A – Mục tiêu
- HS nắm đợc các bớc giải bài toán bằng cách lập phơng trình.
- HS biết vận dụng để giải 1 số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp.
B – Chuẩn bị
GV: máy chiếu , file PPT
HS:
C – Tiến trình dạy học
I – ổn định lớp (1phút) 8A:
II – Kiểm tra
III – Bài mới
Ngày soạn: 6/2/2012 Ngày dạy: 13/2/2012 Tuần 23 Tiết 50 : Giải bài toán bằng cách lập phương trình A – Mục tiêu - HS nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. - HS biết vận dụng để giải 1 số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp. B – Chuẩn bị GV: máy chiếu , file PPT HS: C – Tiến trình dạy học I – ổn định lớp (1phút) 8A: II – Kiểm tra III – Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn (15 phút). GV đặt vấn đề : ở các lớp dưới chúng ta đã giải nhiều bài toán bằng phương pháp số học, hôm nay chúng ta được học 1 cách giải khác, đó là giải toán bằng cách lập phương trình. GV lấy ví dụ 1. GV yêu cầu HS làm . GV yêu cầu HS làm . 2) Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình (17 phút). Ví dụ 2 (Bài toán cổ) GV cho HS đọc đề bài. ? Hãy tóm tắt đề bài ? GV : Bài toán yêu cầu tính số gà, số chó. ? Hãy gọi số gà x, cho biết x cần điều kiện gì ? ? Tính số chân gà theo x ? ? Tính số chó theo x ? ? Tính số chân chó theo x ? ? Căn cứ vào yếu tố nào của bài toán đã cho để lập phương trình ? GV yêu cầu HS giải phương trình. ? x = 22 có thoả mãn điều kiện của ẩn không ? ? Qua ví dụ trên, em hãy cho biết để giải bài toán bằng cách lập phương trình ta cần tiến hành theo những bước nào ? GV nhấn mạnh : - Thông thường ta chọn ẩn trực tiếp, nhưng cũng có trường hợp chọn 1 đại lượng chưa biết khác làm ẩn lại thuận lợi hơn. - Về điều kiện thích hợp của ẩn : + Nếu x biểu thị số cây, số con, số người thì x phải là số nguyên dương. + Nếu x biểu thị vận tốc, thời gian hay quãng đường của một chuyển động thì x > 0. - Khi biểu diễn các đại lượng chưa biết cần kèm theo đơn vị (nếu có). - Lập phương trình và giải phương trình không ghi đơn vị. - Trả lời có kèm theo đơn vị (nếu có). Sau đó GV cho HS làm . HS nghe GV giới thiệu. HS làm . a) Quãng đường bạn Tiến chạy x phút là 180x (m). b) Vận tốc của bạn Tiến là (m/phút) = (km/h) = (km/h). HS đọc . a) Viết thêm chữ số 5 vào bên trái số x ta có số mới bằng 500 + x. b) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải số x ta có số mới bằng x.10 + 5 1 HS đọc đề bài. HS : Số gà + số chó = 36 con Số chân gà + số chân chó = 100 chân Tính số gà ? Số chó ? HS : Gọi số gà là x (con). ĐK : x Z+ , x < 36. Số chân gà là 2x (chân) Số chó là 36 - x (con) Số chân chó là (36 - x).4 (chân) Vì tổng số chân gà và chân chó là 100 chân, nên ta có phương trình : 2x + (36 - x).4 = 100 2x + 144 - 4x = 100 -2x = - 44 x = 22. HS : x = 22 thoả mãn điều kiện của ẩn. Vậy số gà là 22 con. Số chó là 36 - 22 = 14 con. HS : Nêu tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. HS làm . Gọi số chó là x (con). ĐK : x Z+ , x < 36. Số chân chó là 4x (chân) Số gà là 36 - x (con) Số chân gà là (36 - x).2 (chân) Vì tổng số chân gà và chân chó là 100 chân, nên ta có phương trình : 4x + (36 - x).2 = 100 4x + 72 - 2x = 100 2x = 28 x = 14. x = 14 thoả mãn điều kiện của ẩn. Vậy số chó là 14 con. Số gà là 36 - 14 = 22 con. IV – Củng cố (10 phút) Bài 34 (SGK tr25) GV : Bài toán yêu cầu tìm phân số ban đầu. Phân số có tử và mẫu ta nên chọn mẫu số (hoặc tử số) là x. ? Nếu gọi tử số là x, thì x cần điều kiện gì ? ? Hãy biểu diễn mẫu số, phân số đã cho ? ? Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì phân số mới nhận được biểu diễn như thế nào ? ? Lập phương trình ? ? Giải phương trình ? ? Đối chiếu ĐK ? ? Trả lời ? V – Hướng dẫn về nhà (2 phút) Bài 35, 36 (SGK) ; 43 46 (SBT tr11). Đọc mục : “Có thể em chưa biết”.
Tài liệu đính kèm: