Giáo án môn Đại số khối 8 - Huynh Thanh Minh - Tiết 54 đến tiết 62

Giáo án môn Đại số khối 8 - Huynh Thanh Minh - Tiết 54 đến tiết 62

I. Mục tiêu:

- Giúp hs nắm chắc lý thuyết của chương .

- Rèn luyện kỷ năng giải phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- Rèn luyện kỹ năng trình bày bài giải.

- Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp.

II.Chuẩn bị:

- Hs: ôn tập kĩ lý thuyết của chương , chuẩn bị bài tập ở nhà.

- Gv: chuẩn bị các phiếu học tập.

III. Các hoạt động trên lớp:

 

doc 12 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số khối 8 - Huynh Thanh Minh - Tiết 54 đến tiết 62", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
ND:
Tiết:54-55	ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. Mục tiêu:
Giúp hs nắm chắc lý thuyết của chương .
Rèn luyện kỷ năng giải phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Rèn luyện kỹ năng trình bày bài giải.
Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp.
II.Chuẩn bị:
Hs: ôn tập kĩ lý thuyết của chương , chuẩn bị bài tập ở nhà.
Gv: chuẩn bị các phiếu học tập.
III. Các hoạt động trên lớp:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
Gv gọi hs đứng tại chổ trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà.
Gv kiểm tra vở bài tập của một số em hs.
Gọi 2 hs lên bảng sửa, yêu cầu hs nêu hướng giải trước khi trình bày lời giải.
Yêu cầu hs nhận dạng phương trình, nêu hướng giải.
 Chọn nhóm nào giải cách 1 cho lên làm trước sau đó sửa cách 2.
GV ghi đề bài trên bảng và cho hs giải.
Yêu cầu hs đề bài và trình bày hướng giải.
Khuyến khích hs giải cách khác.
Cần chốt cho hs hai vấn đề:
-Khi dùng hết 165 số điện thì phải trả bao nhiêu mức giá.
-Trả 10% thuế GTGT tiền là thuế nào.
Hs đứng tại chổ trả lời, lớp nhận xét.
Hai hs lên bảng giải bài 50, cả lớp nhận xét.
Hai hs lên bảng sửa bài.
 Hs làm việc theo nhóm, đại diện một nhóm trình bày lời giải.
1 Hs lên bảng giải.
1 Hs lên bảng giải.
Hs lập bảng phân tích và làm bài vào tập nháp.
1 hs lên bảng giải, cả lớp theo dõi, nhận xét.
Một hs lên bảng giải.
Hs có thể trao đổi nhóm, kiểm tra kết quả của bài.
Một hs lên bảng giải.
I. Tóm tắt lý thuyết:
(SGK/32)
II. Luyện tập tại lớp:
Bài tập 50a: 
a. S ={3}
b. Vô nghiệm.
Bài tập 51b:
S = { -1/2 ;4} 
Bài tập 52a:
S = { 4/3} 
Bài tập 53:
Giải bằng hai cách.
S = {-10}
Bài tập 51d: 
S = {0; ½; -3}
Bài tập 52d :
S = {5/2; -8}
Bài tập 54:
Gọi x(km) là khoảng cách giữa hai bến A và B (x>o).
Vận tốc xuôi dòng: x/4(km/h) Vận tốc ngược dòng: x/5(km/h)
Do vận tốc dòng nước là 2 km/h nên ta có phương trình:
=> x = 80.
Vậy khoảng cách A-B là 80 km.
Cách 2: Gọi x(km/h) là vận tốc ca nô khi xuôi dòng(x > 4).
Vận tốc canô khi ngược dòng: x-4 (km/h).
Quãng đường xuôi dòng: 4x(km)
Quãng đường ngược dòng: 5(4-x) (km).
Ta có ptrình: 4x = 5(4-x)
Bài tập 56:
Kq: x = 450.
Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại tất cả các bài tập đã làm ở lớp.
- Ôn tập tốt chương III để chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
NS:
ND:
Chương IV: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Tiết 57:	Bài 1: LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG 
I. Mục tiêu: 
Hs hiểu thế nào là một bất đẳng thức.
Phát hiện tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
Biết sử dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng để giải một số bài tập đơn giản.
II. Các hoạt động trên lớp:
Oån định lớp:
Bài mới:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: “Nhắc lại về thứ tự trên tập số”
‘Khi so sánh hai số a và b xảy ra những trường hợp nào?”
Hs thực hiện ?1.
Gv giới thiệu kí hiệu: a≤b, a≥b.
Hoạt động 2:
“Bất đẳng thức:”
Gv cho hs tự nghiên cứu SGK.
Hoạt động 3:
“Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng”.
Gv phát phiếu học tập.
Điền dấu”” thích hợp vào ô ≥.
a)-4 ≥ 2 4 ≥ -1
 5 ≥ 3 -1,4 ≥ -1,41
-4+3≥ 2+3 5+3 ≥ 3+3
 4+5 ≥ -1+5 
-1,4 +2 ≥ -1,41-2
b. Nếu a>1 thì: a+2 ≥ 1+2
Nếu a<1 thì: a+2 ≥ 1+2
Nếu a<b thì: a+c ≥ b+c, a-c ≥ b-c.
-GV cho hs rút ra nhận xét.
-HS thực hiện ?3; ?4.
 Hoạt động 4: “Củng cố”
Bài tập 1,2,3 tr 37 SGK.
HS thảo luận nhóm và trả lời:
Xảy ra một trong ba trường hợp sau:
a=b hoặc a>b hoặc a< b
Một hs đứng tại chỗ trả lời
Hs tự nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của gv.
Hs làm việc cá nhân rồi trao đổi ở nhóm.
Hs trả lời tại chỗ.
Hs làm việc cá nhân rồi trao đổi với nhóm.
Hs làm việc cá nhân.
1. Nhắc lại về thứ tự trên tập số:
Khi so sánh hai số a và b xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
a = b hoặc a>b hoặc a< b.
2. Bất đẳng thức:
(SGK/36)
3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng:
Với 3 số a, b, c ta có:
Nếu a < b thì a+c < b+c.
Nếu a > b thì a+c > b+c.
Nếu a ≤ b thì a+c ≤ b+c.
Nếu a ≥ b thì a+c ≥ b+c.
(SGK/36)
Về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
Làm các bài tập 6, 7, 8, 9 (Sách bài tập) trang 42.
======================
NS:
ND:
Tiết 58:	Bài 2: LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN 
I. Mục tiêu:
Hs phát hiện và biết cách sử dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân để giải một số bài tóan đơn giản.
Hiểu được tính chất bắc cầu của thứ tự.
III. Nội dung:
Oån định lớp:
Thế nào là một bất đẳng thức?
Nêu mối liên hệ giữa thứ tự và phép cộng. Cho ví dụ?
Bài mới:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
 Hoạt động 1: “Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương”.
-Phát phiếu học tập cho hs.
 “Điền dấu “” thích hợp vào ô ≥.
 –2 –2. 2 ≥ 3. 2; 
 –2 –2. 509 ≥ 3. 509
 –2 –2.106≥ 3. 106 
Dự đoán:
Từ –2< 3 ta có:
 –2.c ≥ 3.c (c >0)
Từ a < b, ta có:
 a.c ≥ b.c (c >0) .
 -Nêu tính chất và yêu cầu hs phát biểu t.chất thành lời.
 -Hs thực hiện ?2.
(Lưu ý hs giải thích).
 Hoạt động 2: “Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm”.
-Phát phiếu học tập cho hs.
 “Điền dấu “” thích hợp vào ô ≥.
–2 –2.(-2) ≥ 3.(-2)
–2 –2.(-5) ≥ 3.(-5) –2 –2.(-7) ≥ 3.(-7) 
Dự đoán: 
 Từ –2< 3 ta có: 
 –2.c ≥ 3.c (c <0)
 Từ a < b, ta có:
 a.c ≥ b.c (c <0) .
 -Nêu tính chất và yêu cầu HS phát biểu tính chất thành lời.
 -Hs thực hiện ?4; ?5.
 Hoạt động 3: “Tính chất bắc cầu của thứ tự “
“Với ba số c, b, c nếu a>b, b>c thì có kết lụân gì?
-Giới thiệu tính chất bắc cầu của thứ tự và ý nghĩa của nó khi giải một số bài toán về bất đẳng thức (chọn số trung gian ).
Hoạt động 4:”Củng cố”.
Bài tập 5; 6; 7; 8 tr39-40 SGK.
- HS làm việc theo nhóm và trả lời.
-HS phát biểu tại chỗ.
-HS làm việc cá nhân và trả lời.
-HS làm theo nhóm và trả lời.
-HS trả lời miệng.
2 hs phát biểu
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời.
Hs làm việc nhóm và có thể giải bằng nhiều cách.
1.Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương:
Tính chất (SGK)
Ví dụ: 
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm:
Tính chất (SGK)
Ví dụ:
3. Tính chất bắc cầu của thứ tự:
Nếu a c thì a<c
Nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤c.
Ví dụï: SGK
Về nhà:
Học bài, xem lại các BT đã làm ở lớp.
Làm BT: 9; 10; 11 tr40.
NS:
ND:	Tiết 59: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Hs biết vận dụng các tính chất liên quan đến thứ tự và các phép toán để giải một số bài tập ở SGK và sách bài tập.
Rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải, khả năng suy luận.
II. Chuẩn bị:
HS : làm bài tập ơ û phần hướng dẫn về nhà.
GV : chuẩn bị các lời giải.
III. Các hoạt động trên lớp:
Kiểm tra:
Nêu liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.
Luyện tập:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động1:” Sửa bài tập”.
-Gọi HS trả lời tại chỗ.
Chú ý giải thích trường hợp c (Mệnh đề hoặc là đúng khi có ít nhất một mệnh đề là đúng) .
-Gọi 2 Hs lên bảng trả lời.
Gọi Hs lên bảng trả lời.
Gv ghi đề bài trên bảng và yêu cầu hs nêu hướng giải.
Gọi HS lên bảng, nêu hướng giải rồi trình bày lời giải.
Cho HS dự đoán kết qủa trước khi so sánh.
HS trả lời miệng.
2 Hs lên bảng sửa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
2 hs lên bảng sửa, nói rõ cách chứng minh.
2 HS lên bảng, cả lớp cùng làm và nhận xét.
4 HS lên bảng giải. Cả lớp cùng làm và nhận xét.
HS làm việc cá nhân và trao đổi ở nhóm.
Hai hs lên bảng sửa bài .
Dùng tính chất bắc cầu ở câu b.
1. Sửa bài tập:
Bài tập 9 tr40:
Câu a, câu d sai.
Câu b, câu c đúng.
Bài tập 10:
- Nhân 2 vế với 10.
- Cộng 2 vế với 4,5.
Bài tập 11:
a 3a < 3b 
=> 3a + 1 < 3b + 1
a -2a > -2b
=> -2a –5 > -2b – 5
2. Luyện tập tại lớp:
Bài tập 12:
Ta có: -2 < -1
=> 4.(-2) < 4.(-1)
=> 4.(-2)+14 < 4.(-1)+14
Ta có: 2 > -5
 => (-3).2 > (-3).(-5)
=> (-3).2 +5 > (-3).(-5)+5
Bài tập 13 :
a < b
a < b
a ³ b
a ³ b
Bài tập 14:
2a + 1 < 2b + 1
2a + 1 < 2b + 3
Về nhà:
Học lại bài, xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
Làm thêm các bài tập trong sách bài tập.
Chuẩn bị bài học tiếp theo.
===========================
NS:
ND:
Tiết60:	Bài 3: BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN 
I. Mục tiêu:
Hs hiểu được thế nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn và các thuật ngữ liên quan vế trái, vế phải, nghiệm của bất phương trình, tập nghiệm của bất phương trình.
Biết biễu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số.
Bước đầu hiểu được khái niệm bất phương trình tương đương.
II. Các hoạt động trên lớp:
Oån định lớp:
Bài mới:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1:” Giới thiệu bất phương trình một ẩn”.
Cho hs đọc bài toán ở SGK và trả lời.
Yêu cầu HS giải thích kết quả tìm được.
Nếu gọi x là số quyển vở bạn Nam mua được, ta có hệ thức gì?
Giới thiệu các bất phương trình một ẩn.
Hãy chỉ ra vế trái, vế phải trong bất phương trình. 
Gv cho ví dụ để giới thiệu nghiệm của bất phương trình.
Hs thực hiện ?1.
Hoạt động 2:” Tập nghiệm của bất phương trình”.
“Tương tự như tập nghiệm của phương trình và giải phương trình, các em thử nêu định nghĩa tập nghiệm của bất phương trình và giải bất phương trình.”
 Cho HS thực hiện ?2.
“Hãy viết tập nghiệm của bất phương trình x >3; x< 3; x≤3; x≥3 và biễu diễn tập nghiệm của mỗi bất phương trình trên trục số”.
Sữa những sai sót nếu có của HS.
Cho HS thực hiện ?3; ?4.
Hoạt động3:”Bất ptrình tương đương”
Cho HS nghiên cứu SGK.
Thế nào là 2 bất pt tương đương?
Hoạt động4:”Củng cố”
Bài tập :15;16;17 tr43
Hs thảo luận nhóm và trả lời :
Số quyển vở bạn Nam có thể mua được là 1, 2, , 9 quyển vì:
2200.1+4000 < 25000;
2200.2+4000 < 25000;
2200.9+4000 < 25000;
2200.10+4000 > 25000.
HS suy nghĩ và trả lời:
2200.x +4000< 25000
Hs dựa vào ví dụ để rút ra nhận xét về nghiệm của bất pt.
4 HS lên bảng giải.
HS thảo luận nhóm rồi làm việc cá nhân.
HS làm cá nhân rồi kiểm tra kết quả thông qua các hướng dẫn ở SGK.
HS làm cá nhân.
HS làm việc cá nhân và trao đổi ở nhóm.
Hs nghiên cứu SGK và trả lời.
Hs thảo luận nhóm rồi làm việc cá nhân.
1. Mở đầu:
(SGK/ 41)
2. Tập nghiệm của bất phương trình:
(SGK/42)
Ví dụ: Tập nghiệm của bất phương trình x > 3 là:{x/x > 3}.
Biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
3. Bất phương trình tương đương:
Hai bất phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập nghiệm.
Chú ý:
Hai bất phương trình vô nghiệm thì tương đương.
3. Về nhà:
Học lại bài, xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
Làm thêm các bài tập trong sách bài tập và bài 18 tr43 SGK.
Chuẩn bị bài học tiếp theo.
==========================
NS:
ND:
Tiết 61-62:	Bài 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN 
I. Mục tiêu:
Hiểu được thế nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn , nêu được qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân để biến đổi hai bất phương trình tương đương từ đó biết cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và các bất phương trình có thể đưa về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Biết vận dụng các kiến thức vừa học để giải các bài tập ở SGK.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác đặc biệt khi nhân hay chia 2 vế của bất phương trình với cùng một số.
II. Các hoạt động trên lớp:
Kiểm tra:
Cho ví dụ về bất pt một ẩn, chỉ ra vế phải, vế trái.
Nghiệm của bất pt là gì? Thế nào là hai bất pt tương đương?
Sửa BT18 tr43 SGK.
Bài mới:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
Gv cho hs nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
Tương tự, em hãy nêu định nghĩa bất pt bậc nhất một ẩn?
 “Trong ?1 , BPT b, d có phải là BPT bậc nhất một ẩn hay không? Tại sao?
Yêu cầu mỗi hs cho một ví dụ về BPT bậc nhất một ẩn và một ví dụ BPT không phải BPT bậc nhất một ẩn”.
Đặt vấn đề:”khi giải một phương trình bậc nhất ta đã dùng quy tắc chuyển vế và qui tắc nhân để biến đổi thành các phương trình tương đương, vậy khi giaiû một bất phương trình, các qui tắc biến đổi phương trình tương đương là gì?
Trình bày như SGK và giới thiệu qui tắc chuyển vế.
Gv nêu ví dụ và yêu cầu hs giải.
Trình bày như SGK và giới thiệu qui tắc nhân với một số. GV trình bày ví dụ. 
Gv lần lượt nêu ví dụ và yêu cầu hs giải.
Yêu cầu HS giải thích “Giải BPT 2x +3 < 0 là gì ?”, nêu hướng giải?
Cho HS thực hiện ?5.
Chữa những sai lầm của HS nếu có.
Giới thiệu chú ý cho HS.
Gv nêu ví dụ và yêu cầu hs trình bày hướng giải trước khi giải.
Củng cố:
Bài tập 24a,c; 25d; 26a.
Hình vẽ 26a biễu diễn tập nghiệm của BPT nào? 
Làm thế nào tìm thêm 2 BPT nữa có tập nghiệm biểu diễn ở hình 26a?
Hs trả lời miệng tại chỗ.
Hs phát biểu như SGK.
HS suy nghĩ cá nhân , trao đổi nhóm và trả lời.
HS làm việc cá nhân rồi trả lời.
HS làm việc cá nhân và trao đổi kết quả ở nhóm.
Hs làm việc cá nhân, nêu rõ các bước giải.
Giải BPT 2x +3 < 0 tức là tìm tất cà những giá trị của x để khẳng định: 2x +3 < 0 là đúng.
HS làm việc cá nhân và trao đổi kết quả ở nhóm.
Mỗi hs lên bảng làm 1 câu, cả lớp cùng làm và nhận xét.
HS làm việc cá nhân và trao đổi kết quả ở nhóm.
Hai hs lên bảng trình bày lời giải.
HS làm việc cá nhân các bài tập 24a, c, 25d .
Dùng các tính chất chẳng hạn: 
 x- 12 ≤ 0 ; 2x≤ 24
Định nghĩa:
(SGK/43)
Ví dụ: 
2. Hai qui tắc biến đổi bất phương trình:
a. Qui tắc chuyển vế:
(SGK/44)
Ví dụ: Giải bất pt:
a) x + 3 ≥ 18 
b) x – 4 ≥ 7
b.Qui tắc nhân với một số 
(SGK/44)
Ví dụ: Giải các bất ptrình sau, rồi biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
-0.5x > -9 
-2(x + 1) < 5.
3. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:
a) 2x +3 < 0 
Nghiệm của BPT là x < -3/2.
b) -4x – 8 < 0
Nghiệm của BPT là x > -2.
c) x-3 ≥ 3x + 2.
Nghiệm của BPT là x≤-5/2
4. Giải các bất phương trình đưa được về bất phương trình bậc nhất một ẩn:
Ví dụ: Giải các BPT:
a) 3x+1< 2x-3
b) x-3 ≥ 3x + 2.
3. Về nhà:
Học lại bài, xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
Làm thêm các bài tập trong sách bài tập và bài 18 tr43 SGK.
Chuẩn bị tiết luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU54DEN62.doc