Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Võ Hữu Nghĩa

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Võ Hữu Nghĩa

I\ Mục tiêu:

-Hiểu hai điểm, hai hình đối xứng qua một đường thẳng.

-Nhận biết trục đối xứng của hình thang cân.

-Biết vẽ điểm, đoạn thẳng, tam giác đối xứng với một điểm qua đường thẳng.

-Biết chứng minh hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.

- Nhận biết được hình có trục đối xứng và áp dụng vào việc cắt và gấp hình.

II\ Chuẩn bị:

-Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ trong hình 56 sgk

III\ Hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Võ Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đất Đỏ	GIÁO ÁN
Trường THCS Châu Văn Biếc
GV: Võ Hữu Nghĩa
Tiết 10: ĐỐI XỨNG TRỤC
I\ Mục tiêu:
-Hiểu hai điểm, hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
-Nhận biết trục đối xứng của hình thang cân.
-Biết vẽ điểm, đoạn thẳng, tam giác đối xứng với một điểm qua đường thẳng.
-Biết chứng minh hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.
- Nhận biết được hình có trục đối xứng và áp dụng vào việc cắt và gấp hình.
II\ Chuẩn bị:
-Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ trong hình 56 sgk
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: HAI ĐỐI XỨNG QUA MỘT ĐƯỜNG THẲNG
Cho HS thực hiện ?1 sgk
Yêu cầu HS nêu cách vẽ
Cho HS đọc chỉ dẫn trong sgk
Từ đó nêu định nghĩa
Tìm điểm đối xứng với điểm B thuộc d qua đường thẳng d.
Nêu qui ước: 
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là trục đối xứng của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Đó chính là điểm B.
-Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua d cũng chính là điểm B.
HOẠT ĐỘNG 2: HAI HÌNH ĐỐI XỨNG QUA MỘT ĐƯỜNG THẲNG
Thực hiện ?2 :
Cho đường thẳng d và đoạn thẳng AB hãy vẽ:
-Điểm A’ đối xứng với A qua d
-Điểm B’ đối xứng với B qua d
-Lấy C thuộc đoạn thẳng AB , vẽ điểm C’ đối xứng với C qua d.
Làm thế nào để biết 3 điểm A’; B’ và C’ có thẳng hàng hay không?
Mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB điểm đối xứng của nó có nằm trên đoạn thẳng A’B’ không?
Khi đó ta nói hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
Nêu định nghĩa hai hình đối xứng qua đường thẳng:
Nhấn mạnh mọi điểm thuộc hình này điều có điểm đối xứng thuộc hình kia qua d.
d gọi là trục đối xứng của hai hình đó. 
Áp dụng: Cho tam giác ABC và đường thẳng d
Hãy vẽ hình đối xứng của tam giác ABC qua d.
So sánh các cạnh của tam giác ABC với các cạnh của tam giác A’B’C’ bằng cách dùng thước.
Rút ra kết luận 
Cho HS quan sát hình 54 sgk và giới thiệu đó là hai hình đối xứng qua d.
Ba điểm A’; B’ và C’thẳng hàng vì cùng nằm rên một đường thẳng.
Mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB điểm đối xứng của nó có nằm trên đoạn thẳng A’B’.
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d.
AB=A’B’; AC=A’C’; BC=B’C’
Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì bằng nhau.
HOẠT DỘNG 3: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
Cho HS thực hiện ?3 
Nêu định nghĩa hình có trục đối xứng.
Tìm trục đối xứng của hình thang cân
Nêu định lí:
Tam giác cân ABC có trục đối xứng là đường cao AH.
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu mỗi điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H . Khi đó ta nói hình H có trục đối xứng.
- Đường thẳng nối trung điểm hai đáy hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân.
HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ
Treo bảng phụ hình 56 
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi bài ?4
Bài tập 37: Treo bảng phụ các hình vẽ ở hình 59
Tìm các hình có trục đối xứng 
Hình a\ có một trục đối xứng
Hình b có 3 trục đối xứng
Hình c có vô số trục đối xứng.
Hình có trục đối xứng: 
HOẠT ĐỘNG 5: DẶN DÒ
Học bài và làm các bài tập
36; 39;40;41
Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông và kéo để thực hành cắt hình .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_10_doi_xung_truc_vo_huu_nghia.doc