Tiết 7: Những Hằng Đẳng Thức Đáng Nhớ
A. Mục tiêu:
+HS nắm được các hằng đẳng thức:Tổng 2 lập phương,hiệu 2 lập phương.Phân biệt được 2 sự khác nhau giữa các khái niệm"Tổng 2 lập phương","Hiệu 2 lập phương" với các khái niệm bình phương của một tổng,lập phương của một hiệu.
+HS biết vận dụng các hằng đẳng thức tổng 2 lập phương,hiệu 2 lập phương vào giải toán.
B. Chuẩn Bị :
Bảng Phụ : Ghi tổng kết các hằng đẳng thức đã học.
C. Tiến trình lên lớp:
Tổ chức:
Tiết 7: Những Hằng Đẳng Thức Đáng Nhớ A. Mục tiêu: +HS nắm được các hằng đẳng thức:Tổng 2 lập phương,hiệu 2 lập phương.Phân biệt được 2 sự khác nhau giữa các khái niệm"Tổng 2 lập phương","Hiệu 2 lập phương" với các khái niệm bình phương của một tổng,lập phương của một hiệu. +HS biết vận dụng các hằng đẳng thức tổng 2 lập phương,hiệu 2 lập phương vào giải toán. B. Chuẩn Bị : Bảng Phụ : Ghi tổng kết các hằng đẳng thức đã học. C. Tiến trình lên lớp: Tổ chức: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Hoạt động 1 : Kiểm tra 8phút. Viết các hằng đẳng thức lập phương của một tổng,lập phương của một hiệu? Tính: (2x-y)3=? (3x+)3=? Tổ chức cho HS nhận xét. 1 HS lên bảng. Lớp làm ra nháp và nhận xét bài của bạn trên bảng. - Hoạt động 2: Tổng 2 lập phương 10 phút. Hãy tính ( a+b)(a2-ab+b2)=? Chốt lại kết quả sau khi đã rút gọn. GV giải thích a2-ab+b2 gọi là bình phương thiếu của hiệu 2 số a và b. Hãy phát biểu bằng lời công thức trên. Tương tự viết A3+B3=? Hãy phát biểu bằng lời công thức trên. Viết x3+8 thành tích ? Viết ( x+1)(x2-x+1) thành tổng? Tổ chức cho HS làm bài thống nhất kết quả. Với a,b là các số: Ta có : ( a+b)(a2-ab+b2) = a3-a2b+ab2+a2b- ab2+b3 = a3+b3 Vậy ta có a3+b3=(a+b)(a2-ab+b2) " Tổng 2 lập phương của mỗi số bằng tích của tổng 2 số với bình phương thiếu của hiệu 2 số đó. Với A và B là các biểu thức ta có: (6) A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2) áp dụng: a. x3+8=x3+23=(x+2)(x2-2x+4) b. (x+1)(x2-x+1)=x3+13=x3+1 - Hoạt động 3:Hiệu 2 lập phương 10 phút: Tính: (a-b)(a2+ab+b2)=? Gọi 1 HS tính. Chốt lại kết quả sau khi đã rút gọn. Tổng quát :A3+B3=? GV giải thích :A2+AB+B2 gọi là bình phương thiếu của tổng A và B . Hãy phát biểu bằng lời công thức (7). a. Tính : (x-1)(x2+x+1)=? b. Viết : (8x3-y3) dưới dạng tích. Hướng dẫn HS 1 cách tỉ mỉ. (a-b)(a2+ab+b2) = a3+a2b+ab2-a2b- ab2-b3 = a3-b3 Vậy ta có a3-b3=(a-b)(a2+ab-b2) " Hiệu 2 lập phương của mỗi số bằng tích của hiệu 2 số với bình phương thiếu của tổng 2 số đó. Với A và B là các biểu thức ta có: (6) (7) A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2) a. (x-1)(x2+x+1)=x3-13=x3-1 b. (8x3-y3)=(2x)3- y3 =(2x- y)(4x2+2xy+y2) c. (x+2)(x2-2x+4)=x3+8 - Hoạt động 4: Củng cố luyện tập 15 phút: GV treo bảng phụ ghi 7 hằng đẳng thức đáng nhớ,phân tích cho HS 1 lần nữa sự khác nhau giữa các khái niệm. Nếu thay A=x ; B=1 ta có bảng nào. Gọi 2 HS lên bảng. Các hằng đẳng thức đáng nhớ: 1. (A+B)2=A2+2AB+B2 2. (A-B)2=A2- 2AB+ B2 3. A2-B2=(A+B).(A-B) 4. (A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3 5. (A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3 6. A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2) 7. A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2) - Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 3 phút. + Học thuộc và ghi nhớ 7 hằng đẳng thức đáng nhờ theo2 chiều. + Viết các kết quả mỗi hằng đẳng thức khi cho A=x và B lần lượt bằng 1,2,3,4,5,,,,. + Làm các bài tập 30,31,32 trong SGK.
Tài liệu đính kèm: