Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 18: Luyện tập - Ninh Đình Tuấn

Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 18: Luyện tập - Ninh Đình Tuấn

I. Mục Tiêu:

-Rèn luyện kỷ năng chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã xắp sếp.

-Vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 GV: - Bảng phụ ghi bài tập, chú ý SGK

 HS : - Ôn lại phép trừ đa thức, phép nhân đa thức sắp xếp, các hằng đẳng thức đáng nhớ.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 18: Luyện tập - Ninh Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguời soạn: Ninh Đình Tuấn 
Ngày soạn: 5/11/2007
	Tiết: 18 Luyện tập 
Mục Tiêu:
-Rèn luyện kỷ năng chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã xắp sếp.
-Vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia.
Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: - Bảng phụ ghi bài tập, chú ý SGK
	HS : - Ôn lại phép trừ đa thức, phép nhân đa thức sắp xếp, các hằng đẳng thức đáng nhớ.
Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Kiểm tra (8 phút)
HS1 : Phát biểu qui tắc chia đa thức cho đơn thức
Chữa bài tập 70 tr 32 SGK
HS2: Viết hệ thức liên hệ gữa đa thức bị chia A, đa thức chia B, đa thức thương Q và đa thức dư R
GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
GV gọi HS nhận xét đánh giá qua điểm số.
2 HS lên bảng thực hiện.
HS nhận xét đánh giá
Hoạt động 2:
Luyện tập (35 phút)
Bài 70 (Tr 32 - SGK)
GV gọi HS lên bảng thực hiện cả lớp cùng làm.
GV cho HS nhận xét đánh giá.
- Ngoài cách thực hiện thông thường còn có cách nào khác mà vẫn cho ta kết quả ?
- Học sinh: Suy nghĩ tìm tòi.
- Từ đó GV đi đến nhận xét.
Bài 71 (Tr 32-SGK)
Không thực hiện phép chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đa thức B hay không?
GV gọi HS lên bảng thực hiện cả lớp cùng làm.
GV cho HS nhận xét đánh giá.
Bài 72 (Tr 32-SGK)
GV gọi HS lên bảng thực hiện cả lớp cùng làm.
GV cho HS nhận xét đánh giá.
Bài 73 (Tr 32-SGK)
Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm thực hiện 1 câu.
Gợi ý: các nhóm phân tích đa thức bị chia thành nhân tử rồi áp dụng tương tự chia một tích cho một số 
GV gọi đại diện nhóm lên bảng thực hiện.
GV cho HS nhận xét đánh giá theo nhóm.
Bài 74 (Tr 32-SGK)
Tìm a để 2x3 – 3x2 + x + a
Chia hết cho: x + 2
GV gợi ý: Thực hiện phép chia đa thức cho đa thức.
Vậy đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2 thì dư bằng bao nhiêu, từ đó tìm a.
- Từ đó giáo viên giới thiệu cho học sinh định lí “Đa thức f(x) chia hết cho x – a khi và chỉ khi f(a) = 0”
Từ đó hướng dẫn học sinh thực hiện bằng cách thứ hai.
 Bài 70 : làm phép chia:
 a) (25x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2 =(25x5:5x2)+(-5x4:5x2)+(10x2:5x2)
= 5x3 - x2 + 2
b) (15x3y2- 6x2y - 3x2y2) : 6x2y
=(15x3y2:6x2y)+(-6x2y:6x2y)+ 
 (-3x2y2 :6x2y)
= xy - 1 - y
Nhận xét: Khi chi một đa thức A cho đơn thức B ( trong trường hợp chia hết) ta có thể phân tích đa thức thành tích của đa thức chia và đa thức thứ hai (đa thức thương), rôi tìm kết quả.
Bài 71 : Không thực hiện phép chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đa thức B hay không?
HS:
a) A = 15x4 - 8x3 +x2
 B = x2
Ta có: 15x4 x2, 8x3 x2, x2 x2 .Do đó A chia hết cho B.
A = x2 - 2x + 1
 B = 1 - x
Giải: A = x2 - 2x + 1 = (1 - x)2
 Ta có :(1 - x)2 chia hết cho (1 - x) nên A chia hết cho B.
Bài 72 : làm tính chia.
HS thực hiện.
-
 2x4 + x3- 3x2 + 5x - 2 x2 - x + 1
-
 2x4 - 2x3+2x2 2x2+3x-2
 3x3-5x2 + 5x - 2
 3x3-3x2 + 3x
-
 - 2x2 + 2x - 2 
 - 2x2 + 2x - 2 
 0 
Bài 73: Tính nhanh:
a) (4x2-9y2) : (2x-3y)
 = (2x - 3y)(2x + 3y) : (2x - 3y)
 = 2x + 3y
(27x3-1) : (3x - 1)
 = (3x - 1)(9x2+3x+1) : (3x - 1)
 = 9x2 + 3x + 1
(8x3 + 1) : (4x2 - 2x + 1)
 = (2x+1)(4x2-2x+1) : (4x2-2x+1)
 = 2x + 1
d) (x2 - 3x + xy -3y) : (x + y)
 = [ x(x + y) - 3(x + y)] : (x + y)
 = (x + y) (x - 3) : (x + y)
 = x - 3
Bài 74
Tìm a để 2x3 – 3x2 + x + a
Chia hết cho: x + 2
Ta có: 2x3 – 3x2 + x + a
= (x + 2)(2x2 – 7x +15) + a – 30
Để có phép chia hết thì số dư phải bằng 0 hay a – 30 = 0
 Suy ra a = 30
Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
- Chuẩn bị ôn tập chương tiết tiếp theo.
- Làm 5 câu hỏi trong ôn tập chương I
- Bài tập 75, 76, 77, 78, 79, 80 (tr 33 - SGK)
- Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_8_tiet_18_luyen_tap_ninh_dinh_tuan.doc