Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Bài 25: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Bài 25: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.

- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới.

- Nêu được mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. kể tên những dòng biển chính.

2. Kĩ năng:

Rèn cho HS kĩ năng quan sát , đọc và phân tích bản đồ.

3. Thái độ:

Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , các sự vật và hiện tượng địa lí.

II. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện dạy học:

1. Phương tiện dạy học:

-Bản đồ các dòng biển trong đại dương ( hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới.)

-Phóng to H65 trong SGK.

- Tranh ảnh các vùng có dòng biển chảy qua ven bờ.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Bài 25: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 03 /2011
Ngày giảng: 18/ 03 /2011
Bài 25: thực hành
sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới.
- Nêu được mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. kể tên những dòng biển chính.
2. Kĩ năng:
Rèn cho HS kĩ năng quan sát , đọc và phân tích bản đồ.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , các sự vật và hiện tượng địa lí.
II. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện dạy học:
1. Phương tiện dạy học:
-Bản đồ các dòng biển trong đại dương ( hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới.) 
-Phóng to H65 trong SGK. 
- Tranh ảnh các vùng có dòng biển chảy qua ven bờ.
2. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
- Diễn giảng.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: (1’)
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều trên trái đất là gì? Khi nào được gọi là triều cường? Khi nào được gọi là triều kém?
3. Bài mới: 
a.Đặt vấn đề:(2’) Gv nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành.
b. Triển khai bài: 
Hoạt động 1: (18’) Tìm hiểu về sự chuyển động của các dòng biển
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV treo bản đồ các dòng biển trong đại dương, chỉ cho HS cách quan sát bản đồ.
Yêu cầu HS lên xác định 2 đại dương lớn trên bản đồ và các dòng biển trong 2 đại dương đó.
Yêu cầu lớp hoạt động nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Nhóm 1: Bắc bán cầu
Đại dương
hải lưu
Tên hải lưu
Vị trí, hướng chảy
Thái Bình Dương
Nóng
Cư-rô-si-ô
Lạnh
Ca-li-foóc-nia
Nhóm 2: Bắc bán cầu
Đại dương
hải lưu
Tên hải lưu
Vị trí, hướng chảy
Đại Tây Dương
Nóng
- Bắc Xích Đạo
- Gơnxtrim
Lạnh
Labrađo
Grơn-len
Nhóm 3: Nam Bán Cầu
Đại dương
hải lưu
Tên hải lưu
Vị trí, hướng chảy
Thái Bình Dương
Nóng
Đông úc
Lạnh
Pê-ru
Nhóm 4: Nam Bán Cầu
Đại dương
hải lưu
Tên hải lưu
Vị trí, hướng chảy
Đại Tây Dương
Nóng
Bra-xin
Lạnh
Ben-ghê-la
HS thảo luận điền vào phiếu học tập.
GV treo bảng chuẩn kiến thức cho HS:
Bài tập1: 
Đại 
dương
Hải 
lưu
Bắc bán cầu
Nam bán cầu
Tênhải lưu
Vị trí- hướng chảy
Tên hải lưu
Vị trí- hướng chảy
Thái 
Bình Dương
Nóng
Cưrôsiô
Từ xích đạo " Đông Bắc
Đông úc
Từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.
Lạnh
Califoocnia
350 B " Xích đạo.
Pê Ru
(Tây Nam Mĩ)
Từ phía nam ( 600 N) chảy lên xích đạo.
Đại 
Tây 
Dương
Nóng
Bắc Xích Đạo
Gơnxtrim
Chí tuyến"Tây Bắc.
Từ chí tuyến Bắc" Bắc Âu( Đông bắc Mĩ)
Bra xin
Xích đạo " Nam
Lạnh
Labrađo
Grơnlen
Bắc "400 B
Cực Bắc " Nam 
Benghila ( Tây nam Phi)
Phía Nam"
 ( Xích đạo)
? Các dòng biển ở 2 nửa cầu xuất phát từ đâu? Có hướng chảy như thế nào?
HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV nhận xét và bổ sung kiến thức:
+ Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp chảy lên vùng vĩ độ cao.
+ Các dòng bển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
+ Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp chảy lên vùng vĩ độ cao
+ Các dòng bển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp
Hoạt động 2: (13’)Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV treo tranh Hình 65 phóng to lên bảng, giới thiệu về tranh.
? Bốn điểm A, B, C, D nằm trên vĩ độ bao nhiêu?
? Điểm nào gần dòng biển nóng? Điểm nào gần dòng biển lạnh? Các địa điểm đó có nhiệt độ là bao nhiêu?Tên các dòng biển?
HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV nhận xét và bổ sung kiến thức cho HS.
+ Bốn điểm A, B, C, D nằm trên vĩ độ 600B
+ Điểm A, B gần dòng biển lạnh Labrađo.
+ Điểm C, D gần dòng biển nóng Gơnxtrim.
GV treo tranh về cảnh quan ven bờ có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh đi qua, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời:
? ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với khí hậu nơi chúng chảy qua?
HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV nhận xét và kết luận:
+ Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
+ Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
GV mở rộng thêm cho HS:
+ nắm vững quy luật của hải lưu có ý nghĩa rất to lớn trong việc vân tải biển, phát triển nghề cá, cũng cố quốc phòng.
+ Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và lạnh thường hình thành những ngư trường nổi tiếng thế giới
+ Liên hệ với Việt Nam.
Bài tập 2:
Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
4. Củng cố: (5’)
Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất :
Câu 1: Hướng chảy của dòng biển lạnh trong đại dương thế giới là:
Từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
Từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
Từ vĩ độ thấp đến vĩ độ trung bình.
Chảy theo hướng tự do.
Câu 2: Hướng chảy của dòng biển nóng trong đại dương thế giới là:
Từ vĩ độ trung bình đến vĩ độ cao.
Từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
Từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao
Chảy theo hướng tự do.
Câu 3: Cùng nằm trên cùng 1 vĩ độ nhưng dòng biển lạnh đI qua sẽ làm cho vùng ven biển có :
Nhiệt độ tăng.
Nhiệt độ giảm.
Nhiệt độ lúc tăng lúc giảm.
Nhiệt độ không thay đổi.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà viết bài thu hoạch của giờ thực hành,trả lời các câu hỏi trong bài, giờ sau nộp.
- Đọc trước bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docdia ly.doc