định nghĩa hình thoi em hãy cho biết hình thoi có những tính chất gì GV hãy nêu cụ thể GV vẽ thêm vào hình vẽ hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. GV: Hãy phát hiện thêm các tính chất khác của hai đường chéo AC và BD. GV chốt lại và đưa ra định lí ghi sẵn trên bảng phụ GV: Cho biết GT, KL của định lí ? Chứng minh định lí GV chốt lại bằng cách đưa ra bảng phụ ghi sẵn nội dung chứng minh GV yêu cầu HS phát biểu lại định lí HS: Vì hình thoi là một hình bình đặc biệt nên hình thoi có đủ các tính chất của hình bình hành. HS: Trong hình thoi + Các cạnh đối song song. + Các cạnh đối bằng nhau. + Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. HS: Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau và là đường phân giác các góc của hình thoi. HS đọc nội dung định lí HS khác nghe và ghi vào vở HS đứng tại chỗ trả lời HS đọc phần chứng minh SGK. Sau vài phút một HS đứng tại chỗ trình bày HS khác nghe và nêu ra nhận xét HS quan sát và về nhà tham khảo thêm SGK HS phát biểu lại 2. Tính chất * Định lí Trong hình thoi: a) Hai đường chéo vuông góc với nhau. b) Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi. GT ABCD là hình thoi a) AC BD b) AC là đg p/g của KL BD là đg p/g của CA là đg p/g của DB là đg p/g của Chứng minh: có AB = BC (định nghĩa hình thoi) cân Có OA = OB (tính chất hình bình hành). BO là trung tuyến BO cũng là đường cao và phân giác (tính chất tam giác cân). Vậy BDAC và Chứng minh tương tự: hoạt động 3 (dấu hiệu nhận biết) GV: Ngoài cách chứng minh một tứ giác là hình thoi theo định nghĩa (tứ giác có bốn cạnh bằng nhau), em cho biết hình bình hành cần thêm điều kiện gì thì sẽ trở thành hình thoi ? GV đưa dấu hiệu nhận biết lên bảng phụ GV yêu cầu HS chứng minh dấu hiệu nhận biết 3 GV vẽ hình GV cho biết GT, KL của bài toán Hãy chứng minh bài toán HS: - Hình bình hành có hai cạnh bên bằng nhau là hình thoi. - Hìnhg bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. - Hình bình hành có một đường chéo là phân giác của một góc là hình thoi. HS đọc các dấu hiệu nhận biết HS khác nhắc lại HS làm theo yêu cầu của giáo viên HS vẽ hình vào vở HS phát biểu HS đứng tại chỗ trả lời HS khác nhận xét 3. Dấu hiệu nhận biết 1. Tứ giác có cạnh bằng nhau là hình thoi. 2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. 3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. 4. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi. * Dấu hiệu nhận biết 3 GT ABCD là hình bình hành AC BD KL ABCD là hình thoi Chứng minh: ABCD là hình bình hành nên AO = OC (tính chất hình bình hành) cân tại B vì có BO vừa là đường cao, vừa là trung tuyến AB = BC. Vậy hình bình hành ABCD là hình thoi 4.4. Củng cố - Bài tập 73 (SGK – T105). - Bài tập 135, 136, 138 (SBT – T74). 4.5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi. - Làm các bài tập: 74, 75, 76, 77 (SGK – T106). 5. Rút kinh nghiệm .... ..... ..... .... .....
Tài liệu đính kèm: