Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Bản chuẩn)

Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Bản chuẩn)

I / MỤC TIÊU :

- Về Kiến thức: Học sinh nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình

- Về Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp

- Về Tư duy, thái độ: Phát hiện cách giải khác nhau, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác.

II / CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

· GV: Bảng phụ ghi bài tập, bảng biểu thị, tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình

· HS: Đọc trước bài 6, ôn lại cách giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

III / KIỂM TRA BÀI CŨ : (4 phút)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH 
 LẬP PHƯƠNG TRÌNH 
TUẦN 5 - TIẾT 50
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I / MỤC TIÊU : 
- Về Kiến thức: Học sinh nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình 
- Về Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp
- Về Tư duy, thái độ: Phát hiện cách giải khác nhau, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác.
II / CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Bảng phụ ghi bài tập, bảng biểu thị, tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
HS: Đọc trước bài 6, ôn lại cách giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
III / KIỂM TRA BÀI CŨ : (4 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Giải phương trình: 
 ĐKXĐ: ( 2đ)
(2đ)
 (1,5đ)
(1đ)
(1,5đ)
(1đ)
 (thoả mãn ĐK) 
 Vậy TN: S = (1đ)
IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1.Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn:(10phút) 
-GV ĐVĐ như SGK và gọi HS nhắc lại công thức liên hệ giữa ba đại lượng quãng đường, vận tốc và thời gian trong toán chuyển động ?
-GV gọi một HS đọc lại ví dụ 1 tr24 SGK
HS: thảo luận nhóm ?1, ?2
-GV yêu cầu HS làm ?1 tr24 SGK (đề bài ở bảng phụ)
-GV gợi ý cho HS trả lời:
+ Biết thời gian và vận tốc, tính quãng đường như thế nào ?
+ Biết thời gian và quãng đường, tính vận tốc như thế nào ?
-GV yêu cầu HS làm ?2 tr24 SGK (đề bài ở bảng phụ)
HĐ2:Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình(19 phút) 
-GV gọi một HS đọc to lại đề bài và yêu cầu HS tóm tắt 
-GV nói: bài toán yêu cầu tính số gà, số chó. Vậy hãy gọi một trong hai đại lượng đó là x, cho biết x cần điều kiện gì ?
-GV lần lượt nêu các yêu cầu đối với HS:
+ Tính số chân gà ?
+ Biểu thị số chó ?
+ Tính số chân chó ?
-GV hướng dẫn HS lập lại bảng biểu thị căn cứ vào nội dung đã phân tích trên
-GV lưu ý phân tích cho HS biết cách điền các số liệu vào bảng
-GV trình bày bài giải mẫu cho các em theo từng bước
-GV khắc sâu cho HS vấn đề đặt điều kiện cho ẩn
-GV nhấn mạnh: căn cứ vào mối liên hệ nào để lập phương trình ?
-GV cho HS giải phương trình và hướng dẫn HS kiểm tra và trả lời bài toán
-GV nói: qua ví dụ trên, em hãy cho biết: Để giải bài toán bằng cách lập phương trình, ta cần tiến hành những bước nào ?
-GV treo bảng phụ ghi tóm tắt các bước giải và căn cứ vào ví dụ chỉ rõ từng bước cho HS
-GV nhấn mạnh các ý sau:
+ Thông thường ta hay chọn ẩn trực tiếp, nhưng cũng có trường hợp chọn một đại lượng chưa biết khác là ẩn lại thuận lợi hơn 
+ Về điều kiện thích hợp của ẩn:
* Nếu x biểu thị số cây, số người, số con,  thì x phải là số nguyên dương
* Nếu x biểu thị vận tốc hay thời gian của một chuyển động thì điều kiện là x > 0
+ Khi biểu diễn các đại lượng chưa biết cần kèm theo đơn vị (nếu có)
+ Lập phương trình và giải phương trình không ghi đơn vị
+ Trả lời có kèm theo đơn vị (nếu có)
-GV cũng lưu ý HS: công việc lập bảng chỉ làm ngoài nháp (nếu cần)
-GV cho HS làm nhanh bài tập ?3 tr25 SGK
HĐ3Bài tập:(7phút) 
-GV treo bảng phụ ghi đề của bài tập 34 tr25 SGK
-GV gợi ý và yêu cầu HS cùng hoạt động để lập và điền các số liệu vào bảng biểu thị
-GV yêu cầu HS căn cứ vào bảng biểu thị để nêu từng lời giải cụ thể
-GV gọi một HS lập phương trình và tự giải
-GV chốt lại vấn đề và treo bảng phụ ghi bài giải hoàn chỉnh cho HS tham khảo
-GV gợi ý thêm cho HS cách gọi ẩn theo cách khác
-HS trả lời S = v.t
-HS đọc to ví dụ, HS cả lớp theo dõi và lắng nghe
-HS đọc to đề bài
Hs thảo luận
-HS được gọi lần lượt trả lời
-HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng
HĐ2:
-HS đọc lại đề bài và tóm tắt
-HS thực hiện và trả lời
-HS thực hiện và trả lời
-HS thực hiện theo
-HS theo dõi và ghi nhận
-HS ghi chép vào vở
-HS ghi nhớ để biết cách vận dụng
-HS trả lời: “tất cả 100 chân”
-HS giải phương trình tìm được x = 22 và tiến hành kiểm tra như GV, sau đó trả lời bài toán
-HS nêu tóm tắt lại các bước giải
-HS theo dõi và ghi các bước giải vào vở
-HS tập trung lắng nghe
-HS ghi nhớ
-HS điền nhanh các số liệu vào bảng
-HS đọc to lại đề bài
-HS tập trung theo dõi
-HS đứng tại chỗ trả lời
-HS thực hiện
-HS sửa bài vào vở
-HS so sánh hai cách gọi ẩn
I / Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn:
1 / Bài tập ?1
a / Biểu thức với biến x biểu thị quãng đường Tiến chạy được trong x (phút) với vận tốc trung bình 180m/ph là 180x (m)
b / Biểu thức với biến x biểu thị vận tốc trung bình nếu trong x (phút) Tiến chạy được quãng đường là 4500m là: (km/h)
2 / Bài tập ?2
a / Biểu thức biểu thị số tự nhiên x là: 500 + x
b / Biểu thức biểu thị số tự nhiên x là: 10x + 5
II / Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình :
1 / Ví dụ:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó ?
* Bảng biểu thị
Số gà
Số chó
Số chân
gà
Số chân chó
Gà
x
2x
Chó
36 -x
4(36-x)
Giải
Gọi x là số gà (đk: 0 < x < 36, x nguyên; đơn vị: con)
 Số chó là 36 - x (con)
 Số chân gà 2x (chân)
 Số chân chó 4(36 - x) (chân)
Theo đề bài ta có phương trình:
2x + 4(36 - x) = 100 (1)
(1) 2x + 144 - 4x = 100
 2x - 4x = 100 - 144
 -2x = - 44
 x = 22 (thỏa mãn ĐK) (nhận)
Vậy số gà là 22 con
 Số chó là 14 con
2 / Tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình :
a / Bước 1: Lập phương trình
-Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số
-Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
-Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng
b / Bước 2: Giải phương trình
c / Bước 3: Trả lời (kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận)
Bài tập 34 tr25 SGK
* Bảng biểu thị
Tử ban đầu
Mẫu ban đầu
Tử mới
Mẫu mới
Tử
x-3
x-1
Mẫu
x
x+2
Giải
Gọi x là mẫu ban đầu (điều kiện: x nguyên, 3 < x )
Tử ban đầu là: x - 3
Phân số ban đầu: 
Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị, thì:
Mẫu mới là: x + 2
Tử mới là: x - 3 + 2 = x - 1
Phân số mới: 
Theo đề bài ta có phương trình:
 (1)
ĐKXĐ: 
Với điều kiện trên ta được:
 (thoả mãn ĐK) (nhận)
Vậy phân số ban đầu là: 
V. CỦNG CỐ : (3 phút)
Yêu cầu hs lập và giải phương trình BT 34 sgk trên phiếu học tập
Tên HS: Phiếu học tập
Bài tập 34/sgk
Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số mới bằng . Tìm phân số ban đầu
Đáp án
Phân số ban đầu là
VI. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ : (2phút)
-Học thuộc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
-Xem lại các bài tập đã giải ở lớp
-Làm bài tập 35, 36 tr25-tr26 SGK; bài 43, 44, 47, 48 tr11 SBT
-Đọc mục “Có thể em chưa biết” tr26 SGK
-Đọc trước bài 7 “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” (tt)
RÚT KINH NGHIỆM:
.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_khoi_8_tiet_50_giai_bai_toan_bang_cach_la.doc