1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học về phương trình và giải bài toán bằng cách lập phương trình.
b. Kĩ năng:
- Củng cố và nâng cao các kỹ năng giải toán bằng cách lập phương trình.
c. Thái độ:
- Giáo dục Hs lòng yêu thích bộ mộn.
- Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
2. Chuẩn bị của GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học.
b. Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (7')
* Câu hỏi: Chữa bài tập 66d (sbt - 14).
Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu cần chú ý điều gì ?
Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày giảng: 28/2/2011: lớp 8B 1/3/2011: lớp 8B TIẾT 55: ÔN TẬP CHƯƠNG III (Tiếp). 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học về phương trình và giải bài toán bằng cách lập phương trình. b. Kĩ năng: - Củng cố và nâng cao các kỹ năng giải toán bằng cách lập phương trình. c. Thái độ: - Giáo dục Hs lòng yêu thích bộ mộn. - Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác khi giải toán. 2. Chuẩn bị của GV VÀ HS: a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học. b. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (7') * Câu hỏi: Chữa bài tập 66d (sbt - 14). Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu cần chú ý điều gì ? * Đáp án: Bài 66d (sbt - 14) ĐKXĐ: x ¹ ± 2 (x - 2)2 - 3(x + 2) = 2(x - 11) x2 - 4x + 4 - 3x - 6 - 2x + 22 = 0 x2 - 4x - 5x + 20 = 0 (x - 4)(x - 5) = 0 x - 4 = 0 hoặc x - 5 = 0 (1) x - 4 = 0 x = 4 (thoả mãn đk) (2) x - 5 = 0 x = 5 (thoả mãn đk) Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {4; 5} 8đ * Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta cần tìm ĐKXĐ của phương trình, các giá trị tìm được của ẩn trong quá trình giải phải đối chiếu với ĐKXĐ, những giá trị của x thoả mãn ĐKXĐ là nghiệm của phương trình đã cho. 2đ * Đặt vấn đề(1'): Hôm nay thầy trò chúng ta lại cùng nhau đi ôn tập chương III (tiếp). b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 2 (tiếp tiết trước) (35') ?(TB): Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ? Nhắc lại 3 bước. G: Y/c Hs nghiên cứu nội dung bài 54 (sgk - 34). Tóm tắt đề bài ? Lập bảng phân tích bài toán ? v (km/h) t(h) S (km) Xuôi dòng 4 x (x > 0) Ngược dòng 5 x ?(TB): Dựa vào mối quan hệ nào lập phương trình của bài toán ? 1 Hs lên bảng giải. Treo bảng phụ ghi nội dung bài 68. Y/c Hs nghiên cứu đề bài. ?(TB): Tóm tắt nội dung của bài ? Lập bảng phân tích nội dung bài toán? Năng suất 1 ngày (tấn/ng) Số ngày (ngày) Số than (tấn) Kế hoạch 50 x (x > 0) Thực hiện 57 x + 13 Lập phương trình của bài toán ? Ta có phương trình: - = 1 G: Gọi 1 Hs lên bảng trình bày lời giải bài toán. GV: Y/c HS nghiên cứu bài tập 55 Tóm tắt nội dung bài toán ? Trong dung dịch có bao nhiêu gam muối lượng muối có thay đổi không ? Trong dung dịch có 50 gam muối, lượng muối không thay đổi. Dung dịch mới chứa 20% muối, em hiểu điều này nghĩa là gì ? Nghĩa là khối lượng muối bằng 20% khối lượng của dung dịch. ?(K): Hãy chọn ẩn - Lập phương trình của bài toán ? Lên bảng giải - Dưới lớp làm vào vở. Y/c Hs nghiên cứu đề bài 56. ?(TB): Yêu cầu của bài toán ? Nếu gọi x (đồng) là giá của mỗi số điện ở mức thứ nhất thì điều kiện của x là gì ? x > 0. Nhà Cường dùng hết bao nhiêu số điện trong tháng ? Ứng với mỗi mức nhà Cường phải trả bao nhiêu tiền điện ? Dùng hết 165 số điện. + 100 số đầu: 100x (đồng) + 50 số tiếp theo: 50(x + 150) (đồng) + 15 số còn lại: 15(x +150 +200) (đồng) Thuế VAT nhà Cường phải trả bao nhiêu ? 10%.[100 x + 50(x + 150) +15(x+350)] ?(K): Dựa vào mối quan hệ nào trong bài toán để lập phương trình ? Tổng số tiền nhà Cường phải trả kể cả VAT là 95700 đồng. Hướng dẫn học sinh lập phương trình, phần còn lại Y/c Hs về nhà tiếp tục giải. B. Ôn tập về giải bài toán bằng cách lập phương trình: * Dạng 1: Toán chuyển động Bài 54 (sgk – 34) Giải: Gọi khoảng cách giữa hai bến AB là x (km), (x > 0) Thời gian ca nô xuôi dòng là 4 (h). Vận tốc xuôi dòng là (km/h) Thời gian ca nô ngược dòng là 5 (h). Vận tốc ngược dòng là (km/h) Vì vận tốc dòng nước là 2 km/h nên vận tốc canô khi nước yên lặng là: - 2 (km/h) (khi xuôi dòng) và + 2 (km/h) (khi ngược dòng) Vậy ta có phương trình: - 2 = + 2 - = 4 5x – 4x = 80 x = 80 (thỏa mãn đk) Vậy khoảng cách giữa hai bến AB là 80 km. * Dạng 2: Toán năng suất Bài 68 (sbt - 14) Giải: Gọi số tấn than mà đội phải khai thác theo kế hoạch là x (tấn) (x > 0) Thực tế số than mà đội khai thác được là x + 13 (tấn) Số ngày khai thác theo kế hoạch là (ngày) Số ngày khai thác thực tế là (ngày) Theo bài ra ta có phương trình: - = 1 57x - 50(x + 13) = 50.57 57x - 50x - 650 = 2850 7x = 3500 x = 500 (Thoả mãn đk) Vậy theo kế hoạch đội phải khai thác là 500 tấn than. * Dạng 3: Toán phần trăm Bài 55 (sgk – 34) Giải: Gọi lượng nước cần pha thêm là x (gam) (x > 0) Khi đó khối lượng dung dịch là: 200 + x (gam) Khối lượng muối là 50 gam không thay đổi Theo bài ra ta có phương trình: 20%(x + 200) = 50 20 (x + 200) = 5000 x + 200 = 250 x = 50 (Thoả mãn ĐK) Vậy lượng nước cần pha thêm là 50 gam. * Dạng 4: Toán phần trăm có nội dung thực tế Bài 56 (sgk – 34) Giải: Gọi mỗi số điện ở mức thấp nhất có giá trị x (đồng) (x > 0) Nhà Cường dùng hết 165 số điện nên phải trả tiền theo mức: + 100 số điện đầu tiên: 100x (đồng) + 50 số điện tiếp theo: 50(x + 150) (đồng) + 15 số điện còn lại: 15( x + 350) (đồng) Kể cả thuế VAT, nhà Cường phải trả 95700 đồng. Vậy ta có phương trình: [100x + 50(x + 150) + 15 (x + 350)].10% = 95700 c. Củng cố, luyện tập: ( thực hiện xen lẫn trong bài dạy) d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2') - Tiết sau kiểm tra 1 tiết chương III. - Về nhà cần ôn tập kỹ các vấn đề sau: 1. Lý thuyết: - Định nghĩa hai phương trình tương đương, hai quy tắc biến đổi phương trình. - Định nghĩa, số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn. - Các bước giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 (a ¹ 0). Phương trình tích; Phương trình chứa ẩn ở mẫu; Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 2. Bài tập: - Ôn lại và luyện tập giải các dạng phương trình và các bài toán giải bằng cách lập phương trình. - Chú ý trình bày bài giải cẩn thận, không sai sót.
Tài liệu đính kèm: