Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 68+69: Kiểm tra học kỳ II

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 68+69: Kiểm tra học kỳ II

I.Mục tiêu:

*K.Tra, đánh giá mức độ nắm bắt kiến thứcđã học trong học kì II của học sinh.

*Vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra HKII, trình bầy tốt bài kiểm tra.

*Nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra.

II. Phần chuẩn bị:

1. Thầy:

* Đề kiểm tra, đáp án biểu điểm , đồ dùng dạy học

2. Trò:

* Ôn tập HKII , giấy kiểm tra , đồ dùng học tập.

III. Phần thể hiện trên lớp:

1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Đề kiểm tra:

(Thời gian 90 phút không kể thời gian chép đề )

Câu1:(2đ)

Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai?

a. Khi nhân hai vế của một bất phương trình với cùng một số âm và giữ nguyên chiều của bất phương trình thì được một bất phương trình mới tương đương với bất phương trình đã cho.

b. Hai phương trình được gọi là tương nếu chúng có chung tập nghiệm.

c. Hai tam giác có hai cặp góc bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng.

d. Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 68+69: Kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 68+69: Kiểm tra HK II
I.Mục tiêu:
*K.Tra, đánh giá mức độ nắm bắt kiến thứcđã học trong học kì II của học sinh.
*Vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra HKII, trình bầy tốt bài kiểm tra.
*Nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. Phần chuẩn bị:
1. Thầy:
* Đề kiểm tra, đáp án biểu điểm , đồ dùng dạy học
2. Trò: 
* Ôn tập HKII , giấy kiểm tra , đồ dùng học tập.
III. Phần thể hiện trên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Đề kiểm tra:
(Thời gian 90 phút không kể thời gian chép đề )
Câu1:(2đ)
Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai?
a. Khi nhân hai vế của một bất phương trình với cùng một số âm và giữ nguyên chiều của bất phương trình thì được một bất phương trình mới tương đương với bất phương trình đã cho.
b. Hai phương trình được gọi là tương nếu chúng có chung tập nghiệm.
c. Hai tam giác có hai cặp góc bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng.
d. Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau.
Câu 2:(2đ)
Giải các phương trình và bất phương trình sau:
a) x(2x + 5) = 0
b) 2x + 5 > x + 6
Câu 3: (2,5 đ)
Giải bài toán bằng cách lập phươpng trình:
Cho ba số tự nhiên liên tiếp. Tích hai số đầu nhỏ hơn tích hai số cuối là 50. Hỏi đã cho ba số tự nhiên nào?
Câu 4:(3,5đ)
Cho tam giác nhọn ABC và hai đường cao BD; CE chứng minh rằng:
a) ADB đồng dạng với AEC
b) AE.AB = AD.AC
c) ADE đồng dạng với ABC
3. Đáp án – Biểu điểm: 
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
Câu 2:Mỗi ý đúng được 1 điểm
x(2x + 5) = 0
x = 0 hoặc 2x + 5 = 0
 x = 0 hoặc 2x = - 5
 x = 0 hoặc x = 
Phương trình có tập nghiệm: S = {}
2x + 5 > x + 6
2x – x > 6 – 5
 x > 1
Bất phương trình có tập nghiệm
S = {>1}
Câu 3:
Gọi số tự nhiên đầu tiên là x, ĐK: xN
Hai số tự nhiên tiếp theo là x + 1; x + 2
Tích hai số đầu nhỏ hơn tích hai số cuối là 50. Ta có phương trình 
 x + 1)(x + 2) – x(x + 1) = 50
 x2+ 2x + x + 2 - x2 – x = 50
 2x + 2 = 50
 2x = 48
 x = 24 (TMĐK) 
 Vậy ba số tự nhiên liên tiếp đã cho là: 24; 25; 26 
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
0,5 đ
Câu 4:
a) ADB và AEC có 
 = = 900
 chung
ADB ~ AEC (g-g)
b) có ADB ~ AEC (CM câu a) 
c) có 
0.5 đ
1 đ
1 đ
1 đ 
4. Trả bài kiểm tra: 
*Tiết 70: Đại số
*Tiết 70: Hình học
5.Hướng dẫn học ở nhà:
*Làm bài kiểm tra vào vở bài tập.
*Tiết sau trả bài kiểm tra học kì II (phần đại số)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_6869_kiem_tra_hoc_ky_ii.doc