Giáo án môn Hình học 8 - Học kỳ II (Bản đẹp)

Giáo án môn Hình học 8 - Học kỳ II (Bản đẹp)

A – MỤC TIÊU

Qua bài này học sinh cần:

- Nắm chắc định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.

- Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. Nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau một cách linh hoạt.

- Biết cẽ một hình thang, hình thang vuông, biết vận dụng định lý tổng số đo của các góc của một tứ giác trong trường hợp hình thang, hình thang vuông.

B – CHUẨN BỊ

Thức thẳng, êke.

C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

 

doc 64 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Học kỳ II (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 (Từ ___/___ đến ___/___/ 200
 Chương I 	TỨ GIÁC
Tiết 1	§1	TỨ GIÁC
A – MỤC TIÊU 
Qua bài này:
- Từ tập hợp những hình do GV tạo ra, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi , tự tìm ra tính chất tổng các góc trong của một tứ giác lồi, trên cơ sở phân chia tứ giác thành các tam giác không có điểm trong chung & dựa vào định lý tổng các góc trong của một tam giác.
- Học sinh biết vẽ, gọi tên các yếu tố của tứ giác, kỹ năng vận dụng định lý tổng các góc trong của một tam giác, bước đầu vận dụng được định lý tổng các góc trong của một tứ giác để giải được một số bài tập đơn giản.
B – CHUẨN BỊ 
- Giáo viên : SGK toán 8, compa, thước, bảng phụ vẽ sẵn hình 1 & 5, 6 trong SGK, bảng phụ bài ?2
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề - Hình thành khái niệm tứ giác – 10 phút
Ở lớp 7 các em đã được học các kiến thức về tam giác, ở lớp 8 chương trình học đầu tiên của môn hình học là chương tứ giá. Trong chương này các em sẽ được học về các tính chất của tứ giác và các loại tứ giác à Gv ghi bảng
Giáo viên : Yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ và trả lời câu hỏi.
* Trong những hình vẽ ở bên, những hình nào thỏa mãn tính chất.
a. Hình tạo bởi 4 đọan thẳng.
b. Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Nhận xét sự khác nhau cơ bản giữa hình 1e và các hình còn lại?
Chia học sinh của lớp làm bốn nhóm, mỗi nhóm thảo luận và 1 học sinh đại diện trình bày ý kiến của cho nhóm của mình.
a. Tất cả các hình có trong hình vẽ bên.
b. Chỉ trừ hình 1d.
* Các đoạn thẳng tạo nên hình 1a không “khép kín”.
GV: Một hình thỏa mãn tính chất a và b đồng thời “khép kín”?
* Hình thỏa mãn tính chất a và b và “khép kín” là : 1a, 1b, 1c.
Từ chỗ HS nhận dạng hình, giáo viên hình thành khái niệm tứ giác, cách đọc, các yếu tố của tứ giác.
Hoạt động 2 : (Xây dựng khái niệm tứ giác lồi) – 5’
Giáo viên: Trong tất cả các tứ giác nêu ở trên, tứ giác nào thỏa mãn thêm tính chất: “Nằm trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tam giác.”
Giáo viên giới thiệu khái niệm tứ giác lồi.
(Giáo viên chú ý cho học sinh, từ đây về sau, nếu gọi tứ giác mà không nói gì thêm thì hiểu rằng đó là tứ giác lồi).
Hoạt động 3 : : (Bài tập củng cố khái niệm) – 7’
( Bài tập làm trên phiếu học tập, nếu có điều kiện, làm trên film trong, dùng máy chiếu qua đầu để kiểm tra bài làm học sinh). Nếu không, cho 1 Học sinh làm ở bảng đen.
Học sinh hoạt động nhóm Bài tập ? 2 SGK trang 65.
Điền vào những chỗ còn trống để có một câu đúng.
Hoạt động 4 : (Tìm tổng các góc trong của tứ giác). 10’
Giáo viên : Tổng các góc trong của một tam giác?
Học sinh suy nghĩ, phát biểu suy nghĩ của mình, tìm cách chứng minh, làm trên phiếu học tập cá nhân.
Có thể dựa vào định lý đó để tìm tiếm tính chất tương tự cho tứ giác.
Giáo viên cho một học sinh trình bày chứng minh ở bảng hoặc sử dụng máy chiếu để chiếu vài bài làm của học sinh, bài chứng minh của giáo viên.
Giáo viên: Phát biểu định lý tìm được qua chứng minh?
Giáo viên: Nêu định lý và ghi bảng. 
Học sinh: 2 học sinh phát biểu
Hoạt động 5 : (Củng cố) - 13’
Bài tập 1 SGK (Trang 96)
Giáo viên có thể dùng bảng phụ
Học sinh hoạt động cá nhân, (Gv sẽ thu và chấm một số em).
Đồng thời giáo viên sẽ chiếu bài giải hoàn chỉnh cho Học sinh sửa.
b. Bài tập 2 SGK ( Giáo viên và học sinh hoạt động tương tự như trên). 
Bài tập 3 : Hãy nêu các phương pháp chứng minh một đường thẳng là đường trung trực của một đoàn thẳng cho trước? Nhận xét hai góc B và D?
Bài tập 4 :
Vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó? Hay biết một góc và độ dài hai cạnh kể của góc đó? (Lớp 7)
Về nhà học định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi và định lí
Bài tập về nhà: 2,3,4/SGK
1. Định nghĩa
Tứ giác abcd là hình gồm bốn đoạn thẳng AB,BC,CD,DA, trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong 1 nữa mp có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác
Chú ý:
2. Tổng các góc của một tứ giác
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
Bài 1 – hình 5
x = 500
b) x = 900
x = 1150
x = 750
hình 6
x = 1000
x = 360
Tiết 2 : 	§2 	HÌNH THANG
A – MỤC TIÊU 
Qua bài này học sinh cần:
- Nắm chắc định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
- Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. Nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau một cách linh hoạt.
- Biết cẽ một hình thang, hình thang vuông, biết vận dụng định lý tổng số đo của các góc của một tứ giác trong trường hợp hình thang, hình thang vuông.
B – CHUẨN BỊ 
Thức thẳng, êke.
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : (Kiểm tra bài cũ và hình thang khái niệm hình thang) – Đặt vấn đề - 
Gv đưa đề ở bảng phụ lên
1a) phát biểu định nghĩa tứ giác lồi
b) Phát biểu định lý về tổng bốn góc của một tứ giác
2) Em hiểu thế nào là góc ngoài của tứ giác, mỗi tứ giác có mấy góc ngoài và tổng các góc ngoài bằng bao nhiệu độ
Đặt vấn đề: tiết học trước chúng ta đã học về tứ giá, tính chất chung của tứ giác, tiết này chúng ta đi vào học các loại tứ giác có hình dạng đặc biệt và nghiên cứu tính chất riêng biệt của chúng của mỗi loại tứ giác đó, tứ giá đầu tiên mà ta học là hình thang à giáo viên ghi bài
Gv đưa ra hình ảnh 1 cái thang và hỏi: cái thang có nhiều bậc, mỗi bậc là một hình tứ giác, các em cho biết các tứ giác trên hình cái thang có đặc điểm gì đặc biệt
Giáo viên: Hình thành định nghĩa hình thang và giới thiệu các yếu tố liên quan đến hình thang.
Học sinh quan sát H13/SGK nhận xét cạnh đối AB và CD
Giáo viên giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, đáy lớn, đáy nhỏ, đường cao
Hoạt động 2 : ( bài tập củng cố khái niệm hình thang và tính chất rút ra từ bài tập đó).
Học sinh làm bài tập ?1 SGK (Hình 15 SGK sẽ được giáo viên chuẩn bị sẵn trên bảng phụ hay trên một phim trong và dùng đèn chiếu)
Học sinh làm trên bảng nhóm và giáo viên sửa
 Hoạt động 3 : 
 (Học sinh làm bài tập ?2 SGK để chứng minh nhận xét trong SGK)
?2 Gv treo bảng phụ cho học sinh hoạt động nhóm dãy: dãuA câu a, dãy B câu b sau đó hai nhóm cử học sinh lên thực hiện
Đại diện nhóm lên trình bày à giáo viên sửa sai
Gv treo bài giải mẫu lên, học sinh theo dõi 
Gv dặn học sinh về nhà xem lại
Học sinh đọc phần nhận xét SGK Trên cơ sở những nhận xét của học sinh, giáo viên hình thành cho học sinh định nghĩa hình thang vuông.
Học sinh vẽ hình thang vuông vào vở.
Hoạt động 4 : (Củng cố)
a. Bài tập 7 SGK (Trang 96)
Học sinh làm bài tập miệng bài 7 (SGK)
Giáo viên soạn sẵn trên , hay các slide để dùng đèn chiếu.
b. Bài tập 8 SGK ( Giáo viên chiếu vài bài, cho học sinh xem bài giải hoàn chỉnh của mình đả chuẩn bị trước.
Học sinh làm trên phiếu bảng nhóm
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
a. Bài tập 9 : Hướng dẫn học sinh dựa vào tiêu chuẩn nhận biết 1 tứ giác là hình thang để phân tích và chứng minh.
b. Bài tập 10: Hướng dẫn:
* Số đoạn thẳng?
* Một đoạn thẳng cho trước có bao nhiêu hình thang tạo bởi nó và các đoạn thẳng còn lại?
* Khái quát cách giải khi số đoạn thẳng song song là n đoạn?
(Cho học sinh khá giỏi)
Vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó? Hay biết một góc và độ dài hai cạnh kể của góc đó? (Lớp 7)
Về nhà học định nghĩa hình thang và hình thang vuông, phần nhận xét
Bài tập về nhà: 8,9,10/SGK và xem trước bài hình thang cân
1. Định nghĩa
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
* Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau.
Nhận xét
Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.
2. Hình thang vuông
Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông
Bài 7:
H21a) x = 1000; y = 1400
H21b) x = 700; y = 500
H212) x = 900; y = 1150
Bài 8: A - D = 200, A + D = 1800
Nên A = 1000, D = 800
B = 2C, B + C = 1800
Nên B = 1200, C = 600
Tuần 2 (Từ ___/___ đến ___/___/ 200
Tiết 3	§3	HÌNH THANG CÂN
A – MỤC TIÊU 
Qua bài này học sinh cần:
- Nắm chắc định nghĩa , các tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- Biết vận dụng nghị nghĩa, các tính chất của hình thang cân trong việc nhận dạng và chứng minh được các bài toán có liên quan đến hình thang cân. Rèn kuyện kỹ năng phân ích giả thiết, kết luận của một định lým kỹ năng trình bàylời giải một bài toán.
B – CHUẨN BỊ 
Thức chia khoảng, thước đo góc, comph, bảng phụ
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề
Bài tập 9 (SGK) 
Thêm : Cho thêm 2 góc ABC và DCB bằng nhau. So sánh AC và BD?. Nhận xét gì về hai góc BAD và CDA?
Một học sinh làm ở bảng. học sinh ỏ dưới lớp theo dõi và làm thêm câu hai vào phiếu học tập.
Giáo viên: Nhận xét bài làm của học sinh .
Đặt vấn đề : tiết trước ta đã học xong bài hình thang, trong hình thang có một dạng hình thang thường gặp đó là Hình thang cân
Giáo viên: Giới thiệu khái niệm hình thang cân.
Hoạt động 1 : (Củng cố khái niệm)
Hình 24 sgk sẽ được Gv vẽ sẵn trên 1 phim hoặc bảng phụ, chuẩn bị trước.
Học sinh làm bài tập miệng, hội ý theo nhóm:
Cơ sở để nhận biết hình thang cân? Để tính các góc có trong hình vẽ? 
- Qua bài tập khái quát được vấn đề gì về các góc đ ... ng thức tính tứ giác có hai đường chéo vuông góc. 
II. CHUẨN BỊ :
Học sinh: Phiếu học tập, film trong để học có sử dụng đèn chiếu.
Giáo viên: Chuẩn bị sẵn bài giải hoàn chỉnh bài tập 33 (SGK) trên film trong.
III. NỘI DUNG : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
Giáo viên: Cho học sinh làm trên phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị trước, xem ình vẽ ở bảng và điền vào phiếu học tập.
Giáo viên: Thu phiếu , sửa sai nếu có, nêu kết quả của chứng minh đúng.
Giáo viên:
Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của bài toán vừa chứng minh được.
Tìm công thức tính diện tích của hình thoi?
Nhưng hình thoi còn là một hình hình hành, vậy em có suy nghĩ gì thêm về công thức tính diện tích hình thoi ?
Giáo viên: Cho học sinh xem ví dụ 33 SGK Phần này được giáo viên chuẩn bị sẵn trên một film trong.
Hoạt động 2: 
Giáo viên: Tổ chức học sinh tính diện tích hình vuông có độ dài đường chéo là d?
Hoạt động 3:
Cho hình thoi ABCD, học sinh hãy nêu cách vẽ một hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình thoi đó, có một cạnh là đường chéo hình thoi đó. Giải thích cách vẽ.
Giáo viên: Thu một số bài làm của học sinh , chấm, chiếu cho cả lớp xem, sửa sai . Cuối cùng trình bày bài giải hoàn chỉnh do giáo viên đả chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 4 : (Củng cố )
* Cho một hình thoi và một hìh vuông có cùng chu vi, Hình nào có diện tích lớn hơn vì sao ?
Bài tập về nhà và hướng dẫn:
Bài tập 25 : Chú ý tam giác đều cạnh có độ dài bằng a thì đường cao h=?
Hoạt động 1 : (Hoạt động tìm kiếm kiến thức mới) 
Phiếu học tập :
(Điền vào chỗ còn trống)
SABCD = S ....... + S .........
Mà SABC = .........................
Và SADC = ...........................
Suy ra SABCD = ...............
Học sinh: trình bày nhận xét của mình:
Qua bài này, có thể tính được diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc, dựa vào độ dài của hai đường chéo đó.
Diện tích hình thoi bằng nửa tích của độ dài hai đường chéo.
Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài một cạnh nhân với đường cao tương ứng.
 Học sinh xem ví dụ giáo viên trình bày. Trả lời những câu hỏi mà giáo viên đặt ra trong quá trình trình bày ví dụ có trong SGK. Học sinh :
 a. Chứng minh tứ giác NGM là hình thoi.
b. Tính MN = ..........................
Đường cao EG = ........................
Suy ra điều phải chứng minh.
Hoạt động 2 : (Vận dụng công thức vào bài) 
Trả lời miệng :
Diện tích hình vuông có độ dài đường chéo dài d là :
SHV = ½ d2.
Hoạt động 3 : (Vận dụng công thức để vẽ hình theo điều kiện cho trước).
Học sinh : Làm bài tập trên film trong.
Học sinh: Vẽ hình lên giấy nháp, suy nghĩ, trả lời :
- Hai hình có cạnh có cùng độ dài, đường cao hình thoi bé hơn cạnh của nó.
- Suy ra hình vuông có diện tích lớn hơn.
Hoạt động 4 : (Củng cố)
Tiết 32: §6 DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I. MỤC TIÊU :
- Nắm chắc phương pháp chung để tính diện tích của một đa giác bất kỳ.
- Rèn kỹ năng quan sát, chọn phương pháp phân chia đagiác một cách hợp lí để việc tính toán thực hiện được dễ dàng, hợp lý .
II. CHUẨN BỊ :
Học sinh: Giấy kẻ ô, thước thẳng có chia khoảng chính xác đến mm, êkê, máy tính bỏ túi.
Giáo viên: Những hình vẽ sẵn trên giấy kẻ ô, những slide trên SGP nếu có thể.
III. NỘI DUNG : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (Giải quyết vấn đề để tìm kiến thức mới)
Giáo viên: Cho một đa giác tùy ý, hãy nêu phương pháp có thể dùng để tính diện tích của đa giác đó với mức độ sai số cho phép ? Cơ sở của phương pháp mà học sinh nêu?
 Hoạt động 2: (Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn)
Giáo viên: Thực hiện các phép vẽ đo, cần thiết để tính diện tích của đa giác?
Học sinh: Làm theo nhóm học tập, mỗi nhóm là hai bàn học.
Giáo viên: Yêu cầu 4 nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình. Các nhóm khác góp ý kiến, Giáo viên nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3:
Dữ kiện của bài toán được cho trên hình vẽ. Hãy tính diện tích của phần con đường EBGF và phần diện tích còn lại của con đường.
Hoạt động 4 :
Hãy thực hiện phép đo. Tính diện tích hình ABCDE.
Làm từng học sinh, phần đo, tính toán, ghi trên phiếu học tập, giáo viên thu và chấm một số học sinh .
Hoạt động 5 : (Củng cố)
Nếu diện tích của phần đã ở trên là hình của một đám đất đã vẽ với tỷ lệ xích 1/500000. Tìm diện tích thực của đám đất đó?
Bài tập về nhà : 
Bài tập 39, 40 SGK.
Hướng dẫn: Chú ý có thể mắc sai lầm khi lấy tổng diện tích các hình nhân với mẩu của tỷ lệ xích để tìm diện tích của hình trong thực tế !!!
Chuẩn bị ôn tập chương II: Câu hỏi A và bài tập B trang 131 và 132 SGK.
Hoạt động 1 : 
Học sinh vẽ đa giác vào vở, suy nghĩ cách tính diện tích của đa giác đó bằng thực nghiệm.
Hoạt động 3 : (Luyện tập).
Học sinh : Làm bài tập trên film trong.
SEBGF = FG.CB = 50.120 = 6000m2
SABCD = 150.120 = 18000 m2
Scòn lại = 18000 – 6000 = 2000 m2
Hoạt động 4 : (Luyện tập)
Học sinh: - Đo độ dài các đoạn thẳng AC, BG, AH, HK, KC, HE, KINH DOANH.
- Tính diện tích các ình SABC , SAHE, SHKDE, SKDS.
- Tính tổng diện tích các hình trên.
Hoạt động 5 : (Củng cố)
Độ dài thực của các đoạn thẳng đã đo ? .......................................
Tính diện tích các hình SABC, SAHE, SHKDE, SKDC, trong thực tế.
Tổng diện tích của các hình trên.
Tiết 33 : ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU :
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học trong chương II về đa giác lồi, đa giác đều 
- Nắm được các công thức tính diện tích của hình thangm hình hình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác.
II. CHUẨN BỊ :
Học sinh: Trả lời các câu hỏi và bài tập mà Giáo viên đã chuẩn bị ở tiết trước.
Giáo viên : Nếu những nơi có điều kiện , nên sử dụng giáo án điện tử.
III. NỘI DUNG :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
Giáo viên: Cho hiển thị những hình ảnh sau đây kèm với hệ thống câu hỏi kèm theo:
Những hình vẽ trên, những hình nào là đa giác lồi? Nêu lý do ?
Phát biểu định nghĩ đa giác lồi ?
 Hoạt động 2:
Giáo viên: Phát phiếu học tập cho học sinh, điền vào những chỗ trống để có một câu đúng.
Nếu sử dụng giáo án điện tử, thì vừa cho hiển thị từng dòng, giáo viên vừa đề nghị học sinh trả lời câu cần diền xong, giáo viên cho hiển thị phần điền đúng trên một sile.
Hoạt động 3:
Giáo viên: Cho học sinh điền công thức tính diện tích vào những hình tương ứng, nếu sử dụng phần mềm point kết hợp với hoạt động hỏi, đáp của giáo viên và học sinh mang lại hq tốt.
Hoạt động 4 :
Cho học sinh làm việc theo nhóm.
4.1 bài tập 41 SGK 
Tính diện tích DDBE.
TÍnh SEHIK ?
4. 2 bài tập 42 SGK 
 a. Cho biết AC//BF. Hãy tìm trong hình vẽ tam giác có diện tích bằng diện tích của tứ giác ABCD.
b. Từ bài toán trên, suy ra phương pháp vẽ thêm một đoạn thẳng có một đầu là một đỉnh của tứ giác, đầu kia nằm trên một cạnh của tứ giác sao cho chia tứ giác đó thành hai phần có diện tích bằng nhau (AB<CD).
Giáo viên: Sau mỗi lượt làm, giáo viên cho bhiếu một số bài làm của các nhóm, sửa sai nếu có. Kết luận về bài giải.
Bài tập về nhà :
Ôn tập theo hướng dẫn chuẩn bị kiểm tra chương II.
Bài tập 43, 44, 46 SGK
Hoạt động 1 : (hệ thống, ôn tập kiến thức của chương II)
Học sinh: Quan sát trả lời miệng và nêu lý do vì sao ABCD, EFGHI không phải là đa giác lồi.
Học sinh: Phát biểu địnhnghĩa đa giác lồi.
Hoạt động 2 : (Ôn tập, mở rộng kiến thức)
Học sinh : Điền vào chỗ trống .
Biết tổng số đo các góc trong một đa giác có n cạnh là :
A1 + A2 + ... + An = (n-2).180o.
Vậy nếu n=7 thì : ...................
Đa giác đều là đa giác có ................
Biết số đo mỗi góc trong một đa giác đều có n- cạnh là : 
Nếu một ngũ giác đều thì mỗi góc ........
Nếu một lục giác đều thì mỗi góc có số đo là ..................................
Hoạt động 3 : (Ôn tập. Củng cố các công thức tính diện tích)
Học sinh: Trả lời những công thức tính diện tích mà giáo viên yêu cầu.
Hoạt động 4 : (Luyện tập các bài tập có liên quan đến diện tích)
 Làm việc theo nhóm, mỗi nhòm gồm 2 bàn, làm trên phim trong.
4.1 Bài tập 41 SGK
SDBE = ½ DE. BÁO CÁO = 6.6.8 = ... chia tứ giác đã biết đáy và chiều cao:
= ½ KE.1/2 BC = ..............
SIKC = ½ KC. ½ HC = ..............
Suy ra diện tích EHIK
Sau khi làm xong , mỗi nhóm nộp bài giải của nhóm mình cho giáo viên.
Học sinh: Làm trên film trong, theo từng nhóm lượt thứ hai.
Tiết 34 : KIỂM TRA CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU :
Qua kiểm tra để đánh giá mức độ nắm kiến thức của tất cả các đối tượng học sinh.
Phân loại được các đối tượng , để có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh phương pháp dạy một cách hợp lý hơn. 
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Ra hai đề A và B có nội dung tương đương về độ khó.
Học sinh: Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên .
III. NỘI DUNG : giáo viên ra hai đề tương tự nhau với nội dung tương tự như sau :
A/ Lý thuyết : (3đ)
a. Chứng minh công thức tính diện tích hình thang	(2đ)
b. Áp dụng : Cho hình thang ABCD, có độ dài đường trung bình là 14cm, đường cao hình thang bằng 3cm. Tìm diện tích hình thang đó ? (1đ).
B. Bài tập : (7đ)
1. Cho hình hình hành ANCD. Vẽ phân giác của hai góc BAD và BCD cắt BD lần lượt tại E và F.
a. ABCFE có phải là đa giác lồi không ? Vì sao ? 	(1,5đ)
b. So sánh diện tích của hai hình ABCFE và ADCFE 	(1,5đ)
2. Xem hình vẽ :
a. Đo độ dài các đoạn thẳng cần thiết rồi tính diện tích của hình hình hành NOPQ ? (1,5đ)
b. Đo độ dài các đoạn thẳng cần thiết rồi tính diện tích của hình hình hành RSTU? (1,5đ)
c. So sánh diện tích hai hình hình hành trên bằng kết quả đo đạc và tính toán và thử lại bằng cách chứng minh trực tiếp (1đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_hoc_ky_ii_ban_dep.doc