Giáo án môn Đại số khối 8 - Huynh Thanh Minh - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

Giáo án môn Đại số khối 8 - Huynh Thanh Minh - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

I. Mục tiêu :

 - HS nắm được các khái niệm : Phương trình, PT một ẩn, nghiệm của PT,

 tập nghiệm của một PT, hai PT tương đương .

- Về kỉ năng HS nắm được : cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là một

 nghiệm của một PT hay không, xác định PT có vô số nghiệm, PT vô nghiệm .

II. Chuẩn bị :

 - GV : Soạn giáo án, bảng phụ .

 - HS : Chuẩn bị đủ SGK, các nhóm có đủ bảng phụ .

III. Hoạt động dạy và học :

 

doc 4 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số khối 8 - Huynh Thanh Minh - Tiết 41: Mở đầu về phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 21/11/2007 	Tiết 41
ND : 28/11/2007	Tuần 19
Bài 1
MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu : 
	- HS nắm được các khái niệm : Phương trình, PT một ẩn, nghiệm của PT, 
 tập nghiệm của một PT, hai PT tương đương . 
- Về kỉ năng HS nắm được : cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là một 
 nghiệm của một PT hay không, xác định PT có vô số nghiệm, PT vô nghiệm .
II. Chuẩn bị : 
	- GV : Soạn giáo án, bảng phụ .	
	- HS : Chuẩn bị đủ SGK, các nhóm có đủ bảng phụ .
III. Hoạt động dạy và học : 
HĐ của Thầy
HĐ của học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1 : I. PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN 
- Trước tiên GV đưa ra ví dụ và giải thích về khái niệm phương trình .
- GV giải thích về phương trình 1 ẩn .
--> Dạng tổng quát : , với x là ẩn số .
?1
 Hãy cho ví dụ : PT một ẩn x, PT ẩn y .
- HS theo dõi .
- HS cho ví dụ .
?2
 Cho pt : 
 Hãy tính giá trị của 2 vế tại x = 6 ?
--> GV khẳng định x = 6 là một nghiệm của PT .
- Em hãy cho biết thế nào là nghiệm của một PT ? 
- GV khẳng định lại khái niệm “nghiệm của một PT” 
--> Giá trị nào của ẩn sẽ không phải là nghiệm của PT ? 
- Làm thế nào để kiểm tra được một giá trị của ẩn có phải là một nghiệm của một PT nào đó hay không ? --> GV chốt lại cách làm 
?3
 --> Gọi 2 HS lên bảng giải .
- 2 HS lên bảng tính --> HS khác nhận xét giá trị của 2 vế .
- HS thử phát biểu .
- HS ghi khái niệm “nghiệm của một PT” 
- HS trả lời .
- HS trả lời .
- 2 HS lên bảng thực hiện --> HS khác nhận xét và sửa bài .
- Nghiệm của một PT là giá trị của ẩn thỏa mãn PT đó ( nghiệm đúng PT đó ) 
 Hoạt động 2 : CHÚ Ý 
q GV đưa bài toán và yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời .
Nhóm 1 : 
- Phương trình x = 4 có tất cả mấy nghiệm?
Nói rõ giá trị nghiệm của PT ? 
- PT có bao nhiêu nghiệm ? 
Nhóm 2 : 
- Phương trình có tất cả bao nhiêu nghiệm ? nói rõ giá trị nghiệm của PT ?
- PT có bao nhiêu nghiệm ? 
 Vì sao ?
Nhóm 3 và 4 : 
- Phương trình có tất cả mấy nghiệm ? nói rõ giá trị nghiệm của PT ?
- PT có bao nhiêu nghiệm ? 
Vì sao ? 
--> Trả lời các câu hỏi sau đây : 
 a) PT x = m có mấy nghiệm ? 
 b) Một PT có thể có mấy nghiệm ? 
 --> GV chốt lại chú ý .
HS : 5 là nghiệm của pt x = 5 
- PT x = 5 chỉ có 1 nghiệm là 5 .
 Các nhóm thảo luận --> cử đại diện trả lời và giải thích .
a) Tổng quát : PT x = m ( với m là một số cho trước ) có một nghiệm duy nhất là m .
b) Một PT có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, ..., nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có thể có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm gọi là PT vô nghiệm .
 Hoạt đông 3 : II. GIẢI PHƯƠNG TRÌNH 
- Trước tiên ta tìm hiểu về “Tập nghiệm của một PT” --> GV giải thích khái niệm tập nghiệm của PT .
?4
 Điền vào chỗ trống ( . . . ) : 
 a) PT x = 2 có tập nghiệm là S = . . . 
 b) PT vô nghiệm có tập nghiệm là S = . . . 
- GV giải thích thế nào là “Giải PT” .
- HS nghe giảng và sau đó viết khái niệm .
- HS lên bảng điền vào chỗ trống --> HS khác nhận xét .
* Tập nghiệm của một PT là tập hợp tất cả các nghiệm của PT đó. Được kí hiệu bởi chữ S .
* Giải một PT là tìm tất cả các nghiệm của PT đó .
 Hoạt đông 3 : II. PHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG ĐƯƠNG 
- GV đật bài toán : 
Hãy viết tập nghiệm của mỗi PT sau đây : 
 a) x = 2 (1) 
 b) x – 2 = 0 (2) 
Có nhận xét gì về tập nghiệm của 2 PT trên ?
--> GV chốt lại : 2 PT trên có chung tập nghiệm --> Ta gọi là 2 PT tương đương .
- Em hãy cho biết : Thế nào là 2 PT tương đương ? 
- Một HS trả lời .
- HS trả lời và ghi vào vở .
* Định nghĩa : Hai PT tương đương là hai PT có chung một tập nghiệm .
Ví dụ : Hai PT : x = 2 và x – 2 = 0 là 2 PT tương 
 ( Vì 2 PT này có chung tập nghiệm là )
 Hoạt động 4 : BÀI TẬP 
- Giải các bài tập trong SGK : bài 1; 2; 4, 5 .
- GV củng cố lại kiến thức cho HS về việc kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là một nghiệm của PT hay không .
IV. Về nhà : 
	- Ôn tập kiến thức bài học .
	- Xem trước bài học mới : PT BẬC NHẤT VÀ CÁCH GIẢI 
V. Nhận xét : 
	-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT41.doc