1) Mục tiêu:
a) Kiến thức:
-Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên: thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau. HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.
-HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu.
b) Kĩ năng: Vận dụng vào một số bài toán thực tế.
c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
2) Chuẩn bị :
a) Giáo viên: Bảng phụ, bút viết bảng, bút chỉ bảng.
b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
3) Phương pháp dạy học:
- Đặt và giải quyết vấn đề .
- Hỏi_đáp.
- Hợp tác theo nhóm.
4) Tiến trình:
4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới.
4.3) Giảng bài mới:
Tiết PPCT: 59 QUY TẮC CHUYỂN VẾ_LUYỆN TẬP Ngày dạy: 1) Mục tiêu: a) Kiến thức: -HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức: +Nếu a = b thì a + c = b+ c và ngược lại + Nếu a = b thì b = a -HS hiểu quy tắc chuyển vế: khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó. b) Kĩ năng: HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế: khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó. c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh. 2) Chuẩn bị: a) Giáo viên: Chiếc cân bàn, hai quả cân 1 Kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau. b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. 3) Phương pháp dạy học: Trực quan. Hỏi_đáp. Thảo luận nhóm. 4) Tiến trình: 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới 4.3) Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: 1/ Tính chất của đẳng thức: GV giới thiệu cho HS thực hiện như hình 50 / 85 SGK. -Có 1 cân đĩa, đặt lên hai đĩa cân 2 nhóm đồ vật sao cho cân thăng bằng . -Tiếp tục đặt lên mỗi đĩa cân 1 quả cân nặng 1 kg, hãy rút ra nhận xét? HS: Cho cân thăng bằng nếu đồng thời cho thêm hai vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng. GV: Ngược lại, đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1 kg hoặc hai đồ vật có khối lượng bằng nhau, rút ra nhận xét? HS: Ngược lại, Nếu đồng thời bớt 2 vật có khối lượng bằng nhau ở 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng. GV: Tương tự như cân đĩa, nếu ban đầu có hai số bằng nhau, kí hiệu: a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái dấu “ =”, vế phải là biểu thức ở bên phải dấu “=” Từ phần thực hành trên cân đĩa, em có thể rút ra những nhận xét gì về tính chất của đẳng thức? HS: Nếu thêm cùng một số vào hai vế của đẳng thức, ta vẫn được 1 đẳng thức: a = b a+ c = b + c Nếu bớt cùng một số . . . a+ c = b + c a = b Nếu vế trái bằng vế phải thì vế phải bằng vế trái. GV nhắc lại tính chất của đẳng thức ( đưa kết luận lên bảng phụ). Hoạt động 2: 2/ Ví dụ: GV đưa đề bài lên bảng phụ: Tìm số nguyên x biết: x - 2 = -3 GV: Làm thế nào để vế trái chỉ còn lại x? HS: Thêm (+ 2) vào hai vế . GV: Thu gọn các vế? GV yêu cầu HS làm ?2 Tìm x biết: x+ 4 = -2 Hoạt động 3: 3/ Quy tắc chuyển vế: GV chỉ vào các phép biến đổi trên: x- 2 = -3 x = -3+ 2 x+ 4 = -2 x=-2-4 và hỏi: Em có nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức? HS thảo luận nhóm và rút ra nhận xét: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó. GV giới thiệu quy tắc chuyển vế trang 86 SGK GV cho HS làm Ví dụ SGK a/ x – 2 = - 6 b/ x- (-4) = 1 GV yêu cầu HS làm ?3 Tìm x biết: x+ 8 = (-5) + 4 4.4) Củng cố và luyện tập: GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế? Cho HS làm bài tập 61/ 87 SGK. Bài tập đúng , sai: a/ x- 12 = (-9)- 15 x = -9 + 15+ 12 b/ 2 – x= 17 – 5 - x= 17- 5+ 2 1/ Tính chất của đẳng thức: Tính chất : (SGK/ 86) 2/ Ví dụ: Ví dụ: x- 2 = -3 x- 2+ 2 = -3+ 2 x+ 0 = -3 + 2 x = -1 ?2 x+ 4 = -2 x+ 4 - 4 = -2 – 4 x+ 0 = -2 – 4 x = - 6 3/ Quy tắc chuyển vế: Quy tắc : SGK/ 86 Ví dụ: a/ x – 2 = -6 x = -6 + 2 x = -4 b/ x- (-4) = 1 x = 1 + (-4) = 1- 4 x = -3 ?3 x+ 8 = -5 + 4 x = -8 – 5 + 4 x = -13 + 4 x = -9 Bài 61/ 87 SGK: a/ 7- x = 8 – (-7) 7 – x = 8+7 - x = 8 x = -8 b/ x = -3 Bài tập đúng , sai: a/ Sai b/ Sai 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học thuộc tính chất đẳng thức, quy tắc chuyển vế. -BTVN: 62, 63, 64, 65 / 87 SGK. 5) Rút kinh nghiệm: Tiết PPCT: 60 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU Ngày dạy: 1) Mục tiêu: a) Kiến thức: -Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên: thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau. HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu. -HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. b) Kĩ năng: Vận dụng vào một số bài toán thực tế. c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh. 2) Chuẩn bị : a) Giáo viên: Bảng phụ, bút viết bảng, bút chỉ bảng. b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà 3) Phương pháp dạy học: - Đặt và giải quyết vấn đề . - Hỏi_đáp. - Hợp tác theo nhóm. 4) Tiến trình: 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới. 4.3) Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: 1/ Nhận xét mở đầu: GV: Chúng ta đã học phép cộng, phép trừ các số nguyên. Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp phần phép nhân các số nguyên. Em đã biết phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau. Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tìm kết quả. HS thay phép nhân bằng phép cộng ( gọi HS lần lượt lên bảng) GV: Qua các phép nhân trên, khi nhân hai số nguyên khác dấu em có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối của tích? HS: Khi nhân hai số nguyên khác dấu, tích có: +Giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối. +Dấu là dấu “-“ GV: Ta có thể tìm ra kết quả phép nhân bằng cách khác, ví dụ: (-5).3 = (-5) + (-5) + (-5) = -( 5+ 5+ 5) = -5.3 = -15 Hoạt động 2: 2/ Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu . HS nêu quy tắc. GV: Đưa quy tắc lên bảng phụ và gạch chân các từ “nhân hai giá trị tuyệt đối”, dấu “–“ GV:Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. So sánh với quy tắc nhân. HS: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu: +Trừ hai giá trị tuyệt đối. +Dấu là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn ( có thể “+” hoặc “-“ ) GV yêu cầu HS làm bài 73 /89 SGK. Chú ý: 15.0 = 0 (-15).0 = 0 với athì a. 0 = 0 GV cho HS làm bài tập 75 / 89 SGK. Ví dụ: SGK/ 89: GV đưa đề bài lên bảng phụ yêu cầu HS tóm tắt đề: 1 sản phẩm đúng quy cách: + 20000đ 1 sản phầm sai quy cách: -10000đ một tháng làm: 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách. Tính lương tháng? GV : còn cách giải khác không? 4.4) Củng cố và luyện tập: GV phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên trái dấu? GV yêu cầu HS làm bài tập 76/89 SGK. Điền vào chỗ trống GV cho HS làm bài tập: “ Đúng hay sai?” Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a/ Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. b/ Tích hai số nguyên trái dấu bao giờ cũng là một số âm. c/ a. (-5) <0 với avà a0 d/ x+ x+ x+ x = 4+x e/ (-5). 4 < (-5). 0 GV kiểm tra kết quả 2 nhóm. 1/ Nhận xét mở đầu: 3.4 = 3+ 3+ 3+ 3+ = 12 (-3)(4) = (-3)+(-3)+(-3)+(-3) = -12 (-5).3 = (-5)+ (-5) +(-5) = -15 2(-6) = (-6) + (-6) = -12 2/ Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Quy tắc: SGK/ 88 Bài 73/89 SGK: a) (-5).6 = -30 ; b) 9.(-3) = -27 c) (-10). 11 = -110 ; d) 150 ( -4) = -600 Bài tập 75/ SGK: so sánh: a) (-68).8 <0 b)15.(-3)< 15 c) (-7).2 < (-7) Ví dụ: SGK/ 89: Giải: Lương công nhân, A tháng vừa qua là: 40.20000+ 10(-10000) = 800000+ (-1000000) = 700000(đ) Cách khác( tổng số tiền được nhận trừ đi tổng số tiền bị phạt): 40.20000-10.10000 = 800000-100000 = 700000đ Bài 76/89 SGK: x 5 -18 y -7 10 -10 -25 x.y -180 0 Bài tập: “ Đúng hay sai?” a/ Sai ( nhầm sang quy tắc dấu của phép cộng 2 số nguyên khác dấu). Sửa lại:đặt trước tích tìm được dấu “-“ b/ đúng c/ sai vì a có thể = 0 Nếu a= 0 thì 0.(-5) = 0 Sửa lại : a(-5) với a và a0 d/ sai Sửa lại : x+ x+ x+ x = 4.x e/ Đúng vì (-5).4 = -20 (-5). 0 = 0 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhàø: -Học thuộc quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu – So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. -Bài tập về nhà 77 / 89 SGK và 113, 114, 115, 116, 117 /68 SBT. 5) Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết PPCT: 61 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU Ngày dạy: 1) Mục tiêu: a) Kiến thức: -HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm. -Biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích. -Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng, của các số. b) Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập. c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh. 2) Chuẩn bị : a) Giáo viên: Bảng phụ, bút viết bảng, bút chỉ bảng. b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà 3) Phương pháp dạy học: - Đặt và giải quyết vấn đề . - Hỏi_đáp. - Hợp tác theo nhóm. 4) Tiến trình: 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh 4.2) Kiểm tra bài cũ: HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? Sửa bài tập 77 trang 89 SGK. HS2: Sửa bài tập 115/ 68 SBT: điền vào ô trống: m 4 -13 -5 n -6 20 -20 m.n -260 -100 Hỏi: Nếu tích hai số nguyên là số âm thì hai thừa số đó có dấu như thế nào? HS: Nếu tích hai số nguyên là số âm thì hai thừa số đó khác dấu nhau. GV đánh giá cho điểm 2HS. Quy tắc SGK Bài 77/ 89 SGK: Chiều dài của vải mỗi ngày tăng là: a/ 250.3 = 750 (dm) b/ 250.(-2) = -500 (dm) nghĩa là giảm 500 dm. Bài 115 / 68 SBT: m 4 -13 13 -5 n -6 20 -20 20 m.n -24 -260 -260 -100 4.3) Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: 1/ Nhân hai số nguyên dương: GV: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0. GV cho HS thực hiện ?1 Vậy khi nhân hai số nguyên dương tích là một số như thế nào? HS: tích hai số nguyên dương là một số nguyên dương. GV: Tự cho ví dụ về nhân hai số nguyên dương và thực hiện phép tính. Hoạt động 2: 2/ Nhân hai số nguyên âm: GV cho HS làm ?2 Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu, rút ra nhận xét, dự đoán kết quả hai tích cuối. GV viết lên bảng : 3. (-4) = 2.(-4) = 1.(-4) = 0.(-4) = (-1).(-4) = (-2).(-4) = GV : Trong 4 tích này, ta giữ nguyên thừa số (-4), còn thừa số thứ nhất giảm dần 1 đơn vị, em thấy các tích như thế nào? HS: Các tích tăng dần 4 đơn vị ( hoặc giảm (-4) đơn vị). GV: Theo quy luật đó, em hãy dự đóan kết quả hai tích cuối? (-1)(-4) = 4 (-2).(-4) = 8 GV khẳng định: (-1)(-4) = 4 (-2).(-4) = 8 là đúng. Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào? HS: Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng. GV: Vậy tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào? HS: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương. Hoạt động 3: 3/ Kết luận: GV: Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm thế nào? HS: Muốn nhân hai số nguyên dương ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng. GV: Như vậy muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau Kết luận:SGK GV yêu cầu HS làm bài 7/ 91 SGK: thêm f/ (-45) . 0 GV: Hãy rút ra quy tắc: * Nhân một số nguyên với số 0? HS: Nhân một số với 0 kết quả bằng 0. * Nhân 2 số nguyên cùng dấu? HS:Nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau. * Nhân 2 số nguyên khác dấu? HS:Nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối rồi đặt dấu “ –“ trước kết quả tìm được. GV: Cho HS họat động nhóm: Làm bài tập 79/ 91 SGK. Từ đó rút ra nhận xét: +Quy tắc dấu của tích. +Khi đổi dấu 1 thừa số của tích thì tích như thế nào? Khi đổi dấu hai thừa số của tích thì tích như thế nào? Rút nhận xét như phần chú ý SGK/ 91. GV kiểm tra bài làm của 2, 3 nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét, GV nhận xét. GV: Sau khi kiểm tra bài làm của các nhóm, đưa phần “ Chú ý” lên bảng phụ. GV cho HS làm ?4 cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu: a/ Tích a.b là một số nguyên dương. b/ Tích a.b là một số nguyên âm. 4.4/ Củng cố và luyện tập: GV: Nêu quy tắc nhân hai số nguyên? So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép cộng. Cho HS làm bài tập 82/ 92 SGK 1/ Nhân hai số nguyên dương: ?1 a/ 12.3 = 36 b/ 5.120 = 600 Ví dụ: a/ 5. 7 = 35 b/ 12. 5 = 60. 2/ Nhân hai số nguyên âm: ?2 3. (-4) = -12 2.(-4) =-8 1.(-4) =-4 0.(-4) = 0 (-1).(-4) =4 ( -2).(-4) = 8 Quy tắc : SGK/ 90. Ví dụ: (-4).(-25) = 4.25 = 100 (-12).(-10) = 120. 3/ Kết luận: Bài 7 SGK/ 91: a/ (+3) .(+9) = 27 b/(-3).7 = -21 c/ 13.(-5) = -65 d/ (-150).(-4) = 600 e/ (+7). (-5) = -35 f/ (-45). 0 =0 Kết luận:SGK/ 90 a.0 = 0.a = 0 Nếu a, b cùng dấu:a.b = Nếu a,b khác dấu : a. b = - Bài 79/ 91 SGK: 27.(-5) = -135 (+27).(+5) = + 135 (-27).(+5) = -135 (-27).(-5) = +135 (+5).(-27) = -135. Chú ý : SGK/ 91 ?4 a/ b là số nguyên dương . b/ b là số nguyên âm. Muốn nhân hai số nguyên ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, đặt dấu “ +” trước kết quả tìm được nếu 2 số cùng dấu, đặt dấu “ –“ trước kết quả nếu hai số khác dấu. Bài 82/ 92 SGK: a) (-7).(-5) > 0 b) (-17).5 < (-5).(-2) c) (+19).(+6) < (-17).(-10) 4.5/ Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên. Chú ý (-).(-) (+). -Bài tập về nhà 83, 84 / 92 SGK; 120125 / 69, 70 SBT. 5/ Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: