Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 6+7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản 2 cột)

Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 6+7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản 2 cột)

I- MỤC TIÊU:

 Hsinh vận dụng được các hằng đẳng thức trong đó A, B là các số hay các biểu thức đại số

II- CHUẨN BỊ:

 Sgk , phấn màu , bảng phụ bài tập ?4 trang 16

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Kiểm tra bài cũ: Viết dạng tổng quát của lập phương một tổng và một hiệu

 Làm bài 27 Sgk/ 14

 a) x3 + 3x2 3x + 1 b) 8 12x + 6x2 x3

2) Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 6+7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 6 §4 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tt) 
I- MỤC TIÊU:
	Hsinh vận dụng được các hằng đẳng thức trong đó A, B là các số hay các biểu thức đại số
II- CHUẨN BỊ:
	Sgk , phấn màu , bảng phụ bài tập ?4 trang 16
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Kiểm tra bài cũ: Viết dạng tổng quát của những hằng đẳng thức đã học
 Cho biểu thức: ( x + y).(x + y)2 
 a) Viết gọn dưới dạng lũy thừa b) Tính c) So sánh kết quả câu a và b
2 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Chúng ta đã học được ba hằng đẳng thức hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm hai hằng đẳng thức nữa là: Lập phương một tổng và Lập phương một hiệu 
Từ ví dụ kiểm tra bài cũ ta có 
(x + y)3 = x3 + 3x2y + 3xy2 + y3 đó chính là dạng tổng quát của hằng đẳng thức Lập phương một tổng
Dựa vào dạng tổng quát hãy phát biểu thành lời nội dung của hằng đẳng thức này
Cho hsinh làm áp dụng Sgk/ 13 theo nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác theo dõi nhận xét 
Cho hsinh làm theo nhóm
?3 Tính : [a + (-b)]3
Từ đó suy ra hằng đẳng thức Lập phương một hiệu
Phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời .
Cho cả lớp làm phần áp dụng Sgk/ 13.
Hsinh tự kiểm tra nhau .
Em có nhận xét gì về quan hệ của:
 (A – B)2 và (B – A)2
(A - B)3 và (B - A)3 
Cho hsinh làm bài 26; 28 Sgk/ 14
Nêu cách làm bài 28 Sgk/ 14
(Để tính giá trị của một biểu thức thì biểu thức đã cho phải được rút gọn)
NỘI DUNG GHI BẢNG
1) Lập phương của một tổng:
Với A , B là các biểu thức tùy ý ta có :
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
Áp dụng: Sgk/ 13
a) (x + 1)3 = x3 + 3.x2.1 + 3.x.11 + 13
 = x3 + 3x2 + 3x + 1
b) (2x + y)3 = (2x)3 + 3.(2x)2.y + 3.2x.y2 + y3
 = 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
2) Lập phương của một hiệu:
Với A , B là các biểu thức tùy ý ta có :
(A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
Áp dụng: Sgk/ 13
a) (x - 1)3 = x3 - 3.x2.1 + 3.x.12 - 13
 = x3 - 3x2 + 3x - 1
b) (x -2y)3 = x3 - 3.x2.2y + 3.x.(2y)2 -(2y)3
 = x3 - 6x2y + 12xy2 - 8y3
c) 1/Đ 2/S 3/Đ 4/S 5/S
3) Luyện tập:
Bài 26 Sgk/ 14: Tính
a) (2x2 + 3y)3 = 8x6+ 3.4x4.3y+ 3. 2x2.9y2+ 27y3
 =8x6+ 36x4y+ 54x2y2+ 27y3
b) (x – 3)3 = x3 - 3.x2. 3 + 3. x.9 - 27
 = x3 - x2 + x - 27
Bài 28 Sgk/ 14 Tính giá trị biểu thức
a) x3 + 12x2 + 48x + 64 = (x + 4)3 
Thay x = 6 vào ta được (6 + 4)3 = 103 = 1000
b) x3 - 6x2 + 12x - 8 = (x – 2)3 
Thay x = 22 vào ta được (22 – 2)3 = 203 = 8000
3) Củng cố: Phát biểu nội dung của hai hằng đẳng thức vừa học và viết dạng tổng quát của chúng
 Làm bài 26; 28; 29 Sgk/ 14
4) Hướng dẫn về nhà: Học thuộc tất cả các hằng đẳng thức đã học. Làm bài 27 Sgk/ 14
 Xem trước bài “Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tt)” 
RÚT KINH NGHIỆM:..
.
.
TIẾT 7 §5 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tt) 
I- MỤC TIÊU:
	Hsinh vận dụng được các hằng đẳng thức trong đó A, B là các số hay các biểu thức đại số
II- CHUẨN BỊ: 
	Sgk , phấn màu , bảng phụ bài tập ?4 trang 16
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Kiểm tra bài cũ: Viết dạng tổng quát của lập phương một tổng và một hiệu
	 Làm bài 27 Sgk/ 14 
 a) - x3 + 3x2 - 3x + 1	 b) 8 - 12x + 6x2 - x3 	
2) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Cho hsinh làm ?1 Sgk/ 14 .
 Tính (a + b)(a2 – ab + b2 ) 
Kết quả ?1 Sgk/ 14 chính là dạng tổng quát của hằng đẳng thức: Tổng hai lập phương
Phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời .
Cho hsinh làm áp dụng trong Sgk/ 15 theo nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Cho hsinh làm ?3 Sgk/ 15 .
 Tính (a – b)(a2 + ab + b2 ) 
 Kết quả ?3 Sgk/ 15 chính là dạng tổng quát của hằng đẳng thức: Hiệu hai lập phương
Phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời .
Cho hsinh làm áp dụng trong Sgk/ 15 theo nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác theo dõi nhận xét
Lưu ý: Hsinh cần phân biệt cụm từ “ Lập phương của một tổng (hiệu) với tổng (hiệu) hai lập phương” 
Cho hsinh làm bài 32 Sgk/ 16 bằng cách hoạt động nhóm
Gọi hai hsinh lên làm bài 30 Sgk/ 16 các hsinh khác làm bài vào vở sau đó nhận xét
NỘI DUNG GHI BẢNG
3) Tổng hai lập phương: 
Với A , B là các biểu thức tùy ý ta có :
A3 + B3 = (A + B) (A2 - AB + B2)
Áp dụng:
a) (x + 1) (x2 – x + 1) = x3 + 13 = x3 + 1
b) x3 + 8 = x3 + 23 = (x + 2) (x2 – 2x + 4 )
c) (x2 – 3x + 9) (x + 3) = . . . . 
4) Hiệu hai lập phương: 
Với A , B là các biểu thức tùy ý ta có :
A3 - B3 = (A - B) (A2 + AB + B2)
Áp dụng:
a) (x – 1) (x2 + x + 1) = x3 – 13 = x3 – 1
b) 8x3 – y3 = (2x)3 –y3 = (2x – y) (4x2 + 2xy + y2 )
c/ Đánh dấu vào ô đầu tiên có đáp số đúng x3 + 8
3) Luyện tập:
Bài 32 Sgk/16Điền đơn thức thích hợp vào ô trống
a) (3x + y) (9x2 - 3xy + y2 ) = 27x3 + y3
b/ (2x - 5 ).(4x2+ 10x + 25) = 8x3 - 125
Bài 30 Sgk/ 16: Rút gọn các biểu thức sau
a) (x + 3)(x2 -3x + 9) - (54 + x3)
 = x3 + 33 - 54 - x3 = -27
b) (2+ y) (4x2 – 2xy+ y2) - (2x – y) (4x2+ 2xy+ y2)
 = [(2x)3 + y3] - [(2x)3 – y3] = 2y3
3) Củng cố: Hãy cho biết em đã được học những hằng đẳng thức nào? Kể tên. Viết dạng tổng quát của chúng
 Làm bài 32; 30 Sgk/ 16
4) Hướng dẫn về nhà: Ôn lại tất cả các hằng đẳng thức đã học và ghi lại ở dạng tổng quát
 Làm bài 33; 34; 37 Sgk/ 16 chuẩn bị cho tiết sau Luyện tập
 Xem trước trò chơi:” ĐÔI BẠN NHANH NHẤT” và làm theo hướng dẫn như sau: Mỗi tổ cắt 14 miếng bià, mỗi tấm ghi sẳn một vế của hằng đẳng thức
RÚT KINH NGHIỆM:
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_khoi_8_tiet_67_nhung_hang_dang_thuc_dang.doc