Giáo án môn Đại số 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

Giáo án môn Đại số 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

* Hoạt động 1(16ph): Phương trình một ẩn.

GV: Giới thiệu phương trình một ẩn.

 Trong bài toán:

Tìm x, biết 2x + 5 = 3(x-1) + 2, ta gọi hệ thức 2x + 5 = 3(x-1) + 2 là một phương trình với ẩn số x.

? Vậy phương trình với ẩn x là phương trình có dạng như thế nào?

HS: Trả lời khái niệm về phương trình một ẩn.

GV: Lấy ví dụ mẩu sau đó cho học sinh hoạt động theo nhóm làm [?1] và [?2]

Phiếu học tập dạng như sau:

1.Hãy cho ví dụ về :

a) Phương trình với ẩn y;

b) Phương trình với ẩn u.

2. Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình : 2x + 5 = 3(x-1) + 2

VT = 2x + 5 = .

VP = 3(x - 1) + 2 = .

HS: Hoạt động theo nhóm và làm trên phiếu học tập mà GV đã chuẩn bị sẵn.

GV: Thu phiếu và cùng học sinh cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.

? Ta thấy tai giá trị x = 6 hai vế của phương trình 2x + 5 = 3(x-1) + 2 như thế nào với nhau ?

 

doc 28 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../........./................
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8A; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8B; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8C; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Chương III:PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Tiết 41- Bài 1: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I .MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
 - Học sinh hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: Vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. 
 - Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diển đạt bài giải phương trình sau này.
 - Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu là quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.
 2.Kỹ năng:
 Có kỹ năng lấy ví dụ về phương trình, tính giá trị để đi đến nghiệm của phương trình, ghi tập hợp nghiệm và lấy ví dụ về hai phương trình tương đương. 
 3.Thái độ:
 Có thái độ hào hứng khi học về phương trình.
II .CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Bảng phụ ghi các nội dung cơ bản và bài tập.
 Học sinh: Bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: ( không kiểm tra)
 3. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề và giới thiệu chương 3 (5 phút)
 Bài toán tìm x, mà ta thường gặp còn gọi là gì? còn có cách giải nào khác ngoài những cách ma ta đã học , đó là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1(16ph): Phương trình một ẩn.
GV: Giới thiệu phương trình một ẩn.
 Trong bài toán:
Tìm x, biết 2x + 5 = 3(x-1) + 2, ta gọi hệ thức 2x + 5 = 3(x-1) + 2 là một phương trình với ẩn số x.
? Vậy phương trình với ẩn x là phương trình có dạng như thế nào?
HS: Trả lời khái niệm về phương trình một ẩn.
GV: Lấy ví dụ mẩu sau đó cho học sinh hoạt động theo nhóm làm [?1] và [?2]
Phiếu học tập dạng như sau:
1.Hãy cho ví dụ về :
a) Phương trình với ẩn y;
b) Phương trình với ẩn u.
2. Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình : 2x + 5 = 3(x-1) + 2
VT = 2x + 5 =.
VP = 3(x - 1) + 2 = .
HS: Hoạt động theo nhóm và làm trên phiếu học tập mà GV đã chuẩn bị sẵn.
GV: Thu phiếu và cùng học sinh cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
? Ta thấy tai giá trị x = 6 hai vế của phương trình 2x + 5 = 3(x-1) + 2 như thế nào với nhau ?
HS: Tại giá trị x = 6 hai vế của phương trình bằng nhau.
GV: Giới thiệu đó là nghiệm của phương trình 2x + 5 = 3(x-1) + 2.
? Vậy nghiệm của phương trình là gì ?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại vấn đề.
- Cũng cố: Cho phương trình:
 2( x+2) - 7 = 3 - x
a) x = 2 có phải là nghiệm của phương trình không ?
b) x = -2 có phải là nghiệm của phương trình không?
HS: lên bảng trả lời.
? Hệ thức x = m có phải là một phương trình không?
? Phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm?
GV: Rút ra điều cần chú ý.
* Hoạt động 2(8ph): Giải phương trình.
GV: Giới thiệu thuật ngữ giải phương trình và tập hợp nghiệm của phương trình.
BT. Hãy điền vào chổ trống()
a)Phương trình x = 2 có tập nghiệm là
 S =
b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = 
HS: Tiến hành làm và lên bảng trình bày.
* Hoạt động 3( 8ph): Phương trình tương đương.
GV: Phương trình x = -1 và phương trình 
 x + 1 = 0 có nghiệm như thế nào với nhau?
HS: Chúng có cùng tập nghiệm với nhau.
GV: Hai phương trình đó được gọi là hai phương trình tương đương với nhau, vậy hai phương trình như thế nào gọi là tương đương?
HS: Tả lời.
GV: Giới thiệu ký hiệu tương đương.
- Cũng cố: 
1. Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu)
3(x - 1) = 2x - 1 (a) -1 
 (b) 2
x2 - 2x - 3 = 0 (c) 3 
2.Hai phương trình x = 0 và x(x-1) = 0 có trương đương với nhau hay không? vì sao?
HS: Suy nghỉ và lên bảng trả lời.
GV: Chốt lại bài học.
1. Phường trình một ẩn:
 Phương trình có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trai A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
Ví dụ: 2x + 1 = x; 
 2t - 5 = 3(4 - t) - 7.
[?1] Học sinh tự nêu.
[?2] Khi x = 6, ta có:
VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17
VP = 3(6 - 1) + 2 = 17
Vậy x = 6 thoả mản phương trình, x = 6 là nghiệm của phương trình trên.
* Vậy nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn làm cho phương trình thoả mản.
- Cũng cố: Cho phương trình:
 2( x+2) - 7 = 3 - x
a) x = 2 không phải là nghiệm.
b) x = -2 là nghiệm của phương trình.
* Chú ý: SGK.
2. Giải phương trình.
- Quá trình tìm nghiệm của phương trình gọi là giải phương trình.
- Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập hợp nghiệm của phương trình.
[?4]
a)Phương trình x = 2 có tập nghiệm là 
 S ={2}
b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = {f}
3. Phương trình tương đương.
Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm.
Kí hiệu: Û ( dấu tương đương)
Cũng cố: 
1. Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu)
3(x - 1) = 2x - 1 (a) -1 
 (b) 2
x2 - 2x - 3 = 0 (c) 3 
2.Hai phương trình x = 0 và x(x-1) = 0 không tương đương với nhau .
4.Cũng cố - Dặn dò(8ph):
 -Khái niệm về phương trình một ẩn, các thuật ngữ về nghiệm, phương trình tương đương. 
- Học kỹ các khái niệm và các thuật ngữ đã nêu trên.
 - Làm bài tập 1, 2, 3 SGK.
 - Đọc phần có thể em chư biết, và xem trước bài phương trình bậc nhất một ẩn.
Ngày soạn:....../........./................
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8A; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8B; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8C; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Tiết 42 - Bài 2: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
VÀ CÁCH GIẢI
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
 - Khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn.
 - Quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng được quy tắc để giải phương trình.
 2.Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn. 
 3.Thái độ:
 Có thái độ hào hứng, nghiêm túc.
II.CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: phiếu học tập ,bảng phụ ghi các nội dung cơ bản và bài tập.
 Học sinh: Bút dạ, bài tập về nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp(1ph):
2.Kiểm tra bài củ(5ph): 
 - Phát biểu khái niệm phương trình, định nghĩa hai phương trình tương đương.
 - Hai phương trình sau có tương đương với nhau hay không x - 2 = 0 và 4x - 8 = 0
3. Nội dung bài mới
Đặt vấn đề(2ph).
 Ta thấy hai phương trình sau có gì khác nhau:
 3x + 6 = 0 và 3x2 + 6 = 0
 Và phương trình có dạng như phương trình 3x + 6 = 0 còn gọi là phương trình gì ? cách giải của nó như thế nào ? đó là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1(8ph): Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
GV: Căn cứ vào phương trình như đã nêu, em nào có thể hình dung được phương trình bậc hai là như thế nào?
HS: Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
GV: Chốt lại và lấy ví dụ minh hoạ.
* Hoạt động 2(10ph): Hai quy tắc biến đổi phương trình.
GV: Em nào còn nhớ quy tắc chuyển vế trong một đẵng thức số?
HS: Phát biểu quy tắc chuyển vế trong đẵng thức số.
GV: Đối với phương trình ta cũng làm tương tự, vậy em nào có thể nêu được quy tắc chuyển vế của phương trình?
HS: Phát biểu quy tắc.
BT1: Giải các phương trình sau:
a) x - 4 = 0;
b) + x = 0;
c) 0,5 - x = 0 ;
d) x- a = 0 ; ( a là hằng số)
HS: Hoạt động theo nhóm và làm nài tập trên .
GV: Nhận xét và chốt lại quy tắc chuyển vế.
GV: Hãy phát biểu quy tắc nhân hai vế với cùng một số trong đẵng thức số ?
HS: Phát biểu.
GV: Tương tự hãy phát biểu quy tắc nhân với một số vào hai vế của phương trình.
BT 2: Giải phương trình:
a) = -1 ;
b) 0,1x = 1,5 ;
c) -2,5x = 10 ;
HS: Làm tại chổ và phát biểu.
GV: Nhận xét và chốt lại quy tắc.
* Hoạt động 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn(10ph).
Ví dụ 1: Giải phương trình: 3x - 9 = 0.
Làm theo các bước sau:
- Hãy chuyển -9 sang vế phải rồi đổi dấu.
- Chia cả hai vế cho 3.
GV: Các phương trình đó có tương đương với nhau không?
HS: Trả lời nghiệm của phương trình.
Ví dụ 2: Giải phương trình 1 - x = 0
GV: Tương tự giải phương trình trên như thế nào ?
HS: Trả lời cách giải.
GV: Từ đó rút ra cách giải tổng quát phương trình ax + b = 0 (a ¹ 0 )
BT 3: Giải phương trình - 0,5x + 2,4 = 0.
1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
 Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ: 2x + 3 = 0 ; 2 - 3x = 1; 
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình.
 a) Quy tắc chuyển vế.
 Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
BT1: Giải các phương trình sau:
a) x - 4 = 0 Û x = 4
b) + x = 0 Û x = - 
c) 0,5 - x = 0 Û x = 0,5
d) x- a = 0 Û x = a
b) Quy tắc nhân với một số.
 - Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác không.
 - Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế với cùng một số khác không. 
BT2: Giải phương trình:
a) = -1 Û x = 2
b) 0,1x = 1,5 Û x = 1,5:0,1 = 15
c) -2,5x = 10 Û x = 10:(-2,5) = -4
3. Cách giải phương trình bậc nhất mọt ẩn.
Ví dụ 1: Giải phương trình: 3x - 9 = 0.
3x - 9 = 0 Û 3x = 9 ( chuyển vế)
 Û x = 3 ( chia cả hai vế cho 3)
Ví dụ 2: Giải phương trình 1 - x = 0
Û -x = -1 Û 7x = 3 Û x = 
* Tổng quát: Phương trình ax + b = 0 
(a ¹ 0 ) luôn có nghiệm duy nhất x = -
BT 3: Giải phương trình - 0,5x + 2,4 = 0.
 Û x = = 4,8
4.Cũng cố - Dặn dò(10ph):
 - Nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, các quy tắc biến đổi phương trình và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
 - Làm thêm bài tập 6 (trang 9, SGK) nếu còn thời gian. 
- Học kỹ định nghĩa, quy tắc của phương trình bậc nhất một ẩn.
 - Làm bài tập 7,8,9 SGK.
 - Xem trước bài phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. 
Ngày soạn:....../........./................
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8A; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8B; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8C; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Tiết 43 - Bài 3: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC
 VỀ DẠNG ax + b = 0(a0)
I.MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
- Củng cố kĩ năng biến đổi các phương trình bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
- Nắm vững phương pháp giải các phương trình mà việc áp dụng các quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể dưa chúng về dạng phương trình bậc nhất.
 2.Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. 
 3.Thái độ:
 Hiểu biết sâu sắc, nhanh nhẹn và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài tập và lời giải.
 Học sinh: Bút dạ, bài tập về nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: (8ph) ...  có phương trình:
2(x + 13) = 3x + 13
Giải phương trình ta được: x = 13
(trả lời)
41/ sgk 31. Giải.
Gọi chữ số hàng chục là x (xÎ N, x < 5)
Chữ số hàng đơn vị là: 2x.
=> Chữ số ban đầu là: 10x + 2x
 Số lúc sau là: 100x + 10 + 2x.
theo bài toán ta có phương trình:
100x + 10 + 2x = 10x + 2x + 370.
Giải phương trình ta được:
x = 4 thỏa mãn điều kiện. Vậy số ban đầu là: 48.
42/ sgk 31. Giải.
Gọi số cần tìm là x (xÎ N, x ³ 10).
Lúc sau ta có = 2000 + 10x +2.
Theo bài toán ta có phương trình:
2000 + 10x +2 = 153x
Giải phương trình ta được: x = 14 thỏa mãn điều kiện. Vậy số ban đầu là 14.
44/ sgk 31. Giải.
Gọi tần số của điểm 4 là x (xÎZ+)
N = 2+x+10+12+7+6+4+1.
Phương trình: (3.2+4.x+5.10+6.12+7.7+8.6+9.4+10.1) = 6,06.
Hay: = 6,06.	
Số thứ tự phải điền là: 8; 50.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà ( 3 ph): 
Củng cố từng phần. 
BT 43: x là tử => x ÎZ+ , x pt: không thỏa mãn điều kiện
=> không có phân số nào có tính chất đã cho.
BTVN: 43, 47, 49 sgk/ 31, 32.
Chuẩn bị phần ôn tập chương III.
Ngày soạn:....../........./................
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8A; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8B; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8C; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Tiết 53 LUYỆN TẬP.
I . MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
 - Tiếp tục cho hs luyện tập về giải toán bằng cách lập phương trình dạng chuyển động , năng suất , phần trăm , toán có nội dung hình học .
2.Kĩ năng:
 - Chú ý rèn luyện kĩ năng phân tích bài toán để lập được pt bài toán .
3,Thái độ:
- Hưng thú với môn học.
 II . CHUẨN BỊ 
 GV : Bảng phụ , thước kẻ , phấn màu 
 HS : - Ôn tập toán chuyển động , toán năng suất , toán phần trăm .
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra ( 5ph)
 H: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ? Đặt điều kiện thích hợp cho ẩn nghĩa là gì?
3. Luyện tập.(36ph)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 45/ sgk 31. 
1HS lên bảng trình bày bài tập 40 sgk 31.
Cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa.
GV: Tổ chức hợp thức kết quả.
Hoạt động 2: 46/ sgk 31. 
1HS lên bảng trình bày bài tập 46 sgk 31.
Cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa.
GV: Tổ chức hợp thức kết quả.
Hoạt động 3: 48/ sgk 32. 
1HS lên bảng trình bày bài tập 40 sgk 31.
Cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa.
GV: Tổ chức hợp thức kết quả.
45/ sgk 31. Giải.
Ngày làm
số thảm
năng suất
H. đồng
20
x(xÎZ+)
x/20
T. hiện
18
x+24
(x+24)/18
PT
(x+24)/18 = 	x/20.120%
Giải Pt => x = 300.
Số thảm cần dệt theo hợp đồng là 300 tấm.
46/ sgk 31. Giải.
S(km)
t(h)
v(km/h)
AB
x
48/x
48
AC
48
1
48
CB
x-48
(x-48)/54
54
PT
48/x = (x-48)/54 + 1 + 1/6
Giải pt: => x =120
Trả lời: AB = 120 km
48/ sgk 32. Giải.
năm ngoái
năm nay
tỷ lệ tăng
Tỉnh A
x(xÎZ+)
(x<4tr)
x
1,1%
Tỉnh B
4000000-x
(4000000-x)
1,2%
PT
x - (4000000-x) = 807200
Giải pt => x = 2 400 000.
Trả lời: Tỉnh A năm ngoái là x = 2 400 000 người.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà (4ph)
 - Củng cố từng phần.
 BT 43: x là tử => x ÎZ+ , x pt: không thỏa mãn điều kiện
=> không có phân số nào có tính chất đã cho.
BTVN: 43, 47, 49 sgk/ 31, 32.
Chuẩn bị phần ôn tập chương III.
Ngày soạn:....../........./................
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8A; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8B; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8C; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Tiết 54 ÔN TẬP CHƯƠNG III 
I.MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
 -Tái hiện các kiến thức của chương II.
 - Củng cố và nâng cao kĩ năng giải phương trình.
 2.Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng giải phương trình một ẩn.
 3.Thái độ:
 - Học sinh có thái độ nghiêm túc trong việc tìm lời giải.
 II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: bảng phụ ghi các đề bài tập và lời giải.
 Học sinh: Chuẩn bị tốt các câu hỏi và bài tập về nhà.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: (1 phút) 
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Lồng vào bài ôn tập.
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: (3 phút)
 GV: Như vậy chúng ta đã nắm được các kiến thức cơ bản của chương II, nội dung chương II gồm những kiến thức cơ bản nào ?
 HS : Nội dung chương II gồm:
Phương trình một ẩn.
Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.
Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Phương trình tích.
Phương trình chưa ẩn ở mẫu.
Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
GV: Tiết học hôm nay thầy trò ta cùng nhau hệ thống lại các kiến thức trên. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1(10 phút) Lý thuyết.
GV: Nêu câu hỏi, HS trả lời.
1. Thế nào là hai phương trình tương đương?
HS: trả lời.
GV: Nêu câu hỏi.
2. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, cho ví dụ, nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn.
HS: Trả lời.
GV: Nêu câu hỏi.
3. Để giải phương trình tích 
A(x).B(x) = 0 ta làm thế nào ?
HS: Trả lời.
GV: Nêu câu hỏi.
4. Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta cần chú ý điều gì ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và chốt lại.
GV: Như vậy ta đã hệ thống được cách giải phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta sang phần 2 rèn kỉ năng giải bài tập.
* Hoạt động 2 (25 phút): Bài tập.
GV: Đưa đề lên đèn chiếu.
Bài 1: Cho phương trình: -2x + 5 = 0. Một bạn đã giải theo các bước sau:
Bước 1: -2x = -5.
Bước 2: x = 
Bước 3: x = 2,5
Bạn học sinh trên giải đúng hay sai. Nếu sai thì sai từ bước nào:
A. Bước 1. B. Bước 2.
C. Bước 3. 
D. Các bước giải trên đều đúng.
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại và nêu cách giải thứ 2 bằng công thức.
Bài2. Cho phương trình: 
Để giải phương trình trên, một bạn HS đã giải theo các bước sau:
Bước 1. 
Bước 2. 5 - 5x + 3x = 30 - 2x
Bươc 3. -5x + 3x - 2x = 30 - 5
Bước 4. 0x = 25 (vô lí)
Vậy phương trình vô nghiệm.
Bạn HS trên giải như vậy đúng hay sai, nêu sai thì sai ở bước nào ?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại phương pháp.
Bài 3. Giải phương trình sau.
GV: Đưa đề bài lên đèn chiếu và yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
HS: Tiến hành giải.
GV: Cùng cả lớp nhận xét.
Bài 4. Giải phương trình sau.
GV: Phương trình trên là phương trình như thế nào ?
HS: Phương trình chứa ẩn ở mẫu.
GV: Vậy để giải nó ta làm thế nào ?
GV: Yêu cầu HS trả lời.
HS: Phát biểu (có thể yêu cầu lên bảng giải, nếu cần)
GV: Nhận xét và chốt lại.
I. Lý thuyết: 
1. Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm.
2. Phương trình có dạng ax + b = 0 (a ¹ 0) là phương trình bậc nhất một ẩn.
 - Phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất x = - 
3. Để giải phương trình tích 
 A(x).B(x) = 0 ta giải hai phương trình A(x) = 0 và B(x) = 0, rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.
4. Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta cần chú ý đến điều kiện xác định của phương trình.
II. BÀI TẬP: 
Bài 1: 
Đáp án D. Các bước trên đề đúng.
Bài 2:
Bạn học sinh trên giải đúng.
Bài 3:
Û 
Û 8 - 24x - 4 - 6x = 140 - 30x - 15
Û 4 - 30x = 125 - 30x
Û 4 = 125 ( Vô lý)
Vậy phương trình vô nghiệm.
Bài 4:
 Đk; x ¹ 0 và x ¹ 2
Û 
Û x(x + 2) - (x - 2) = 2
Û x2 + 2x - x + 2 - 2 = 0
Û x2 + x = 0
Û x(x + 1) = 0
Û x = 0 hoặc x + 1 = 0
Û x = 0 (loại)
hoặc x = - 1
Vậy nghiệm của phương trình là x = -1
4. Củng cố - Dặn dò: (6 phút)
 H: Tiết học hôm nay chúng ta đã củng cố được những gì ?
 HS: Tiết học hôm nay chúng ta củng cố lại cách giải phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình đưa được về phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình chứa ẩn ở mẫu.
- Về nhà các em phải nắm lại các dạng toán vừa ôn như trên.
 - Xem lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình để hôm sau chúng ta tiếp tục ôn tập.
 - Làm bài tập 51, 52 (c,d) 54, 55 Sgk.
Ngày soạn:....../........./................
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8A; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8B; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Ngày giảng:........../........./..................; Lớp:8C; Tiết:............; Sĩ số:........./..........
Tiết 55 	ÔN TẬP CHƯƠNG III 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
 - Giúp HS nắm chắc lý thuyết của chương.
2.Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, giải tóan bằng cách lập phương trình.
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài giải.
	- Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp. 
3.Thái độ:
- Tích cực, chủ động.	
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: chuẩn bị các phiếu học tập. 
- HS: ôn tập lý thuyết của chương, chuẩn bị bài tập ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
. 1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra: ( 7’) 1) tìm 2 pt bậc nhất có một nghiệm là –3.
 2) Tìm m biết pt 2x + 5 = 2m + 1 cú 1 nghiệm là –1
KQ: 1) x + 3 = 0, 2x + 6 = 0, 3x + 18 = 0
 2) Do pt 2x + 5 = 2m + 1 có nghiệm x = -1 nên
 2 (-1) + 5 = 2m + 1
 Û 
 Û m = 1
3. Vào bài:(33ph)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
“Sửa bài tập 51d”
1) Bài tập: 51d
2x3 + 5x2- 3x = 0
Û x (2x2 + 5x – 3) = 0
Û x[2x2–x +6x -3] =0 
Ûx[x(2x-1)+3(2x-1)]=0
Ûx(2x – 1) (x + 3) =0
GV:gọi bất kì 1 hs lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở
HS: Đọc đề bài 
GV: phân tích bài toán 
VT
TG
Qđ
AB
Xuôi dòng
4
4x
ngược dòng
x-4
5
5(x-4)
GV: khuyến khích HS giải cách khác.
2) Bài tập 52d: ĐKXĐ: x¹
hoặc x + 8 = 0
Þ x = hoặc x = -8. Vậy S = , -8
 Bài tập 54:
Cách 1
Gọi x(km) là khoảng cách giữa 2 bến A và B (x > 0).
Vận tốc xuụi dũng: (km/h)
Vận tốc ngược dũng: (km/h) 
Do vận tốc của dũng nước là 2 km/h nên ta có PT:
 x = 80 km
Vậy khoảng cách hai bến A , B là 80 km
Cách 2
Vận tốc của ca nô khi ngược dòng x – 4 km/h
Quãng đường xuôi dòng: 4x (km)
quãng đường ngược dòng: 5(4-x) (km)
Ta có pt:
4x = 5(x-4)
.
HS: hoạt động nhóm làm bài 
Bài 55: 
Lượng nước có trong dung dịch (trước khi pha thêm) là 200 – 50 = 150 g
Gọi x gam là lượng nước cần pha thêm thì lượng nước trong dung dịch mới là 150 + x (g )
Nồng độ dung dịch là :
 20(150 + x ) = 5000 
 x = 100
Vâỵ lượng nước cần pha thêm là 100 g
4. Dặn dò: (4ph)’
	Học thuộc bài và ôn tập chương III để chuẩn bị tiết kiểm tra.
Tiết sau kiểm tra 1 tiết chương III
HS cần ôn tập kỹ:
+ Về lý thuyết: Định nghĩa hai phương trình tương đương, hai quy tắc biến đổi phương trình, định nghĩa, số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn, các bước giải phương trình đưa được về dạng ax+b=0, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
+ Về bài tập: Ôn lại và luyện tập giải các dạng phương trình và các bài toán giải bằng cách lập phương trình.
Chú ý trình bày bài giải cẩn thận, không sai sót.

Tài liệu đính kèm:

  • docdai so 8 chuong III 2 cot chuan KTKN.doc