Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 26: Sông ngòi Việt Nam - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 26: Sông ngòi Việt Nam - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi VN.

- Nêu được thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch.

*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Phân tích được bảng số liệu thống kê, đọc và khai thác được bản đồ (lược đồ) để rút ra những nhận xét cần thiết.

2. Năng lực

-Sử dụng bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lý VN, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở VN để hiểu và trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi và của các hệ thống sông lớn ở nước ta.

3. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ sông ngòi không bị ô nhiễm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: Máy chiếu

- HS: Hoàn thiện trước bảng đặc điểm chung của sông ngòi VN

 

doc 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 26: Sông ngòi Việt Nam - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 14/2/2022 
TIẾT 25, 26. BÀI 26. SÔNG NGÒI VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi VN. 
- Nêu được thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch.
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Phân tích được bảng số liệu thống kê, đọc và khai thác được bản đồ (lược đồ) để rút ra những nhận xét cần thiết.
2. Năng lực
-Sử dụng bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lý VN, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở VN để hiểu và trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi và của các hệ thống sông lớn ở nước ta.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ sông ngòi không bị ô nhiễm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu
- HS: Hoàn thiện trước bảng đặc điểm chung của sông ngòi VN
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức	
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em hãy nêu hiểu biết về dòng Sông Hồng nơi em sinh sống.
- GV ghi những ý kiến của HS lên góc bảng về đặc điểm của Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai và dẫn dắt HS vào bài học ...
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
Tiết 25
Giảng: 17/2 8G; 18/2 8E; 22/28D; 23/2 8D
HĐ của GV và HS
Nội dung
2.1. T×m hiÓu vÒ ®Æc ®iÓm chung cña s«ng ngßi ViÖt Nam
* Môc tiªu: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. 
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ các dòng sông trong sạch.
* Cách thức tổ chức:
GV chiếu bản đồ sông ngòi Việt Nam.
- Yêu cầu HS quan sát và dựa vào thông tin trang 71, dựa vào nội dung đã chuẩn bị trước, báo cáo nội dung bảng.
- GV gọi 1 HS báo cáo, bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức.
- HS hoàn thiện bảng vào vở.
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung đã chuẩn bị, báo cáo nội dung sau:
1. Tại sao nước ta có rất nhiều sông suối? Phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc?
2. Tại sao đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng TB- ĐN và vòng cung? 
3.Vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt?
GV gọi HS báo cáo, chia sẻ.
GV nhận xét, chốt KT.
1. Đặc điểm chung của sông
- Mạng lưới: Dày đặc, có 2360 sông, phân bố rộng khắp cả nước.
- Hướng chảy: 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
- Chế độ nước: Theo mùa, mùa lũ và mùa cạn.
- Hàm lượng phù sa lớn, tổng lượng phù sa 200 triệu tấn /năm.
Tiết 26
Giảng: 22/2 8G; 23/2 8D; 24/2 8B, 8E
2.2. Tìm hiểu về khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của dòng sông 
* Mục tiêu: Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.
* Cách thức tổ chức
- GV chiếu 1 số hình ảnh về giá trị của sông ngòi, yêu cầu HS quan sát kết hợp H2,3 SGK-72, sự hiểu biết của bản thân; dựa vào nội dung đã chuẩn bị.
GV gọi HS báo cáo theo nội dung sau.
1. Qua thực tế cho biết, sông ngòi nước ta có những thuận lợi và khó khăn đối với đời sống và sản xuất như thế nào? 
2. Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác nguồn lợi từ sông và hạn chế bớt những tác hại của lũ lụt? 
(Thuỷ điện, thuỷ lợi, đắp đê)
- GV chuẩn xác kiến thức.
- GV chiếu hình ảnh 1 số nhà máy thủy điện và hỏi: Cho biết các hồ Hòa Bình, Trị An, Thác Bà, Y-a-ly chúng được xây dựng trên những sông nào?
- Chiếu 1 số hình ảnh về thực trạng 1 số dòng sông đang bị ô nhiễm.
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung đã chuẩn bị trước.
GV gọi HS báo cáo, chia sẻ.
H: Qua thực tế cho biết: Nguồn nước sông bị ô nhiễm nhiều nhất ở các khu vực nào? Nguyên nhân -> sông ngòi bị ô nhiễm? Biện pháp chống ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương Lào Cai.
GV nhận xét, chốt KT.
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của dòng sông 
a. Giá trị kinh tế 
- Thuận lợi: cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, giao thông vận tải, du lịch ...
- Khó khăn: Do chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng S. Cửu Long, lũ quét ở miền núi ...
b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
*Thực trạng: Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư ...
*Nguyên nhân: Do mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt * Biện pháp
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn...
+ Xử lý tốt các nguồn rác, chất thải sinh hoạt và công nghiệp, dịch vụ...
+ Bảo vệ khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức: 
Tiết 25
 H: Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
 Tiết 26
 H: Nêu một số nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ?
4. Hoạt đông vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
GV yêu cầu HS về nhà làm các yêu cầu phần vận dụng.
 5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
 Tiết 25
- Học bài theo nội dung mục 1
- Chuẩn bị bài mới. Bài 26. Sông ngòi Việt Nam (tiết 2)
1. Giá trị của sông ngòi Việt Nam
2. Nguyên nhân ô nhiễm và biện pháp bảo vệ sông ngòi nước ta.
3. Sưu tầm tranh ảnh về sông ngòi và khai thác du lịch sông ngòi Việt Nam. 
Tiết 26
- Học bài theo nội dung mục 2.
- Chuẩn bị bài mới: Đất và sinh vật Việt Nam.
1. Dựa vào H.2 trang 78 SGK và Atlat trang 11: Kể tên và nêu sự phân bố của các loại đất theo từng nhóm đất chính ở nước ta. Cho biết Lào Cai có loại đất nào?
2. Ôn lại các nhân tố hình thành đất (Lớp 6).
6. Phụ lục
Yếu tố
Đặc điểm chung
a. Mạng lưới
- Dày đặc, có 2360 sông, phân bố rộng khắp cả nước.
- 93% sông nhỏ, ngắn dốc . Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang.
b. Hướng chảy
Phụ thuộc vào hướng địa hình, có 2 hướng chính: 
 TBĐN: S. Hồng, S. Đà, S.Tiền, S. Hậu
 Vòng cung: S. Cầu, Thương, Lục Nam, Lô, Gâm
c. Chế độ nước
- Theo mùa: 2 mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt: mùa lũ chiếm 70 –> 80 % lượng nước cả năm. 
- Mùa lũ trên các sông không trùng nhau là do chế độ mưa ở mỗi
 lưu vực sông một khác. 
d. Hàm lượng phù sa
- Hàm lượng phù sa lớn, bình quân 1m3 khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. 
- Tổng lượng phù sa : 200 triệu tấn /năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_ly_lop_8_bai_26_song_ngoi_viet_nam_nam_hoc_2.doc