Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Trường THCS Thiện Trung

Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Trường THCS Thiện Trung

I MỤC TIÊU :

- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người.

Nắm được phương pháp đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh

- Rèn kỹ năng hoạt động, làm việc với SGK.

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể.

II PHƯƠNG PHÁP :

Sử dụng phương pháp quan sát tranh, giảng giải, phân tích, vấn đáp,

III CHUẨN BỊ :

1/ GV : Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn.

2/ HS : Sách vở, nội dung bài học.

IV TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :

1/ Ổn định lớp.

2/ Mở bài : GV có thể lấy thông tin SGK để đi vào bài mới.

3/ Tiến hành họat động.

Hoạt động 1 : Vị trí của con người trong tự nhiên.

a/ Mục tiêu : HS thấy được con người có vị trí cao trong tự nhiên do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.

 

doc 182 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Trường THCS Thiện Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thiện Trung Giáo Án Sinh Học 8
NS : 	 TUẦN : 1
ND : 	 BÀI : 1 	 TIẾT : 1
 BÀI MỞ ĐẦU 
I MỤC TIÊU :
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người.
Nắm được phương pháp đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh
- Rèn kỹ năng hoạt động, làm việc với SGK.
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp quan sát tranh, giảng giải, phân tích, vấn đáp,
III CHUẨN BỊ :
1/ GV : Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn.
2/ HS : Sách vở, nội dung bài học.
IV TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
1/ Ổn định lớp.
2/ Mở bài : GV có thể lấy thông tin SGK để đi vào bài mới.
3/ Tiến hành họat động.
Hoạt động 1 : Vị trí của con người trong tự nhiên.
a/ Mục tiêu : HS thấy được con người có vị trí cao trong tự nhiên do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
-Em hãy kể tên các ngành động vật dã 
học ?
- Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉng nhất ?
- Cho ví dụ cụ thể ?
-Cong người có đặc điểm nào khác biệt so với động vật ?
- GV: nên ghi lại ý kiến của nhóm để đánh giá được kiến thức của HS.
- GV YC HS rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người.
 -HS trao đổi nhóm vận dụng kiến thức lớp dưới trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu :
- Kể đủ : sx các ngành theo sự tiến hoá.
- Lớp thú là lớp động vật tiến hoá nhất đó là khỉ.
- HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK – trao đổi nhóm hoàn thành bài tập mục tam giác.
- YC: Ô đúng :1,2,3,5,7,8 đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Các nhóm trình bày và bổ sung.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên.
Kết luận :
-Loài người thuộc lớp thú.
- Con người có tiếng nói , chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích àlàm chủ thiên nhiên.
c/ Tiểu kết : Như nội dung.
Hoạt động 2 : Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
a/ Mục tiêu : Hiểu được nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.Biết đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết những điều gì ?
- Cho ví dụ về mối quan hệ giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác.
-HS nghiên cứu thông tin SGK Trng 5 .Tiến hành trao đổi nhóm theo các yêu cầu sau :
+ Nhiệm vụ bộ môn.
+ Biện pháp bảo vệ cơ thể người.
- Một vài đại diện trình bày các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- HS chỉ ra mối quan hệ giữa bộ môn với môn TDTT mà các em đã học.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
*Nhiệm vụ môn học :
-Cung cấp những kiến thức về cất tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trừơng để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa môn học với các môn khoa học khác.
 c/ Tiểu kết : Như nội dung.
Hoạt động 3 : Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
a/ Mục tiêu : Chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn đó là học qua mô hình tranh ảnh, thí nghịêm.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
-Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn ?
- GV lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho các phương pháp mà HS nêu ra.
- HS nghiên cứu SGK tiến hành trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện một vài nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
III. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
- Quan sát tranh và mô hình tiêu bản, mẫu sống để hiểu rõ hình thái cấu tạo.
- Bằng thí nghiệm àtìm ra chức năng sinh lý các cơ quan, hệ cơ quan.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
c/ Tiểu kết : Như nội dung.
V. CŨNG CỐ, DẶN DÒ.
1/ Cũng cố : 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK ( đáp án SGV ).
- Đọc phần em có biết.
2/ Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị bài 2 SGK.
Trường THCS Thiện Trung Giáo Án Sinh Học 8
NS : 	 TUẦN : 1
ND : 	CHƯƠNG I : TIẾT : 2
KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI	 
 BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI 
I MỤC TIÊU :
- HS kể được cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.
- Rèn kỹ năng hoạt động, làm việc với SGK, kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức. Rèn luyện tư duy tổng hợp lôgic, KN HĐ nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể, tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.
II PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp quan sát tranh, giảng giải, phân tích, vấn đáp,
III CHUẨN BỊ :
1/ GV : Tranh hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan của người, sơ đồ phóng to hình 2,3 SGK
2/ HS : Xem nội dung bài trước ở nhà, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.
IV TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ :
Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh ?
Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh ?
 ( Đáp án nội dung bài học)
3/ Mở bài : GV có thể lấy thông tin SGK để đi vào bài mới.
4/ Tiến hành họat động.
Hoạt động 1 : Cấu tạo cơ thể.
a/ Mục tiêu : Chỉ rõ các phần của cơ thể. Trình bày sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
- Kể tên các động vật thuộc lớp thú ?
- Trả lời mục câu hỏi trong SGK trang 8.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm.
- HS nhớ lại kiến thức kể đủ 7 hệ cơ quan.
HS quan sát hình SGK và hình trên bảng.
I . Cấu tạo cơ thể.
1/ Các phần cơ thể.
KL : 
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể.
- Cơ thể gồm ba phần : Đầu, thân, tay chân.
- Cơ hoành ngăn khoang ngực và khoang bụng
2/ Các hệ cơ quan.
c/ Tiểu kết : Như nội dung.
Hoạt động 2 : Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan.
a/ Mục tiêu : Chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào ?
-GV yêu cầu HS lấy ví dụ một hoạt động khác và phân tích .
-GV giải giải :
+ Điều hoà hoạt động điều là phản xạ.
+.
+.
HS nghiên cứu thông tin SGK mục ô vuông trang 9 tiến hành trao đổi nhóm.
- Yêu cầu phân tích một hoạt động của cơ thể đó là chạy.
- Tim mạch, nhịp hô hấp.
- Mồ hôi, hệ tuần hoàn tham gia tăng cường hoạt động nhằm cung cấp đủ ôxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động.
- Đại diện trình bày nhóm khác bổ sung nếu cần.
II. Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan.
KL: 
-Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của HTK và thể dịch.
 c/ Tiểu kết : Như nội dung.
V. CŨNG CỐ, DẶN DÒ.
1/ Cũng cố : 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK ( đáp án SGV ).
- Đọc phần em có biết.
2/ Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị bài 3 SGK. Ôn tập lại cấu tạo TBTV.
Trường THCS Thiện Trung Giáo Án Sinh Học 8
NS : 	 TUẦN : 2
ND : 	 BÀI : 3	 TIẾT : 3
 TẾ BÀO	 
I MỤC TIÊU :
- HS phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bàobao gồm màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
- CM được tế bào là đơn vị cấu trúc chức năng của cơ thể.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, làm việc với SGK, kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
II PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp quan sát tranh, giảng giải, phân tích, vấn đáp,
III CHUẨN BỊ :
1/ GV : Mô hình tranh vẽ cấu tạo tế bào thực vật.
2/ HS : Xem nội dung bài trước ở nhà, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.
IV TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi nội dung bài học trước.
( Đáp án nội dung bài học)
3/ Mở bài : Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất là tế bào.
4/ Tiến hành họat động.
Hoạt động 1 : Cấu tạo tế bào.
a/ Mục tiêu : HS nắm được thành phần chính của tế bào.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
-GV giảng giải saau đó dặt câu hỏi :
- Một tế bào điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào ?
- GV treo sơ đồ câm về cấu tạo TB và các mảnh bìa tương ứng với tên các bảng phụ.
Sau đó gọi HS lên hoàn chỉnh sơ đồ.
- GV: Nhận xét và thông báo đáp án đúng.
-HS quan sát minh hoạ và hình 31à ghi nhớ kiến thức.
- Đại diện nhóm lên bảnh gắn tên các thành phần cấu tạo của TBà HS khác nhận xét bổ sung.
I . Cấu tạo tế bào.
-Tbgồm ba phần : 
+ Màng 
+ TB chất
+ Nhân : NST, nhân con
c/ Tiểu kết : Như nội dung.
Hoạt động 2 : Chức năng các bộ phận trong tế bào.
a/ Mục tiêu : HS nắm đựơc các chức năng quan trọng của các bộ phận của tế bào. Thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng và sự thống nhất giữa các bộ phận của TB.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
-GV nêu câu hỏi :
+ Một số chất có vai trò gì ?
+ Lưới nguyên chấc có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào.
+ Mối quan hệ thống nhất về chức nănggiữa màng sinh chất, không bào, nhân TB ?
+ Tại sao nói TB là đơn vị chức năng của cơ thể ? 
-HS nghiên cứu bảng 3.1 SGK trang 11.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- HS có thể trả lời. TB cũng có quá trình trao đổi chất, phân chia,.
II. : Chức năng các bộ phận trong tế bào.
Chức năng các bộ phận tế bào .
Nội dung như bảng 3.1 ( SGK trang 11).
 c/ Tiểu kết : Như nội dung.
Hoạt động 3 : Thành phần hoá học của TB.
a/ Mục tiêu : HS nắm được 2 thành phần hoá học của tế bào.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
- Cho biết thành phần hoá học của TB ?
- GV nhận xét phần trả lời của nhóm à thông báo đáp án đúng.
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK trang 12 à thống hất câu trả lời.
- Đại diện  ...  sinh sản.
+ Các tác nhân gây bệnh.
c/ Tiểu kết : Như nội dung.
Hoạt động 3 : Ôn tập về nội dung thi HK II.
+ GV có thể dựa vào các câu hỏi trong nội dung của các bài đã học để HS trả lời.
+ Có thể cho HS làm bài tập trắc nghiêm SGK và SGV.
+ Trả lời câu hỏi cuối bài học của một số bài.
+ Ôn tập về hình.
* GV Có thể dành thời gian để HS có ý kiến sau đó GV giải đáp thắc mắc.
V. CŨNG CỐ, DẶN DÒ.
1/ Cũng cố : 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK trang 195 ( đáp án SGV ).
- Đọc phần em có biết.
2/ Dặn dò :
Xem lại bài học. 
Chuẩn bị cho bài chuẩn bị ôn tập HK II.
NS : 	 TUẦN : 28
ND : 	 THI HỌC KỲ II	 TIẾT : 55
 MÔN : Sinh học 8
Thời Gian : 60 phút.
I MỤC TIÊU :
- Nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS. Qua đó cũng cố lại những kiến thứic đã học.
- Rèn luyện kỹ năng tái hiện lại kiến thức, khả năng vận dung vào cuộc sống.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
1/ GV : Nội dung kiểm tra.
 2/ HS : Xem lại nội dung các bài đã học.
III . THIẾT LẬP MA TRÂN.
 MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT
MẠCH KIẾN THỨC
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
1/ Vẽ và chú thích sơ đồ bán cầu não trái.
2/ Cơ quan phân tích thị giác gồm....................
3/ Da bẩn có tác hại như thế nào ?
4/ Trình bày cấu tạo đại não ?
5/ Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
6/ Mỗi đơ vị chức năng của thận gồm : ..........
7/ Cơ quan phân tích thị giác gồm : ................
8/ Trong các chức năng của da chức năng nào là quan trong nhất ?
9/ Chọn câu đúng sai.
10/ Điền vào chổ trống .
11/ Em hãy lựa chọn và ghép các thông tin .......
/
/
 /
/
/
/
/
 /
 /
 /
 /
IV . NỘI DUNG KIỂM TRA.
I . Phần Tự Luận.
Câu 1 : Vẽ và chú thích bán cầu não trái ở người ? (1.5đ)
Câu 2 : Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ? (1.5đ)
Câu 3 : Trình bày cơ quan phân tích thị giác ? (2.0đ)
Câu 4 : Trình bày cấu tạo của đại não ? (1.5đ)
Câu 5 : Da bẩn có có tác hại như thế nào ? ( 0.5đ)
II . Phần Trắc Nghiệm.
Chọn câu đúng .
Câu 1 : (0.5đ) : Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm :
a/ Cầu thận , nang cầu thận. b/ Nang cầu thận, ống thận.
c/ Cầu thận , ống thận. d/ Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Câu 2 : (0.5đ): Cơ quan phân tích thị gfiác gồm :
a/ Cơ quan thụ cảm thị giác. b/ Dây thần kinh thị giác.
c/ Vùng thị giác (ở thùy chẩm ). d/ Cả a,b,c đúng.
Câu 3 : (0.5đ): Trong các chức năng của da, chức năng nào là quan trong nhất ?
a/ Bảo vệ cơ thể. b/ Cảm giác.
c/ Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt. d/ Cả a,b,c đúng.
Câu 4 : (0.5đ): Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau :
Nguyên tắc rèn luyện da là :
a/ Phải luôn cố gắn rèn luyện da tới mức tối đa.
b/ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
c/ Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng.
d/ Cần thường xuyên tiếp súc với ánh nắng mặt trời lúc buổi sáng.
Câu 5 : (0.5đ): Điền vào chổ trống cho đoạn văn sau.
" Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biện.
- Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy : Họp sọ chứa ...........1.......... , ..........2........... nằm trong ống xương sống.
- Nằm ngoài trung ương thần kinh là ..............3.............. , có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các .........4.......... ".
câu 6 : (0.5đ): Em hãay lựa chọn và ghép các thông tin ở cột (B) tương ứng với các thông tin ở cột (A) rồi viết vào ..... trong cột (A).
Cột (A)
Cột (B)
a/ Lớp biểu bì : ................................
b/ Lớp bì : ........................................
b/ Lớp mở dưới da : .......................
1/ Các tế bào mỡ.
2/ Sợi mô liên kết.
3/ Các cơ quan.
4/ Tầng tế bào sống.
5/ Tầng sừng.
V . ĐÁP ÁN.
I . Phần Tự Luận.
Câu 1 : Vẽ đúng đẹp như chú thích hình SGK trang 147 ( 1.5đ).
Câu 2 : ( Mỗi ý đúng 0.5 điểm).
Hệ bài tiết nước tiểu gồm : Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng có chức năng lọc máu.
Mỗi đơn vị chức năng gồm : Cầu thận, nang cầu thậ, ống thận.
Câu 3 : 
1/ Cấu tạo cầu mắt gồm : (1.0điểm)
-Màng bọc :
+ Màng cứng : Phía trước là màng giác.
+ Màng mạch: Phía trước là lòng đen.
+ Màng lước : Có tế bào nón và tế bào que.
- Môi trường trong suốt : Có thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
2/ Cấu tạo của màng lưới.(0.5điểm).
-Màng lưới (TB thụ cảm) gồm :
+ TB nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
+ TB que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
-Điểm vàng : Là nơi tập trung TB nón.
- Điểm mù : không có tế bào thụ cảm thị giác.
3/ Sự tạo ảnh ở màng lưới.(0.5 điểm).
-Thể thủy tinh (Như 1 thấu kinh hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.
- Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốttới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ lộn ngược ¨ kích thích tế bào thụ cảm ¨ dây thần kinh thị giác ¨ vùng thị giác.
Câu 4 : -Hình dạng cấu tạo ngoài. (0.75điểm).
+ Rãnh liên bán cấu chia đại não làm hai nửa.
+ Rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy ( Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dượng).
+ Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não
tăng diện tích bề mặt não.
- Cấu tạo trong : (0.75điểm).
+ Chất xám (Ngoài): làm thành vỏ não dày 2-3mm gồm 6 lớp :
+ Chất trắng ( Trong) : Là các đường thần kinh. 
Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.
Câu 5 : Là môi trường thuận lợi cho Vk phát triển, phát sinh mầm bệnh ngoài da, hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi . Dó đó ảnh hưởng đến sức khỏe. (0.5điểm).
II . Phần Trắc Nghiệm.
Câu 1 : d Câu 2 : d Câu 3 : d
( Mỗi câu đúng 0.5 điểm).
Câu 4 : ( Cứ ý đúng 0.25 điểm).
a - s ; b – đ ; c – s ; d - đ	
Câu 5 : ( Cứ ý đúng 0.25 điểm).
 1 – Não ; 2 – Tủy sống ; 3 – Bộ phận ngoại biên. ; 4 – Hạch thần kinh
câu 6 : ( Cứ ba đúng 0.25 điểm).
 a/ 4 -5 b/ 3 – 2 c/ 1
NS : 	 TUẦN : 35
NG : 	 BÀI 65 TIẾT : 70
 ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI
I . MỤC TIÊU :
-HS trình bày rõ tác hại của bệnh AIDS . Nêu được đặc điểm sống của virut.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức phòng tránh AIDS.
II . PHƯƠNG PHÁP.
Sử dụng phương pháp giảng giải, phân tích , vấn đáp, thảo luận nhóm,...
III . CHUẨN BỊ 
1/ GV: Tranh ảnh liên quan đến bài học.
2/ HS : Xem nội dung bài học trước ở nhà, sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
IV . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra vì tiết trước thị.
3/ Mở bài : GV có thể bắt đầu từ một câu chuyện kể về AIDS cho học nghe để đi vào bài học.
4/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về HIV/AIDS.
a/ Mục tiêu : Chỉ ra tác hại của AIDS do khả năng sống và phá hủy của virut HIV.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
GV: Có thể đặt câu hỏi cho HS trả lời :
1/ Em hiểu gì về AIDS ?
GV nhận xét.
2/ Hãy hoàn thành bảng 65.
GV có thể kẻ sẳn bảng 65 để HS sửa bài.
GV: Giảng giải thêm về quá trình xâm nhập phá hủy cơ thể của virut HIV bằng tranh để HS hiểu rõ tác hại của bệnh AIDS.
GV: Cần lưu ý HS đối với những em thắc mắc.
HS trả lời em khác nhận xét bổ sung.
HS có thyể tiến hành thảo luận nhóm.
HS có thể đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS tự hoàn chỉnh bài.
I.AIDS LÀ GÌ ? HIV LÀ GÌ ?
-AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- Tác hại và con đường lây truyền HIV/AIDS.
+ Qua đường máu.
+ Qua quan hệ tình dục.
+ Qua nhau thai.
® Làm cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong.
c/ Tiểu kết : Như nội dung.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đại dịch AIDS – thảm họa của loài người.
a/ Mục tiêu : Chỉ ra được những mức độ nguy hiểm của AIDS thảm họa của loài người.
b/ Tiến hành :
HĐGV
HĐHS
ND
GV: Giảng giải về thực tế cho HS nghe.
GV: Tại sao đại dịch AiDS là thảm họa của loài người ?
GV: Gọi HS trả lời.
GV: Có thể giới thiệu thêm tranh ảnh có liên quan cho HS xem.
GV: Người bị nhiễm AIDS không có ý thức phòng tránh cho người khác, đặc biệt là gái mại dâm ...............
GV: Có thể liên hệ tình hình đại dịch HIV ở nước ta hiện nay. Qua đó có thể giáo dục ý` thức phòng bệnh cho bản thân, gia đình và XH.
HS nghe.
HS tự nghiên cưu thông tin SGK để trả lời.
HS trả lời. Đáp án STK.
HS có thể xem tranh.
HS trả lời.
HS nghe qua đó góp phần tuyên truyền phòng bệnh.
II . ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI.
AIDS là thảm họa của loài người vì : 
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Không có vác xin phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhannh.
c/ Tiểu kết : như nội dung.
Hoạt động 3 : Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
a/ Mục tiêu : Đưa các biện pháp phòng ngừa....
b/ Tiến hành:
HĐGV
HĐHS
ND
GV: Hiện nay bệnh này đang là thảm họa . Để haạn chế cần có những biện pháp nàn ?
GV: lưu ý có nhiều ý kiến ở nội dung này GV cần hướng các em vào các biện pháp cơ bản .
GV: Hỏi thêm :
1/ Em sẽ làm gì để góp phần vào công việc ngăn chặn AIDS ?
2/ ND câu hỏi STK.
3/ ND câu hỏi STK.
4/ ND câu hỏi STK.
HS hoặc cá nhân dựa vào kiến thức mục I trao đổi nhóm.
( Nội dung câu trả lời : + An toàn truyền máu,...
+ Mẹ bị AIDS không nên sinh con,...
+ Sống lành mạnh 
HS có thể thảo luận trả lời.
III. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH LÂY NHIỄM.
- Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS:
+ Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ một chồng.
+ Người mẹ bị AIDS không nên sinh con.
c/ Tiểu kết : Như nội dung.
V . CỦNG CỐ.
- Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc phần em có biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA sinh hoc 8 T Chi.doc