Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học bước đầu hiểu được mục đích của việc học tập môn Địa lý 8

2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng quan sát, sử dụng bản đồ và biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

3. Thái độ:- Tạo cho các em hứng thú học tập môn địa lý.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng tranh ảnh.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên: SGK

2. Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà

III. Tổ chức các hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( SGK, Tập vở .)

 

doc 146 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 8A
Lớp 8B
Tiết 1
 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA, 
TÀI LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học bước đầu hiểu được mục đích của việc học tập môn Địa lý 8 
2. Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát, sử dụng bản đồ và biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.
3. Thái độ:- Tạo cho các em hứng thú học tập môn địa lý.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng tranh ảnh.
II. Phương tiện dạy học 
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( SGK, Tập vở ...)
2. Bài mới: 
2.1. Hoạt động khởi động: (2’) 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp 
- Kể tên các châu lục mà em biết? Các em đã được tìm hiểu thiên nhiên và con người của những châu lục nào?
- Học sinh trình bày, bổ sung
- GVKL và dẫn dắt vào bài 
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (35’)
Hoạt dộng của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt đông 1: Tìm hiểu nội dung của môn địa lí 8 
Mục tiêu: 
- Biết nội dung, chương trình môn học; yêu thích môn học, tự giác học tập.
- GV giới thiệu chương trình môn học: gồm 52 tiết/ năm trong đó kỳ I = 18 tiết, kỳ II= 34 tiết. Mỗi học kỳ có một bài kiểm tra 1 tiết và 1 bài thi.
- Nội dung chương trình địa lí lớp 8 gồm mấy phần? đó là những phần nào?
* Hoạt động 2 Cần học môn địa lí như thế nào 
Mục tiêu
- Biết cách sử dụng sgk và một số tài liệu tham khảo; Rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ SGK, tài liệu tham khảo, rèn kỹ năng địa lí cần thiết.
- Cấu trúc mỗi bài thường chia làm mấy phần, đó là những phần nào?
GV giới thiệu cấu trúc từng phần
(Cấu trúc bài học trong SGK gồm 3 phần:
- Phần mở bài
- Phần nội dung bài học gồm:
+ Các đề mục
+ Nội dung bài học
+ Các câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài học, kèm theo hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ ...
+ Tóm tắt nôi dung chính của bài học
- Phần câu hỏi và bài tập)
- Để học tập có hiệu quả cần sử dụng SGK như thế nào?
GV hướng dẫn cách khai thác kiến thức và rèn kỹ năng địa lí từ SGK, tài liệu tham khảo
GV giới thiệu một số tài liệu tham khảo bổ trợ và hướng dẫn cách khai thác: truy cập mạng, tìm kiếm thông tin từ sách, báo, tạp chí, átlát...
*Hoạt động 3. Tìm hiểu về phương pháp học tập bộ môn 
Mục tiêu
- Biết phương pháp học tập bộ môn để đạt hiệu quả tốt; rèn kỹ năng sử dụng SGK
HS hoạt động nhóm nhỏ
- Nêu những phương pháp học có hiệu quả của bản thân? (HS trao đổi thảo luận)
HS trình bày, bổ sung
GV kết luận:
1. Nội dung của môn địa lý lớp 8 
- Chương trình môn học: gồm 52 tiết/ năm trong đó kỳ I = 18 tiết, kỳ II= 34 tiết.
- Nội dung gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thiên nhiên, con người ở các châu lục (tiếp theo)
+ Phần 2: Địa lí Việt Nam: 
2. Cần học môn địa lý như thế nào?
* Sử dụng SGK: đọc kênh chữ, quan sát kênh hình và trả lời câu hỏi phần chữ in nghiêng và làm bài tập cuối bài.
* Tài liệu tham khảo
- Atlát địa lí các châu lục, Át lát địa lí Việt Nam
- Sách giúp học tốt địa lí 8
- Sách bài tập địa lí 8, 
3. Phương pháp học
- Học bài cũ theo câu hỏi SGK, đọc tài liệu tham khảo, hoàn thành các bài tập.
- Đọc kênh chữ, kênh hình và trả lời câu hỏi trong bài (chữ nghiêng), đọc tài liệu liên quan đền bài học
- Liên hệ những điều đã biết vào cuộc sống
 - Nêu câu hỏi thắc mắc (nếu có)
2.3. Hoạt động luyện tập: (2’) 
 - HS hoạt động cá nhân: Vẽ vào vở sơ đồ thể hiện rõ nội dung chính trong chương trình môn học
- GV tổ chức cho HS chấm bài lẫn nhau
- GV: Đánh giá, chuẩn KT
2.4.Hoạt động vận dụng : (2’)
- Dựa vào tập bản đồ địa lí các châu cho biết vị trí của châu Á trên bản đồ thế giới? 
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1’)
- GV hướng dẫn: Đọc và tìm hiểu vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản châu Á. GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học
Ngày giảng :
Lớp 8A
Lớp 8B
Phần 1: 
THIÊN NHIÊN – CON NGƯỜI Ở 
CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo)
CHƯƠNG XI- CHÂU Á
Tiết 2
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí giới hạn của Châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm kích thước lãnh thổ của châu Á
- Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á
2. Kĩ năng:
- Phát triển các kỹ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.
3. Thái độ:
 - Giáo dục tình yêu thiên nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
 - Tích hợp tiết kiệm năng lượng vào phần 2
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng tranh ảnh.
II. Phương tiện dạy học 
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên Châu Á
2. Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động học tập 
1. Kiểm tra: Kết hợp trong quá trình học bài mới 
2. Bài mới: 
 2.1. Hoạt động khởi động: (2’) 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân dựa vào vốn kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi:
- Hãy ghi ra giấy tên các châu lục đã được học ở lớp 7?
- HS trả lời, bổ sung
- GV dẫn dắt vào bài châu Á.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (38’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và kích thước của châu lục 
Mục tiêu
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ; trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
- Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á, hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên châu Á.
- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ treo tường kết hợp hình 1.1 SGK
- CH: Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền cuả Châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý nào ?
- HS: Cực Bắc :770 44' Bắc
 Cực Nam : 10 16' Bắc 
- CH: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km?
- CH: Diện tích phần đất liền rộng bao nhiêu km2? Nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng bao nhiêu km2?
- CH: Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?
- CH: Từ những đặc điểm đã nêu, em có nhận xét gì về địa tri địa lý và kích thước cuả Châu Á?
- Dựa vào kết quả đã nêu và nhận xét cuả HS, GV chuẩn xác kiến thức.
- CH: Với vị trí và kích thước của Châu Á mà các em vừa nhận biết, hãy cho biết ảnh hưởng của vị trí và kích thước lãnh thổ đến khí hậu của châu lục?
- GV: Hướng dẫn học sinh hiểu được vị trí và kích thước làm khí hậu đa dạng vì:
+ Có nhiều đới khí hậu 
+Trong mỗi đới có khí hậu lục địa, đại dương .
Kết luận : vị trí ,kích thước lãnh thổ làm tự nhiên Châu Á phát triển đa dạng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình khoáng sản 
Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á;
- Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á, hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên châu Á.
* Tổ chức thảo luận nhóm.( 4 nhóm)
- GV: Chiếu bản đồ tự nhiên Châu Á yêu cầu HS quan sát kết hợp hình 1.2 và làm vào phiếu học tập theo nội dung sau. 
- N 1,3: Câu hỏi :Tìm và đọc tên các dãy núi chính, hướng núi? Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?
- N 2,4 Câu hỏi : Theo em, địa hình Châu Á có những đặc điểm gì nổi bật so với các châu lục khác mà các em đã học qua (diện tích, độ cao của từng dạng địa hình )
- GV: Tổng kết các ý đã nêu, chuẩn 
kiến thức .
 - HS: Tiếp tục quan sát lược đồ
- CH: Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
- CH: Khu vực nào tập trung nhiều dầu mỏ & khí đốt nhất?
- CH: Em có nhận xét gì về thực trạng khoáng sản ở Châu Á hiện nay?
- CH: Chúng ta phải làm gì để các nguồn tài nguyên này được sử dụng lâu dài?
- CH: Vấn đề khai thác không có quy hoạch dẫn đến hậu quả gì?
- Hiện nay con người đang sử dụng nguồn năng lượng gì thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch?
- GV tổng kết, chuẩn kiến thức .
1. Vị trí địa lý và kích thước của châu lục :
- Diện tích : Khoảng 44,4 tr km2
Là một bộ phận của lục địa Á - Âu
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương lớn .
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản 
a. Đặc điểm địa hình :
- Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ, và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông Tây và Bắc Nam .
 - Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm 
- Trên các núi có băng tuyết bao phủ quanh năm
b. Khoáng sản :
- Phong phú , có trữ lượng lớn, quan trọng nhất là : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu 
2.3. Hoạt động luyện tập: (3’) 
 - HS hoạt động cặp đôi, dựa vào hình 1.2 (sgk - tr 6) và bản đồ tự nhiên trên bảng yêu cầu mỗi cặp xác định tên một sông lớn gắn với đồng bằng HS xác định, bổ sung
- GV: Đánh giá
2.4. Hoạt động vận dụng : (2’)
- Dựa bản đồ hoặc lược đồ (sgk) hãy xác định vị trí nước Việt Nam
- HS trả lời, bổ sung.
- GV đánh giá kết luận
Ngày giảng :
Lớp 8A
Lớp 8B
Tiết 3
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
 - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu Châu Á.Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á.
 - Hiểu được tính phức tạp , đa dạng của khí hậu Châu Á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lý , kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ .
2. Kĩ năng :
- Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích , vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu 
3. Thái độ:
 - HS nhận thức được tự nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố 
địa lí.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng tranh ảnh.
II. Phương tiện dạy học 
1. Giáo viên: Lược đồ các đới khí hậu Châu Á
2. Học sinh : Tìm hiểu bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Kiểm tra: (5’)
- CH: 	- Hãy nêu các đặc điểm của địa hình Châu Á?10đ
 - ĐA: - Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ, nhiều đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp
2. Bài mới:
2.1. Hoạt động khởi động: (2’) 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân dựa vào kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi
- Châu Á nằm trong những môi trường địa lí nào?
- Y/cầu HS: kể được các môi trường địa lí ở châu Á
- HS trả lời, bổ sung, GV đánh giá nhận xét và dẫn dắt vào bài
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :( 33’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phân hoá khí hậu Châu Á 
Mụ ... ghiêm túc 
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tính toán. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ, át lát; năng lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực sử dụng ảnh.
II. Phương tiện dạy học
 1. Giáo viên: Bản đồ sông ngòi Việt Nam
 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra: (5’)
- CH: Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại? 
- ĐA: + Thuận lợi: sản xuất phát triển (chuyên canh, đa canh..)
	+ Khó khăn: sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn (sâu bệnh, xói mòn,)
 2. Bài mới: 
 2.1. Hoạt động khởi động: (2’)
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân dựa vào kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi
- Trong phần địa lí Việt Nam em đã học những nội dung cơ bản nào?
- HS trả lời, bổ sung
- GV đánh giá nhận xét và dẫn dắt vào bài.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (33’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Nội dung ôn tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về lãnh thổ Việt Nam về tự nhiên, khoáng sản, địa hình, khí hậu, sông ngòi 
- GV nêu các câu hỏi ôn tập học sinh dựa vào hệ thống kênh hình và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi 
- CH: Vị trí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng đất nước ?
- CH: Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm , hãy chứng minh qua đặc điểm của biển ?
- CH: Dựa vào hình 26.1 cho biết nước ta có những tài nguyên khoáng sản nào ? cho biết giá trị kinh tế các tài nguyên này 
- CH Dựa vào hình 28.1cho biết đặc điểm chung địa hình nước ta ?Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?
- CH: Dựa vào bảng 31.1 chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa .Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở mặt nào?
- CH: Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa .
- CH: Sông ngòi nước ta có các đặc điểm chung nào ? Nhân tố nào đã tạo nên đặc điểm trên?
- CH: Dựa vào hình 36.2 cho biết nước ta có các loại đất nào ? loại nào là chiếm diện tích chủ yếu ? cho biết gía trị sử dụng từng loại đất 
- CH: Nêu đặc điểm chung sinh vật nước ta ?
- CH: Tự nhiên nước ta có các đặc điểm chung nào ?Đặc điểm nào là chủ yếu .
- CH: Trình bày nhửng đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ?
- CH: Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Nhân tố nào là chủ yếu hình thành nên đặc điểm tự nhiên của miền .
- CH: Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Nam Trung bộ và Nam Bộ . Vì sao Nam Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp ?
- GV:Kết luận bài 
1. Nội dung ôn tập 
- Vị trí và hình dạng lãnh thổ nước ta 
- Vùng biển nước ta 
- Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam 
- Đặc điểm chung địa hình nước ta 
- Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- Đặc điểm đất Việt Nam
- Đặc điểm trung sinh vật Việt Nam
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ
2.3. Hoạt động luyện tập: (2’)
- Sông ngòi nước ta có các đặc điểm chung nào? Nhân tố nào đã tạo nên đặc điểm trên?
- HS trình bày, bổ sung
- GV Đánh giá.
2.4. Hoạt động vận dụng: (2’) 
- Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ?
- HS trình bày, bổ sung
- GV Đánh giá.
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1’)
 - GV đưa ra nhiệm vụ: 
- Ôn các bài đã ôn tập để thi đạt kết quả cao
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học
Ngày giảng :
Lớp 8A
Lớp 8B
Tiết 52
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
I. Mục đích kiểm tra:
1. Kiến thức:
- Hiểu và phân tích được ảnh hưởng của các thành phần tự nhiên Việt Nam (Địa hình, khí hậu....) đến phát triển kinh tế - xã hội. 
2. Kỹ năng:
- Phân tích, giải thích những ảnh hưởng của tự nhiên đến kinh tê-xã hội.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong giờ kiểm tra 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ và tính toán.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, nhận xét, vận dụng, liên hệ
II. Chuẩn bị - hình thức kiểm tra:
1. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Ma trận, câu hỏi, đáp án, biểu điểm
- Học sinh: Ôn tập nội dung kiến thức đã học trong học kì II
2. Hình thức kiểm tra:
- Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
III. Tiến trình kiểm tra:
MA TRẬN 
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Địa hình Việt Nam
Biết được những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. 
Nhận thấy được giá trị kinh tế vùng núi và đồng bằng
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ %
2(C1,4)
0,5
5%
2(C2,3)
0,5
5%
4
1
10%
2. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Biết được đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta
Hiểu được đặc điểm khí hậu Việt Nam. Giải thích được thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
Vận dụng để thấy được tính nhiệt đới qua bức xạ nhiệt
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
3(C5,6,7)
0,75
7,5%
1 (C17)
3
30%
1 (C8)
0,25
2,5%
5
4
40%
3. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Biết được hướng sông ngòi nước ta cũng như sông lớn ở Tuyên Quang
Hiểu được đặc điểm cơ bản sông ngòi nước ta
Vận dụng phân tích giá trị kinh tế của sông. Liên hệ giá trị KT tỉnh nhà.
Vận dụng kiến thức thấy được giá trị kinh tế của sông
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
2(C11,13)
0, 5
5%
2(C9,12)
0, 5
5%
1(C18)
3
30%
1(C10)
0,25
2,5%
6
 4,25
42,5%
4. Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Biết được đặc điểm cơ bản của sinh vật nước ta.
Hiểu được giá sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta.
3
 0,75
 7,5%
1 (C14)
0,25
2,5%
2 (C15,16)
0,5
5%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
8
2
20%
5
4
40%
5
4
40%
18
10
100%
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng (Từ câu 1-> câu 16 mỗi ý
 0,25 điểm)
Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu của nước ta
A. Đồi núi thấp
B. Đồng bằng
C. Bồn địa
D. Sơn nguyên
Câu 2. Với phần lớn diện tích đồi núi thấp có ý nghĩa như thế nào ?
A. Thích hợp trồng lúa nước
B. Thích hợp nuôi thủy sản
C. Thích hợp trồng cây công nghiệp, trồng rừng
D. Nuôi lợn, gia cầm.
Câu 3. Điạ hình đồng bằng thích hợp:
A. Trồng cây công nghiệp
B. Trồng cây lúa nước
C. Chăn nuôi trâu bò
D. Khai thác khoáng sản
Câu 4. Vùng núi Đông Bắc địa hình chủ yếu:
A. Địa hình cao đồ sộ nhất cả nước
B. Đồng bằng rộng lớn
C. Đồi núi thấp, nhiều núi đá vôi
D. Cao nguyên cao hùng vĩ
Câu 5. Đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta:
A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
B. Ôn đới lục địa
C. Ôn đới hải dương
D. Cận nhiệt địa trung hải
Câu 6. Khí hậu nửa đầu mùa đông có đặc điểm:
A. Lạnh và khô
B. Rất khô và nóng
C. Nóng và ẩm
D. Nóng ẩm, mưa nhiều
Câu 7. Giới hạn miền khí hậu phía Bắc:
A. Từ Nam ra Bắc
B. Từ vĩ tuyến 160B trở ra phí Bắc
C. Từ vĩ tuyến 160B trở vào phía Nam
D. Từ sông Cả tới dãy Bạch Mã
Câu 8. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện:
A. Quanh năm giá rét
B. Số giờ nắng trong năm rất ít
C. Thời tiết khô nóng quanh năm
D. Nhiết độ trên 210C, mưa nhiều
Câu 9. Mạng lưới sông ngòi nước ta chủ yếu là:
A. Sông ngắn và dốc
B. Thưa thớt rất ít sông
C. Sông rất ít lưu lượng nước
D. Chủ yếu các con sông rất dài
Câu 10. Giá trị kinh tế của sông ngòi nước ta:
A. Gây lũ lớn trên diện rộng
B. Phá vỡ tính liên tục của đồng bằng
C. Cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt...
D. Gây lũ quét mạnh ở vùng núi
Câu 11. Sông ngòi nước ta chủ yếu theo hướng:
A. Bắc - Nam
B. Tây - Đông
C. Tây Nam – Đông Bắc
D. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
Câu 12. Phần lớn sông nước ta ngắn và dốc vì:
A. Địa hình nhiều đồi núi, lãnh thổ hẹp ngang
B. Lãnh thổ phần lớn là đồng bằng
C. Lãnh thổ chải dài và mở rộng
D. Do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
Câu 13. Tỉnh Tuyên Quang có những con sông lớn nào:
A. Sông Mê Kông
B. Sông Hồng
C. Sông Lô, sông Gâm
D. Sông Đà
Câu 14. Sinh vật nước ta có đặc điểm:
A. Rừng lá kim và đồng cỏ núi cao
B. Sinh vật phong phú đa dạng
C. Rừng thưa dụng lá
D. Chủ rừng ôn đới núi cao
Câu 15. Để bảo vệ tài nguyên sinh vật cần:
A. Đẩy mạnh khai thác rừng
B. Trồng và bảo vệ rừng, quản lí rừng...
C. Tăng cường khai thác khoáng sản 
D. Đẩy mạnh du canh, du cư
Câu 16. Nguyên nhân làm diện tích rừng nước ta suy giảm:
A. Tăng cường trồng rừng
B. Nhà nước quản lí rừng tốt
C. Khai thác quá nhiều, chiến tranh tàn phá...
D. Người dân có ý thức bảo vệ rừng
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 17. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào? Phân tích ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất? (3 điểm)
Câu 18: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? Cho biết những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất? Kể tên các sông lớn ở Tuyên Quang, phân tích giá trị kinh tế của sông mang lại cho tỉnh.(3 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
C
B
C
A
A
B
D
A
C
D
A
C
B
B
C
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 17. (3 điểm)
* Tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu nước ta thể hiện
- Tinh chất nhiệt đới
+ Số giờ nắng: 1400 à 3000 giờ/năm.
+ Nhiệt độ TB trong năm: trên 21OC. (tăng dần từ Bắc vào Nam) 
- Tính chất gió mùa, có 2 mùa rõ rệt (2 mùa gió)
+ Mùa Đông: Lạnh và khô với gió mùa Đông Bắc 
+ Mùa Hạ: Gió mùa Tây Nam (nóng, ẩm )
+ Lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm)
- Tính chất ẩm
+ Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).
* Ảnh hưởng của khí hậu
- Thuận lợi: Tạo nên sự đa dạng về cảnh quan tự nhiên (rừng rậm và xanh quanh năm, rừng thưa dụng lá, rừng ôn đới núi cao...), đa dạng về giống cây trồng (cây nhiệt đới, cận nhiệt, cây ôn đới...) vật nuôi phong phú, đa dạng
- Khó khăn: Mùa mưa gây lũ lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở... Mùa khô thiếu nước tưới cho sản xuất, gây rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá. Độ ẩm cao nhiều sâu bệnh, dịch bệnh phát triển...
Câu 18 (3 điểm)
* Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta
 - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước, với 2360 dòng sông.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: Tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
* Những thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi : cho sản xuất nông nghiêp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch và một số thuận lợi khác.
- Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở Đồng bằng, lũ quét ở miền núi, mùa khô thiếu nước và một số khó khăn khác. 
- Tỉnh Tuyên Quang có những con sông lớn: Sông Lô, sông Gâm...
+ Giá trị kinh tế của sông: Cung cấp nước cho sản xuất, phát triển thủy điện, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ca_nam_mon_dia_ly_lop_8.doc