Giáo án môn Đại số khối 8 - Trường THCS Lương Quới - Mở đầu về phương trình

Giáo án môn Đại số khối 8 - Trường THCS Lương Quới - Mở đầu về phương trình

I. MỤC TIÊU:

- HS hiêu khái niệm phương trình và các thuật ngữ : vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.

- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

II. CHUẨN BỊ:

- GV : bảng phụ.

- HS : chuẩn bị § 1.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số khối 8 - Trường THCS Lương Quới - Mở đầu về phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:	 Tuần: 19
ND: 	 Tiết: 41 
§ 1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU:
HS hiêu khái niệm phương trình và các thuật ngữ : vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.
HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
CHUẨN BỊ:
GV : bảng phụ.
HS : chuẩn bị § 1.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
BỔ SUNG
TG
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
7’
HOẠT DỘNG 1: Phương trình một ẩn
GV giới thiệu dạng tổng quát của phương trình : A(x) = B(x), trong đó x là ẩn.
gọi HS nêu ví dụ.
Từ 1 ví dụ GV giới thiệu nghiệm của phương trình.
?3. gọi HS trả lời, GV khẳng định và chốt cách Kiểm tra một số là nghiệm của phương trình.
Củng cố : Bài 1,2. Gọi HS trả lời.
® Gọi HS đọc chú ý , GV chốt.
HS nghe và ghi chép.
HS nêu ví dụ.
HS chú ý.
?3. a) x = -2 không thoả mãn phương trình.
b) x = 2 thoả mãn phương trình.
Bài 1: a) x = -1 là nghiệm.
b) x = -1 không là nghiệm
Bài 2: t = -1; t = 0.
Phương trình một ẩn:
Phương trình ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó x là ẩn; A(x) là vế trái; B(x) là vế phải.
Ví dụ: 2x + 1 = x
 2t – 3(t + 2) = 7 – 5t
5’
HOẠT ĐỘNG 2 : Giải phương trình.
GV giới thiệu giải phương trình., tập nghiệm của phương trình.
Củng cố : ?4. (bảng phụ) gọi HS điền.
HS nghe.
?4. HS điền vào bảng phụ.
S = {2}; b) S = Ỉ
Giải phương trình:
(SGK)
5’
HOẠT ĐỘNG 3 : Phương trình tương đương 
Xác định tập nghiệm của hai phương trình: x – 1 = 0 và x = 1 ?
® phương trình tương đương.
Củng cố : Bài 5. Gọi HS trả lơi.
HS trả lời
Bài 5: x = 0 ® S = {0}
 x(x – 1) = 0 ® S = {0;1}
Vậy hai phương trình không tương đương.
Phương trình 
 tương đương:
Hai phương trình có cùng một tập nghiệm gọi là hai phương trình tương đương.
Kí hiệu: Û
25’
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố 
Bài 4. Gọi HS xác định trên bảng phụ.
Bài 3. Gọi HS trả lời. GV chốt.
Bài 6: Gọi HS trình bày.
® chốt cách Kiểm tra nghiệm của phương trình.
Bài 4: (a)®2;(b) ® 2,3;(c)® -1, 3.
Bài 3: S = R
Bài 6 (SBT). HS trình bày.
22 – 5.2 + 6 = 0 (đúng)
2 + (2 – 2)(2.2 + 1) = 2 (đúng)
Hai phương trình không tương đương vì chúng không cùng một tập nghiệm
3’
HOẠT ĐỘNG 5 : HDVN
Học bài theo SGK
Giải Bài 1,2,3/SBT
HD:
Bài 1: thế giá trị của ẩn vào hai vế của phương trình.
Bài 2: Lấy giá trị của ẩn ở phương trình cuối thế vào phương trình đầu.
Chuẩn bị § 2. Xem lại các quy tắc tìm số ở tiểu học, nghiên cứu trước các ?, ví dụ SGK, Bài 7,8.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docds8-t41.doc