Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 5: Luyện tập (Bản 2 cột)

Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 5: Luyện tập (Bản 2 cột)

1.Mục tiêu

 a. Về kiến thức

 Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức : bình phương của một tổng, bình

 phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

 b. Về kỹ năng:

 HS Biết vận dụng thành thạo hằng đẳng thức trên vào giải toán.

 c. Về thái độ

 Giáo dục ý thức tự giác học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn .

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. Chuẩn bị của giáo viên

 Giáo án ,bảng phụ ghi sẵn bài tập

 b. Chuẩn bị của học sinh

 Ôn bài, làm bài tập về nhà đầy đủ

3. Tiến trình bài dạy

 a. Kiểm tra bài cũ (5)

 * Đề bài:

 + Viết và phát biểu thành lời hai hằng đẳng thức (A + B)2 và (A – B)2.

 + Chữa bài tập 11 tr4 SBT

 * Đáp án :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 5: Luyện tập (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 3/ 9/09 Ngày giảng :9 /9 /09
Tiết 5
 Luyện tập
 1.Mục tiêu
 a. Về kiến thức
 Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức : bình phương của một tổng, bình
 phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
 b. Về kỹ năng :
 HS Biết vận dụng thành thạo hằng đẳng thức trên vào giải toán.
 c. Về thái độ
 Giáo dục ý thức tự giác học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn .
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 a. Chuẩn bị của giáo viên 
 Giáo án ,bảng phụ ghi sẵn bài tập
 b. Chuẩn bị của học sinh 
 Ôn bài, làm bài tập về nhà đầy đủ
3. Tiến trình bài dạy 
 a. Kiểm tra bài cũ (5’)
 * Đề bài :
 + Viết và phát biểu thành lời hai hằng đẳng thức (A + B)2 và (A – B)2.
 + Chữa bài tập 11 tr4 SBT
 * Đáp án :
 + Viết
 (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
 (A – B)2 = A2 – 2AB + B2	(2đ)
 và phát biểu thành lời các hằng đẳng thức đó. (2đ)
 + Chữa bài tập 11 SBT
 (x + 2y)2 = x2 + 2 . x . 2y + (2y)2
 = x2 + 4xy + 4y2	(2đ)
 (x – 3y) (x + 3y) = x2 – (3y)2
 = x2 – 9y2	(2đ)
 (5 – x)2 = 52 – 2 . 5 . x + x2
= 25 – 10x + x2	(2đ)
 b. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 17 tr11 SGK (8’)
Yc 1 hs đọc nd đề bài
Hãy chứng minh :
(10a + 5)2 = 100a (a + 1) + 25
(10a + 5)2 với a ẻ N chính là bình phương của một số có tận cùng là 5, với a là số chục của nó.
Ví dụ : 252 = (2 . 10 + 5)2
Vậy qua kết quả biến đổi hãy nêu cách tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bằng 5?
(Nếu HS không nêu được thì GV hướng dẫn).
áp dụng tính 252 ta làm như sau :
+ Lấy a (là 2) nhân a + 1 (là 3) được 6.
+ Viết 25 vào sau số 6, ta được kết quả là 625.
Sau đó yêu cầu HS làm tiếp
 Bài 20/12 SGK (5’)
Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau :
(x2 + 2xy + 4y2) = (x + 2y)2
Bài 21 tr 12 SGK (7’)
Yc 1 hs đọc to nội dung bài toán
Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu :
a) 9x2 – 6x + 1
GV: cần phát hiện bình phương biểu thức thứ nhất, bình phương biểu thức thứ hai, rồi lập tiếp hai lần tích biểu thức thứ nhất và biểu tức thứ hai.
b) (2x + 3y)2 + 2 . (2x + 3y) + 1
Yêu cầu HS nêu đề bài tương tự
Bài 22 tr12 SGK. (6’)Tính nhanh.
a) 1012
b) 1992
c) 47 . 53
Bài 23 tr12 SGK. (8’)
Yc 1 hs đọc nd đề bài
Để chứng minh một đẳng thức ta làm thế nào ?
gọi hai HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở.
GV cho biết : Các công thức này nói về mối liên hệ giữa bình phương của một tổng và bình phương của một hiệu, cần ghi nhớ để áp dụng trong các bài tập sau. Ví dụ.
áp dụng a) Tính (a – b)2 biết a + b = 7 và a . b = 12
Có (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab
= 72 – 4 . 12
= 49 – 48
= 1
Sau đó GV yêu cầu HS làm phần b.
Bài 17 tr11 SGK
Một HS chứng minh miệng :
(10a + 5)2 = (10a)2 + 2.10a.5 + 52
= 100a2 + 100a + 25
 = 100a (a + 1) + 25
Muốn tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bằng 5 ta lấy số chục nhân với số liền sau nó rồi viết tiếp 25 vào cuối.
HS tính : 352 = 1225
652 = 4225
 752 = 5625
Bài 20/12 SGK 
HS trả lời.
Kết quả trên sai vì hai vế không bằng nhau.
Vế phải : (x + 2y)2 
= x2 + 4xy + 4y2
Khác với vế trái.
Bài 21 tr 12 SGK
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
9x2 – 6x + 1
= (3x)2 – 2 . 3x . 1 + 12
= (3x – 1)2
b) = [(2x + 3y) + 1]2
 = (2x + 3y + 1)2
HS có thể nêu :
x2 – 2x + 1 = (x – 1)2
4x2 + 4x +1 = (2x + 1)2
(x + y)2 – 2.(x + y) + 1 = (x + y – 1)2
Bài 22 tr12 SGK
HS hoạt động theo nhóm.
a) 1012 = (100 + 1)2
= 1002 + 2 . 100 + 1 
 = 10000 + 200 + 1
 = 10201
b) 1992 = (200 – 1)2
 = 2002 – 2 . 200 + 1
 = 40000 – 400 + 1
 = 39601
c) 47 . 53 = (50 – 3) . (50 + 30)
 = 502 – 32
 = 2500 – 9
 = 2491
Đại diện một nhóm trình bày bài.
Các HS khác nhận xét, chữa bài
Bài 23 tr12
Để chứng minh một đẳng thức ta biến đổi một vế bằng vế còn lại.
HS làm bài :
a) Chứng minh : (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab
BĐVP : (a – b)2 + 4ab
= a2 – 2ab + b2 + 4ab
= a2 + 2ab + b2
= (a + b)2 = VT
b) Chứng minh : (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab
BĐVP : (a + b)2 –4ab
= a2 + 2ab + b2 – 4ab
= a2 – 2ab + b2
= (a – b)2 = VT
HS làm .
a) Tính (a + b)2 biết a – b = 20 và a . b = 3
Có (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab
= 202 + 4 . 3
= 400 + 12
= 412.
c. Củng cố (2’):
 Phát biểu các hằng đẳng thức đã học?
d . Hướng dẫn về nhà(3’)
 Học thuộc kĩ các hằng đẳng thức đã học.
 Bài tập về nhà số 24, 25(b, c) tr12 SGK
 Bài 13, 14, 15 tr4, 5 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_8_tiet_5_luyen_tap_ban_2_cot.doc