Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 46: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 46: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

1.Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Củng cố cho HS cách phân tích đa thức thành nhân tử , vận dụng vào giải phương trình tích .

- HS biết cách giải quyết hai dạng bài toán khác nhau của giải phương trình:

+ Biết một nghiệm, tìm hệ số bằng chữ của phương trình.

+ Biết hệ số bằng chữ , giải phương trình.

b. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ phân tích đa thức thành nhân tử , vận dụng vào giải phương trình tích.

 c. Thái độ:

- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán.

2. Trọng tâm

Củng cố cách phân tích đa thức thành nhân tử

3. Chuẩn bị:

GV: Thước thẳng, bảng phụ

 HS: Ôn các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. Giải phương trình đưa vềdạng A(x).B(x) = 0. Thước thẳng, bảng nhóm.

 4. Tiến trình:

4.1. Ổn định :

Kiểm diện học sinh , kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

4.2 Kiểm tra miệng:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 46: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết: 46
Tuần 22
Ngày dạy:19/01/2011
1.Mục tiêu:
Kiếân thức:
Củng cố cho HS cách phân tích đa thức thành nhân tử , vận dụng vào giải phương trình tích .
 HS biết cách giải quyết hai dạng bài toán khác nhau của giải phương trình:
+ Biết một nghiệm, tìm hệ số bằng chữ của phương trình.
+ Biết hệ số bằng chữ , giải phương trình.
Kỹ năng:
Rèn cho HS kỹ phân tích đa thức thành nhân tử , vận dụng vào giải phương trình tích.
 c. Thái độ: 
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán.
2. Trọng tâm
Củng cố cách phân tích đa thức thành nhân tử
3. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, bảng phụ 
 HS: Ôn các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. Giải phương trình đưa vềdạng A(x).B(x) = 0. Thước thẳng, bảng nhóm.
 4. Tiến trình:
4.1. Ổn định :
Kiểm diện học sinh , kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng:
HS1: Sửa bài 23(a,b)/SGK/ 17 .
HS1:Sửa bài 23(a,b)/SGK/ T17
+ Giải phương trình: 
 a) x(2x – 9) = 3x(x – 5)
 2x2 – 9x – 3x2 + 15x = 0
 - x2 + 6x = 0 x (-x + 6) = 0 
 x = 0 hoặc x = 6 .Vậy S = {0 ; 6}
b) 0,5(x – 3) = (x – 3)(1,5x – 1)
 0,5(x – 3) - (x – 3)(1,5x – 1)
(x – 3)( 0,5 – 1,5x + 1) = 0
 ( x – 3)( - x + 1) = 0
 x = 3 hoặc x = 1
Tập nghiệm của phương trình là S={3 ; 1}
HS 2: Sửa bài 23(c,d), ( SGK / 17 )
GV:Nhận xét cho điểm HS, nhắc nhở những điều cần lưu ý: khi giải phương trình cần nhận xét xem các hạng tử của phương trình có nhân tử chung hay không, nếu có cần sử dụng để phân tích đa thức thành nhân tử một cách dễ dàng
HS 2: Sửa bài 23(c,d), ( SGK / 17 )
Giải phương trình 
c) 3x – 15 = 2x(x – 5)
 3x – 15 - 2x(x – 5) = 0
 3(x – 5) -2x (x – 5) = 0
 (x – 5)(3 – 2x) = 0
 x - 5 = 0 hoặc 3 - 2x = 0 
 x = 5 hoặc x = 
Tập nghiệm của phương trình là S =
d) 
 3x – 7 = x(3x – 7) 
 3x – 7 - x(3x – 7) = 0
 (3x – 7)(1 – x) = 0
 3x – 7 = 0 hoặc 1 – x = 0
 x = hoặc x = 1 
Tập nghiệm của phương trình là S =
4.3 Luyện tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
GV: Cho HS làm bài 24/SGK/17
 Giải các phương trình 
a) (x2– 2x + 1) – 4 = 0
GV:Cho biết trong phương trình có những hằng đẳng thức nào?
HS: Hằng đẳng thức x2– 2x + 1 = (x+1)2
GV:Yêu cầu HS giải phương trình.
d) x2–5x + 6 = 0 (dành cho HS khá giỏi)
GV:Làm thế nào để phân tích vế trái thành nhân tử.Hãy nêu cụ thể.
HS: Dùng phương pháp tách hạng tử.
 Bài 24/SGK/17
Giải các phương trình 
a) (x2– 2x + 1) – 4 = 0
Giải:
 (x2– 2x + 1) – 4 = 0
(x – 1)2 – 22 = 0
 (x –1– 2)( x –1 +2) = 0
 (x – 3)(x + 1) = 0
 x = 3 hoặc x = -1 Vậy S = {3; -1}
d) x2 – 5x + 6 = 0
 x2 – 2x – 3x + 6 = 0
 x(x – 2) - 3( x – 2) = 0
 (x – 2)(x – 3 ) = 0
 x – 2 = 0 hoặc x – 3 = 0 
 x = 2 hoặ x = 3 Vậy S = {2 ; 3}
GV: Cho HS làm bài 25/SGK/17
Giải phương trình 
a) 2x3 + 6x2 = x2 + 3x
HS:Cả lớp giải phương trình, hai HS lên bảng trình bày.
b) (3x – 1)(x2 + 2) = (3x–1)(7x–10) 
HS:Nhận xét bài làm của bạn
GV:Kiểm tra lại, nhận xét , giải thích chung, chốt ý chính.
Bài 25/SGK/17
Giải phương trình 
a) 2x3 + 6x2 = x2 + 3x
 2x2(x +3 ) = x( x + 3)
2x2(x +3 ) - x( x + 3) = 0
 x(x + 3) (2x – 1) = 0
 x = 0 hoặc x = -3 hoặc x = 
S = 
b) (3x – 1)(x2 + 2) = (3x–1)(7x–10) 
 (3x–1)(x2 + 2) - (3x–1)(7x–10) = 0
 (3x – 1)( x2 -7x + 12 ) = 0
 (3x – 1)( x2 -3x – 4x + 12 ) = 0 
 (3x – 1)[x(x - 3) - 4(x –3)] = 0 
 (3x – 1) (x - 3) (x – 4) = 0
(3x – 1) = 0 hoặc (x - 3) = 0 hoặc 
(x – 4) = 0
 x = hoặc x = 3 hoặc x = 4
S = 
GV:Cho HS làm bài 33/SBT/8
Biết rằng x = -2 là một trong các nghiệm của phương trình :
 x3 + ax2 – 4x – 4 = 0 (*)
a) Xác định giá trị của a.
b) Với a vừa tìm được ở câu a) tìm các nghiệm còn lại của phương trình đã cho về dạng phương trình tích .
GV: Làm thế nào để xác định giá trị của a ?
HS:Thay x = -2 vào phương trình đó tính a
GV: Thay a =1 vào phương trình rồi biến đổi vế trái thành tích. 
HS:Thực hiện.
Bài 33/SBT/8
a) Xác định giá trịcủa a
Thay x = -2 vào phương trình
 x3 + ax2 – 4x – 4 = 0 , ta có:
 (-2)3 + a(-2)2 – 4(-2) – 4 = 0
 -8 + 4a +8 – 4 = 0
 4a = 4
 a = 1
Thay a =1 vào phương trình (*), ta được:
 x3 + x2 – 4x – 4 = 0 
 x2(x +1) - 4(x +1) = 0
 (x +1)(x2 – 4)= 0 
 (x +1)(x – 2)(x +2)= 0
GV: Trong bài có hai dạng bài khác nhau :
 + Câu a, biết một nghiệm, tìm hệ số bằng chữ của phương trình
+ Câu b, biết hệ số bằng chữ, giải phương trình
 x +1 = 0 hoặc x -2 = 0 hoặc x +2 = 0
 x = -1 hoặc x = 2 hoặc x = -2 
S = {-1 ; 2 ; -2}
4.4. Bài học kinh nhgiệm:
Muốn giải phương trình bậc cao, ta giảm bậc của phương trình bằng cách đưa phương trình về dạng phương trình tích , có các nhân tử là bậc nhất.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đối với tiết học này
+ Xem và giải lại các bài tập đã sửa
+ Bài tập về nhà: Bài 24(b,c)/SGK/14 Và bài 29, 30, 31 ,31, 34 /SBT/ 8
- Đối với tiết học tiếp theo
+ Ôn lại : Điều kiện của biến để giá trị phân thức được xác định, thế nào là hai phương trình tương đương.
+ Xem trước bài : “Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức”
Hương dẫn bài 29/SBT/8
a) Phân tích hằng đẳng thức x3 – 1 = (x -1)(x2 + x +1)
 Đặt nhân tử chung (x -1) , giải phương trình tích ; ĐS: S = 
b ) Chuyển 4 sang vế trái , dùng hằng đẳng thức x2 -4 =(x + 2)(x – 2)
 Đặt nhân tử chung (x + 2), giải phương trình tích ; ĐS S = 
Hương dẫn bài 30/SBT/8
b) –x2 + 5x – 6 = 0 (-x2 + 2x) + (3x -6) = 0
 Phân tích thành nhân tử, giải phương trình tích ; ĐS : S = {2; 3}
 c) Tách -12x = - 2x – 10x , nhóm hạng tử , đưa về phương trình tích
 ĐS: S = 
 5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_46_luyen_tap_truong_thcs_hoa_t.doc