Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Lê Anh Tuấn

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Lê Anh Tuấn

A. Mục tiêu

 - HS hiểu khái niệm phương trình và thuật ngữ " Vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình , tập hợp nghiệm của phương trình. Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.

- Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân

- trình bày biến đổi.

- Thái độ: Tư duy lô gíc

B. Chuẩn bị:

- GV: Bài soạn.

- HS: bài toán tìm x

C. Tiến trình lên lớp:

Tổ chức:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Lê Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn số
Tiết 41: Mở đầu về phương trình
A. Mục tiêu 
 - HS hiểu khái niệm phương trình và thuật ngữ " Vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình , tập hợp nghiệm của phương trình. Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.
- Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân 
- trình bày biến đổi.
- Thái độ: Tư duy lô gíc
B. Chuẩn bị: 
- GV: Bài soạn.
- HS: bài toán tìm x
C. Tiến trình lên lớp: 
Tổ chức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :Kiểm tra( 8 phút) :
HS1: Tìm x biết:
a) 2x + 4(36 - x) = 100
b) 2x + 5 = 3(x-1) + 2
 HS2: Tìm x:
a) x + 1 = 0
b) x2 = 1
HS1:
a) 2x + 4(36 - x) = 100
2x + 144 - 4x = 100
2x = 44 x = 22
b) 2x + 5 = 3(x-1) + 2
2x + 5 = 3x - 3 + 2
2x + 5 = 3x - 1
 x = 6
 HS 2 :
a) x + 1 = 0 x = -1
b) x2 = 1 x2 = (1)2 x = 1; x =-1
Hoạt động 2 : Giới thiệu phương trình bậc nhất một ẩn( 12 phút)
1) Phương trình 1 ẩn
- GV: Từ bài toán tìm x biết 2x + 5 = 3(x-1) + 2 của bạn ta còn gọi đẳng thức
 2x + 5 = 3(x-1) + 2
là một phương trinh với ẩn số x.
- Hãy cho biết vế trái của phương trình là biểu thức nào?
- Hãy cho biết vế phải của phương trình là biểu thức nào? có mấy hạng tử? Là những hạng tử nào?
- GV: đó chính là hai vế của phương trình là hai biểu thức có cùng biến x
- Em hiểu phương trình ẩn x là gì?
- GV: chốt lại
- GV: Cho HS làm ?1 cho ví dụ về:
a) Phương trình ẩn y
b) Phương trình ẩn u
- GV cho HS làm ?2.
- HS lên bảng tính 
- GV giới thiệu nghiệm của phương trình.
- GV cho HS làm ?3
 Cho phương trình: 2(x + 2) - 7 = 3 - x
a) x = - 2 có thoả mãn phương trình không? tại sao?
b) x = 2 có là nghiệm của phương trình không? tại sao?
* GV: Trở lại bài tập của bạn làm 
x2 = 1 x2 = (1)2 x = 1; x =-1
 Vậy x2 = 1 có 2 nghiệm là: 1 và -1
- GV: Nếu ta có phương trình x2 = - 1 kết quả này đúng hay sai?( Sai vì không có số nào bình phương lên là 1 số âm). 
Vậy x2 = - 1 vô nghiệm.
+ Từ đó em có nhận xét gì về số nghiệm của các phương trình?
- GV nêu nội dung chú ý .
1) Phương trình 1 ẩn
 2x + 5 = 3(x-1) + 2
là một phương trinh với ẩn số x.
* Phương trình ẩn x có dạng: A(x) = B(x)
Trong đó: A(x) vế trái
 B(x) vế phải
 Là hai biểu thức cùng biến x
?1
?2
 2x + 5 = 3(x-1) + 2
 Với x = 6
+ Vế trái: 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17
+ Vế phải: 3(x-1) + 2 =3(6 -1) +2 = 17
Ta nói x = 6 thoả mãn ( hay nghiệm đúng) phương trình đã cho và gọi 6 là một nghiệm của phương trình đó.
333
Phương trình: 2(x + 2) - 7 = 3 - x
a) x = - 2 không thoả mãn phương trình
b) x = 2 là nghiệm của phương trình.
* Chú ý:
- Hệ thức x = m ( với m là 1 số nào đó) cũng là 1 phương trình và phương trình này chỉ rõ ràng m là nghiệm duy nhất của nó.
- Một phương trình có thể có 1 nghiệm. 2 nghiệm, 3 nghiệm  nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc vô số nghiệm.
Hoạt động3 : Tìm hiểu khái niệm giải phương trình( 8 phút)
2) Giải phương trình
- GV: Việc tìm ra nghiệm của phương trình ( giá trị của ẩn) gọi là giải phương trình ( Tìm ra tập hợp nghiệm)
+ Tập hợp nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm)
Kí hiệu: S
- GV cho HS làm ?4
 Hãy điền vào ô trống
2) Giải phương trình
?4
a) Phương trình x =2 có tập nghiệm là 
 S = 
b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = 
Hoạt động 4 : Hình thành định nghĩa hai phương trình tương đương( 10 phút)
3) Phương trình tương đương
- GV nêu VD
- Vậy thế nào là 2 phương trình tương đương?
3) Phương trình tương đương
Ví dụ: x = -1 có nghiệm là 
 x + 1 = 0 có nghiệm là 
Vậy phương trình x = -1 tương đương với phương trình x + 1 = 0
* Hai phương trình có cùng tập hợp nghiệm gọi là 2 phương trình tương đương
* 2 phương trình trên không tương đương vì:
x = 1 thoả mãn phương trình x(x - 1) = 0 
nhưng không thoả mãn phương trình x = 0
Hoạt động 5 : Củng cố – Hướng dẫn về nhà( 7 phút)
1- Củng cố:
1) phương trình x = 0 và x(x - 1) = 0 có tương đương không? Vì sao? 
2) Chữa bài 1/6 (sgk)
2- Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập 2,3,4 ( sgk)
- Đọc phần có thể em chưa biết
Bài 1/6 (sgk)
x = -1 là nghiệm của phương trình a và c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_trinh_le_a.doc