Giáo án môn Giáo dục công dân 7 hoàn chỉnh

Giáo án môn Giáo dục công dân 7 hoàn chỉnh

BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ

(1 tiết)

I. MỤG TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là sống giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộn thuộm, cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

2. Kỹ năng:

Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

3. Thái độ:

Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

II . TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 + SGK, SGV, tranh ảnh truyện đọc thể hiện lối sống giản dị.

 + Tranh ảnh, băng hình,.

 + Một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.

 + Máy đèn chiếu

 

doc 92 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 7 hoàn chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết
BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ
(1 tiết)
I. MỤG TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộn thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
Kỹ năng:
Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
Thái độ:
Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II . TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 + SGK, SGV, tranh ảnh truyện đọc thể hiện lối sống giản dị. 
 + Tranh ảnh, băng hình,..
 + Một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
 + Máy đèn chiếu
III. PHƯƠNG PHÁP
Kể chuyện, phân tích, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh 
 3. Giới thiệu bài mới:
 Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
 4. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài ghi
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị.
- HS: Đọc diễn cảm 
? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung
* Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác:
- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu vẫy tay chào.
- Thái độ: Thân mật như cha với con.
- Hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
*- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi.
- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người.
? Theo em, cách ăn mặc tác phong và lời nói của Bác đã tác động gì tới tình cảm của nhân dân ta ? Em hãy tìm thêm những ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung: 
 Cách ăn mặc tác phong và lời nói của bác đã làm cho tình cảm của nhân dân ta đối với bác gần gũi hơn xoá tan tát cả những gì còn xa cách giữa chủ tịch nước với Bác Hồ 
vd : ăn uống, nói năng, làm việc, ăn mặc
? Tính giản dị còn biểu hiện ở khía cạnh nào trong cuộc sống. Lấy VD minh hoạ?
Hs: Trả lời
* Biểu hiện của lối sống giản dị.
- Không xa hoa, lãng phí.
- Không cầu kì, kiểu cách. 
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người. 
* Trái với giản dị:
- Sống xa hoa, lãng phí.
- Phô trương về hình thức.
- Học đòi ăn mặc.
- Cầu kì trong giao tiếp.
Gv: Nhận xét, bổ sung
Nói năng, bày tỏ thái độ chân thành dễ hiểu, biết hướng vào cái đẹp chân thực đúng mức, gần gũi và hoà hợp với mọi người xung quanh.
vd : học sinh đi học ăn mặc tác phong, gọn gàng, đúng qui định.
 Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị.
Gv: Cho học sinh thảo luận 
? Tìm biểu hiện của lối sống giản dị và trái với giản dị?
? Em hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường, ngoài xã hội hay trong SGK mà em biết?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung
 GV chốt lại: Trong cuộc sống quanh ta, giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị nhưng giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội. 
 Hoạt động 3: Rút ra nội dung bài học 
? Em hiểu thế nào là sống giản dị
HS trả lời:
GV: Nhận xét, kết luận
? Biểu hiện của lối sống giản dị ? 
- HS: Trả lời
 GV: Nhận xét, kết luận
? Giản dị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống con người ?
- HS: Trả lời
 GV: Nhận xét, kết luận
Nội dung tích hợp:
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về giản dị:
GV: - Em hãy nêu một số ví dụ thể hiện Hồ Chí Minh là người sống giản dị?
 - Sự giản dị đó có làm tầm thường con người Bác không? Tại sao?
Hs trả lời:
GV tổng kết, kể một số mẫu chuyện về đức tính giản dị của Hồ Chí Minh cho học sinh nghe.
 Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố 
Gv: cho hs giải thích nghĩa của câu tục ngữ và danh ngôn ở sgk
 Cho HS làm BT a,BT b
- HS: Nhận xét tranh, trình bày.
- GV: Nhận xét, kết luận.
BT a: Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường?
 Tranh 3
 BT b: Biểu hiện nói lên tính giản dị (2),(5)
GV khái quát nội dung bài học.
Truyện đọc:
“Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”.
Giản dị là một đức tính đáng quý của con người. Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu về sống giản dị.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
2. Biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
2 Ý nghĩa:
 + Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 
 + Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
III. Bài tập
5. Dặn dò: 
- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
- Làm các bài tập còn lại
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người học sinh có lối sống giản dị. 
- xem bài 2: Trung thực. 
Rút kinh nghiệm:
Tuần Tiết
BÀI 2: TRUNG THỰC
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là trung thực, 
- Nêu một số biểu hiện của tính trung thực.
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.
 2. Kỹ năng:
- Nhận xét, dánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và những việc làm hằng ngày.
 3.Thái độ:
Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, cuộc sống.
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - SGK, SGV, Tranh ảnh, thể hiện tính trung thực.
 - Giấy khổ lớn, bút dạ .
 - Một số câu ca dao tục ngữ nói về tính trung thực.
 III. PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp giải quyết vấn đề, sắm vai, thảo luận, kể truyện, trò chơi, phát vấn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn luyện tính giản dị như thế nào?
 3. Giới thiệu bài mới:
GV: Treo tình huống trên bảng : Bạn Nguyễn Thị An học sinh trường THCS thuộc huyện H, nhặt được tiền đã nộp lại cho công an và cơ quan công an đã trả lại cho người mất .
- GV hỏi hành động của An đúng hay sai ? Vì sao 
- HS:Trả lời
 GV: Nhận xét và dẫn dắt: Hành động của bạn An đúng vì khi chúng ta nhặt được của rơi trả người bị mất và người bị mất nếu được trả lại thì họ rất mừng Vậy qua tình huống trên ta thấy bạn An là người "Trung Thực" Vậy "Trung Thực " là gì. Trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống thì cô trò chúng ta sẽ chuyển sang bài 2.
 4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài ghi
 Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực.
 - HS đọc diễn cảm truyện: “Sự công minh, chính trực của một nhân tài”
Gv: Đặt các câu hỏi cho hs thảo luận
 1. Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?
2. Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như vậy?
3. Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?
4.Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?
5.Theo em ông là người như thế nào?
6. Em hiểu thế nào là tính trung thực?
Hs: Trả lời
1.- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.
2- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếng lẫy lừng sẽ lấn át mình.
 3.Vẫn công khai đáng giá rất cao Bra-man-tơ và khẳng định : “ Với tư cách là một nhà kiến trúc, Bra-man-tơ thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.
4- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. 
5- Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.
Gv: Nhận xét, kết luận khái niệm trung thực
 Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực.
 ? Tìm VD chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở các khía cạnh: Học tập, quan hệ với mọi người, trong hành động? 
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung
* Biểu hiện của tính trung thực 
- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.
- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.
- GV kể thêm chuyện về “ trung thực” 
-GV: Chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người trung thực.
=>GV đưa tình huống cho học sinh Sắm Vai 
-Tình huống: A mê chơi bóng đá không học bài không chuẩn bị bài .Vì vậy sáng hôm sau đến lớp A đã bị cô giáo gọi trả bài nhưng An đã nói dối là bị bệnh..Vậy hành vi của bạn A đúng hay sai ? Vì sao?
HS: Trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung hành vi của A Sai - An là người nối dối không thể hiện tính Trung Thực đi đá bóng mà An nói bị bệnh. 
Rút ra biểu hiện của trung thực
Hoạt động 3: Tìm các biểu hiện trái với trung thực
- HS thảo luận theo 4 nhóm.
 N1, 2: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
 N3, 4: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
- Nhóm trình bày ý kiến thảo luận
- GV nhận xét, bổ sung
 Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí Người có những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: Tham ô, tham nhũng...
 Người trung thực cũng phải biết hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật, không phải biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào, ở đâu, không nói to ồn ào, tranh luận gay gắt. Có những trường hợp có thể che giấu sự thật nhưng không phải biểu hiện của hành vi thiếu trung thực vì điều đó không dẫn đến những hậu quả xấu mà ngược lại đem đến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người(như bác sĩ không nói thật bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấu)
GV: Đặt câu hỏi
 ? Trung thực có ý nghĩa như thế nào ?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố
- GV khái quát nội dung bài học. 
? Em hiểu câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng như thế nào?
? Em đã rèn luyện tính trung thực như thế nào?
HS làm BT a, b SGK (8)
HS: Trả lời bài tập
GV: Nhận xét, kết luận
a. Biểu hiện nào biểu hiện tính trung thực? (4,5,6)
b. Bác sĩ dấu bệnh của bệnh nhân xuất phát từ lòng nhân đạo, mong bệnh nhân lạc quan, yêu đời.
I. Truyện đọc
“Sự công minh chính trực của một nhân tài”
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
 Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi  ... uan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực, cơ quan nào là cơ quan hành chính? Khi gia đình (Cá nhân) chúng ta có việc cần giải quyết: Làm (Sao) giấy khai sinh, xin xác nhậ hồ sơ lý lịch, xác nhận hồ sơ xin vay vốn ngân hàng,... thì chúng ta đến đâu làm?
GV: Để hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay.
Tiết 1
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống thông tin trong SGK
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài ghi
- Giáo viên sử dụng sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước ở trên bảng mà học sinh vừa vẽ hỏi lại bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
Ä - Gồm 2 cơ quan:
 HĐND (xã, phường, thị trấn)
I. Tình huống, thông tin
 UBND (xã, phường, thị trấn)
- Học sinh đọc tình huống trong SGK
(?) Khi cần xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
Ä Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú, hoặc đang đăng ký hộ tịch thực hiện.
- Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm:
+ Đơn xin cấp lại giấy khai sinh
+ Sổ hộ khẩu
+ Chứng minh thư nhân dân
+ Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật.
+ Thời gian: 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ
Hs thảo luận trả lời
Gv nhận xét và kết luận:
HĐND xã và UBND xã là bộ máy nhà nước gần gũi và trực tiếp nhất với nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân địa phương.
II. Nội dung bài học
1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở.
- Giáo viên đưa thêm tình huống:
“Mẹ em sinh em bé. Gia đình em cần xin cấp giấy khai sinh, đồng thời làm một số bản sao thì đến cơ quan nào?”
- Yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng.
+ Công an xã (phường, thị trấn)
+ Trường THPT
+ UBND xã (phường, thị trấn)
Ä Đáp án đúng: UBND xã (phường, thị trấn).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp cơ sở 
- Giáo viên chiếu trên máy điều 119 và điều 10 trong Hiến pháp.
HĐND: là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ.
+ Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
+ Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh ở địa phương
(?) HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
Ä HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân xã (phường, thị trấn) trực tiếp bầu ra.
(?) HĐND có nhiệm vụ quyền hạn gì?
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chiếu trên máy điều 12 hiến pháp Việt Nam 1992.
2. Hội đồng nhân dân:
- Do Hội đồng nhân dân bầu ra.
- Nhiệm vụ quyền hạn: quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương (về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh)
Hoạt động 4: Luyện tập
Yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã.
a) Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương.
b) Giám sát thực hiện nghị định của HĐND.
c) Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương
d) Quản lý hành chính địa phương
e) Tuyên truyền giáo dục pháp luật
g) Thực hiện nghĩa vụ quân sự
h) Thi hành pháp luật
i) Bảo vệ tự do bình đẳng
k) Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương
- Yêu cầu một số học sinh trả lời cá nhân
- Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND: a, b, c, d, h
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND: e, g, i, k
Củng cố kiến thức 
	- Giáo viên nhắc lại việc xin cấp giấy khai sinh, xin cấp lại giấy khai sinh và sao giấy khai sinh là đến UBND.
	- Nhắc lại nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND.
Hướng dẫn về nhà 
	- Yêu cầu học sinh xem lại phần nội dung 
	- Làm bài tập a, b trong SGK trang 62.
Tuần	Tiết
BÀI 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ
( XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN)
(tiết 2)
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực? Cơ quan nào là cơ quan hành chính? Các cơ quan đó do ai bầu ra?
- Chữa bài tập a.
3. Bài mới:
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài ghi
UBND là cơ quan chấp hành của HĐND do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
(?) UBND xã do ai bầu ra?
(?) UBND xã có nhiệm vụ quyền hạn gì?
- UBND xã do HĐND xã bầu ra
- Học sinh trả lời dựa vào SGK
- Giáo viên nhận xét bổ sung
Ủy ban nhân dân: 
- Do Hội đồng nhân dân bầu ra
- Là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước của địa phương.
Hoạt động 5: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở:
? Em hãy nêu trách nhiệm của công dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước cấp cơ sở?
- Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước.
Ä Vì HĐND và UBND cấp xã, phường, thị trấn là những cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân cho nên, công dân cần hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước rất gần gũi với mình, để xây dựng cho mình ý thức thái độ tôn trọng và bảo vệ.
- Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật
Ä Công dân tự giác thực hiện hành vi biết sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp Luật, làm tròn trách nhiệm nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước 
4. Trách nhiệm của công dân
- Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước.
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, quy định của chính quyền địa phương.
Hoạt động 6: Luyện tập
Bài 1: Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở?
a) Chăm chỉ học tập
b) Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống
c) Giữ gìn môi trường
d) Tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi
e) Phòng chống tệ nạn xã hội 
Bài 2: SGK
Em hãy lựa chọn các mục ở cột A sao cho tương ứng với cột B.
A. Việc cần giải quyết
B. Cơ quan giải quyết
Bài 3: Em hãy chọn các ý đúng mà bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:
a) HĐND xã
b) UBND xã
c) Trạm y tế xã
d) Công an xã
e) Ban văn hoá xã
f) Đoàn TNCS HCM xã
g) Mặt trận tổ quốc xã
h) HTX dệt thảm len
i) HTX nông nghiệp
k) Hội cựu chiến binh
l) Trạm bơm
Bài 4: Giải quyết tình huống
Em An 16 tuổi đi xe máy phân khối lớn. Rủ bạn đua xe lạng lách đánh võng bị CSGT huyện bắt giữ. Gia đình em đã xin ông chủ tịch huyện bảo lãnh và để UBND xã xử lý.
a) Việc làm của gia đình An đúng hay sai
b) Vi phạm của An sẽ xử lý như thế nào?
III. Bài tập 
- Học sinh tự do trả lời
- Giáo viên nhận xét cho điểm
- Yêu cầu học sinh đưa ra đáp án
- Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng
A1 A4 A5 A6 A7 - B2
 A2 A3 - B1
 A8 - B4
 A9 - B3
- Yêu cầu học sinh đưa ra lựa chọn của mình
- Giáo viên đưa ra đáp án đúng: a, b, c, d, e
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo từng tổ
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Giáo viên nhận xét bổ sung
Củng cố kiến thức (3’)
	- Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã và UBND xã.
	- Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy chính quyền cấp cơ sở.
Hướng dẫn về nhà (2’)
	- Học bài
- Xem lại toàn bộ các bài học từ đầu học kỳ II để tiết sau ôn tập học kỳ II
Rút kinh nghiệm:
Tuần	Tiết
ÔN tập học kỳ II
I. Lý thuyết (Hệ thống hoá nội dung các bài học)
Chủ đề
Tên chủ đề
Khái niệm
ý nghĩa
Trách nhiệm công dân
12
Sống và làm việc có kế hoạch
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
Giúp chúng ta chủ động trong công việc, tiết kiệm thời gian, công sức, đạt kết quả cao, không cản trở người khác.
- Phải sống và làm việc có kế hoạch, biết kiên trì, vượt khó, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
13
Quyền được giáo dục, bảo vệ và chăm sóc của trẻ em Việt Nam 
- Quyền bảo vệ?
- Quyền chăm sóc?
- Quyền giáo dục
Điều 59, 61, 65, 71 hiến pháp 1992
Trẻ em:
+ Gia đình
+ Nhà trường
- Ngoài xã hội 
14
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường?
- TNTN?
- Bảo vệ môi trường?
- Bảo vệ TNTN?
Vai trò của môi trường và TNTN đối với con người
- Thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN.
- Tiết kiệm TNTN
- Phê phán các hành vi làm ô nhiễm môi trường và suy kiệt TNTN
15
Bảo vệ di sản văn hoá
- DSVH vật thể?
- HSVH phi vật thể
- DLTC là gì?
- DTLS là gì
- Là tài sản, là cảnh đẹp của đất nước.
- Thể hiện truyền thống dân tộc, công đức và kinh nghiệm của cha ông.
- Phát triển nền văn hoá Việt Nam 
16
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Tín ngưỡng?
- Tôn giáo?
- Mê tín dị đoan?
Điều 70 hiến pháp 1992
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác.
- Tôn trọng nơi thờ tự.
- Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật.
17
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
- Nhà nước ta là nhà nước của ai? Do Đảng nào lãnh đạo?
- Bộ máy nhà nước chia làm 4 cấp và 4 hệ thống cơ quan
- Chức năng, nhiệm vụ của chính phủ, quốc hội, HĐND, UBND
Quyền:
+ Làm chủ
+ Giám sát
+ Góp ý kiến
Nghĩa vụ:
+ Thực hiện pháp lệnh
+ Bảo vệ cơ quan nhà nước
+ Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
18
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở
- HĐND do ai bầu ra
- UBND do ai bầu ra
- Điều 119 và Điều 10 Hiến pháp 1992 quy định nhiệm vụ của HĐND 
- Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định nhiệm vụ của UBND
- Tôn trọng, bảo vệ cơ quan nhà nước.
- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật của chính quyền địa phương.
II. Bài tập
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy nhà nước ta.
Bài tập 2:
Yêu cầu học sinh cho biết những hành vi nào sau đây cần phê phán:
a) Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa.
b) Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa
c) Tuân theo quy định của nhà chùa về thời gian, tác phong và hành vi khi đi lễ.
d) Đi lễ nhà thờ muộn, đọc báo, hút thuốc khi cha giảng đạo.
e) Nghe giảng đạo một cách chăm chú.
- Học sinh vẽ
- Yêu cầu học sinh đưa ra trả lời cá nhân.
- Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng: a, b, d
Bài 3: Giải quyết tình huống
Gia đình Nam rất nghèo, lại đông anh em. Bố mẹ Nam đã phải đi làm thuê rất vất vả để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Các em Nam rất ngoan và học giỏi. Còn Nam mặc dù là con cả nhưng rất ham chơi, đua đòi. Nam đã nhiều lần bỏ học, thường xuyên giao du với các bạn xấu. Vì vậy kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Nam đã bỏ đi cả đêm không về. Cuối năm học, Nam không đủ điểm lên lớp, phải học lại
- Em hãy nhận xét những việc làm sai trái của Nam?
- Theo em Nam đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?
- Em rút ra bài học gì cho bản thân.
- Học sinh giải quyết
- Giáo viên nhận xét
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài 13, 14, 15, 16, 17, 18
- Xem lại toàn bộ các bài tập sau mỗi đơn vị bài học trong SGK.
- Tuần sau kiểm tra học kỳ II.
---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan7.doc