Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 đến 6

Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 đến 6

Tập đọc

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY( Trang 36)

 (Theo những mẩu chuyện lịch sử thế giới)

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm.

Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt đông dạy học:

1. Tổ chức: Lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh phân vai vở kịch Lòng dân.

3.Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài.

b.Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

 

doc 97 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn: 17/9
Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Chào cờ
Dặn dò đầu tuần
TPT soạn
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy( Trang 36)
 (Theo những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm..
Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt đông dạy học:
1. Tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh phân vai vở kịch Lòng dân.
3.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
GV mời HS trung bình trả lời
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
GV cho HS khá , giỏi nêu ý chính của bài
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- 1 HS giỏi đọc bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn, kết hợp rèn đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc toàn bài.
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào 1 truyền thuyết nói rằng: Nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới Xa-da-cô.
- Khi Xa-da-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc  mãi mãi hoà bình.
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh.
- Chúng tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
	4. Củng cố , dặn dò:
- Hệ thống nội dung. - Học sinh nêu ý nghĩa.
- Liên hệ, nhận xét.
Dặn dò: Về chuẩn bị bài.
Toán: tiết 16
ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
	- Vận dụng tốt vào làm bài tập.
	- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập, thước
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định: Lớp hát
	2. Kiểm tra: 	HS chữa bài 3( 18)
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ
Gọi học sinh đọc ví dụ 1 sgk trang 18.
Thời gian đi được:
Quãng đường đi được:
-Giáo viên đọc ví dụ 2- tóm tắt:
2 giờ: 90 km. Cách 1:
4 giờ: ? km.
Cách 2:
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: 
 Gọi học sinh TB giải bằng cách 1.
Nhận xét đánh giá
Bài tập 2: 
- Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
Cách 1:
Cách 2:
Mời HS khá, giỏi chữa bài
Bài tập 3: 
Hướng dẫn học sinh thảo luận.
Nhận xét đánh giá
- 2 học sinh đọc ví dụ, nhận xét.
1 giờ 2 giờ 3 giờ
4 km 8 km 12 km
+ Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- Học sinh K,G tự giải.
1 giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45 (km)
4 giờ ô tô đi được là: 45 x 4 = 180 (km) 
 Đáp số: 180 km.
4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
- Học sinh làm cá nhân.
Học sinh đọc đề, tóm tắt và giải bài
 Bài giải
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80000 : 5 = 16000 (đồng)
Mua 7 m vải hết số tiền là:
16000 x 7 = 112000 (đồng)
 Đáp số: 112000 đồng.
- Học sinh đọc đề, tóm tắt, giải bằng 1 bằng 2 cách.
1 ngày trồng được số cây là:
1200 : 3 = 400 (cây)
12 ngày trồng được số cây là:
400 x 12 = 4800 (cây)
 Đáp số: 4800 cây.
12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
12 : 3 = 4 (lần)
12 ngày trồng được số cây là:
12 x 4 = 4800 (cây)
 Đáp số: 4800 cây.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
 Đáp số: a) 84 người.
 b) 60 người.
	4. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Liên hệ, nhận xét.
Đạo đức: tiết 4
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
 - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Phương tiện và tài liệu:
 Những mẫu chuyện về người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi; bảng phụ
III. Các hoạt đông dạy học:
	Khởi động
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
a.Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
b.Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ " giao nhiệm vụ xử lí tình huống.
- Học sinh thảo luận "lên trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận: Mỗi tình huống có nhiều cách giải quyết. Người ta chọn
	 cách giải quyết thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp
	 với hoàn cảnh.
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
a.Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể về một việc làm của mình và tự rút ra bài học.
b. Cách tiến hành:
- Gợi ý để học sinh nhớ lại 1 việc làm, chứng kiến mình đã có trách nhiệm và tự rút ra bài học.
+ Chuyện xảy ra như thế nào? Lúc đó em làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
HS trao đổi với bạn bên cạnh
HS trình bày trước lớp
- Giáo viên kết luận: Khi giải quyết công việc có trách nhiệm chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại.
	 Người có trách nhiệm trước khi làm việc gì cũng quy nghĩ cẩn thận, nhằm mục đích tốt đẹp, cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc thấy có lỗi, họ dám nhận lỗi và sẵn sàng làm cho tốt.
	- 2 đến 3 học sinh đọc ghi nhớ sgk.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống nội dung
- Nhận xét giờ.
GVdặn HS về nhà luôn có trách nhiệm về việc làm của mình
Mĩ Thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ khối hộp và khối cầu
 (GV bộ môn soạn giảng)
Ngày soạn:18/9
Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán: tiết 17
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Biết giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỷ số”.
	- Học sinh áp dụng nhanh thành thạo vào làm các bài tập.
	- Giáo dục HS tính kiên trì
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
	1.Tổ chức:	Lớp hát
	2. Kiểm tra :	Chữa bài 2( 19)
	3. Bài mới:	 Giới thiệu bài.
Bài 1: Hướng dẫn cách giải.
Tóm tắt:
12 quyển: 24000 đồng.
30 quyển: .... đồng?
- Giáo viên gọi HS trung bình làm bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh biết đổi 2 tá bút chì.
Tóm tắt:
24 bút chì: 30000 đồng.
8 bút chì: .... đồng ?
- Giáo vên gọi HS khá lên chữa bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh TB giải bằng cách “Rút về đơn vị”
Bài 4: Học sinh tự giải.
- Hướng dẫn học sinh TB giải bằng cách “Rút về đơn vị”
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
Bài giải
Giá tiền 1 quyển vở là:
24000 : 12 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 30 quyển vở là:
2000 x 30 = 60000 (đồng)
 Đáp số: 60000 đồng.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS tự làm bài và chữa bài
Bài giải
2 tá = 24 bút chì.
24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là:
24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền mua 8 bút chì là:
30000 : 3 = 10000 (đồng)
 Đáp số: 10000 đồng.
HS giỏi tự giải bài
 Bài giải
Một ô tô chở được số học sinh là:
120 : 3 = 40 (học sinh)
160 học sinh cần dùng số ô tô là:
160 : 40 = 4 (ô tô)
 Đáp số: 4 ô tô.
Giải
Số tiền trả cho 1 ngày công là:
72000 : 2 = 36000 (đồng)
Số tiền trả cho 5 ngày công là:
36000 x 5 = 180000 (đồng)
 Đáp số: 180000 đồng.
 	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Nhận xét giờ học.
Thể dục: tiết 7
Đội hình đội ngũ
Trò chơi: Hoàng anh Hoàng yến
(Gv bộ môn soạn giảng)
Chính tả (Nghe- viết)
Anh bộ đội cụ hồ gốc bỉ
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
	- Nghe- viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
	- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếngcó ia iê *(BT2,Bt3).
	- Có ý thức rèn chữ viết đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bút dạ, 1 vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần .
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức:	Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ:	
- Cho học sinh viết vần của các tiếng chúng - tôi – mong- thế- giới- này- mãi mãi- hoà bình vào mô hình cấu tạo vần.
- Nhận xét, cho điểm.
- Học sinh điền vào mô hình cấu tạo.
	3. Dạy bài mới: 	
a.Giới thiệu bài: 
b.HD HS nghe- viết chính tả.
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Vì sao Ph- răng Đơ Bô- en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?
GV yều cầu HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết.
- GV gọi HS trung bình tập viết.
c. Viết chính tả
- Giáo viên đọc chậm.
- GV đọc soát lỗi.
d. Chấm chữa bài chính tả.
GV thu vở chấm.
Cho HS chữa lỗi.
e. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: Cho học sinh làm vở.
- Gọi HS khá, giỏi lên trả lời.
- Giáo viên chốt lại ý chính
Bài 3: Làm nhóm.
- Dựa vào cấu tạo rút ra qui tắc đánh dấu thanh.
- Cho học sinh đọc nhiều lần.
- Học sinh theo dõi- đọc thầm
- Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược .
HS chú ý viết tên riêng người nước ngoài. 
- Học sinh viết
- HS soát lỗi.
HS chữa lỗi
- Đọc yêu cầu bài1.
+ Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (nguyên âm đôi)
+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối tiếng nghĩa không có.
- Tiếng không có âm cuối: đánh dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi.
- Tiếng không có âm cuối: đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Nhận xét giờ.
- Dặn học sinh ghi nhớ rõ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia; iê để đánh không sai vị trí.
 Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa
I. Mục đích- yêu cầu:
	1. Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ ).
	2.Nhận biết được từ trái nghĩa trong các thành ngữ ,tục ngữ BT1 ;biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2,Bt3)
 HS khá giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở Bt3.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
	1.Tổ chức:	Lớp hát
	2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh chữa bài tập 3.
	3. Dạy bài mới: 	a) Giới thiệu bài.
	b) Phần nhận xét.
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn so sánh nghĩa các từ in đậm: phi nghĩa, chính nghĩa.
- Giáo viên chốt lại: Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
Bài 2: 
- Giáo viên nhận xét chốt lại.
Bài 3:
- Giáo viên chốt lại ý chính.
 c. Phần ghi nhớ:
 d. Phần luyện tập:
Bài 1:
Giáo viên gọi 4 học sinh TB lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2:
- Giáo viên gọi 3 học sinh K lên bảng làm.
- Giáo viên nhận  ... y hiểm như thế nào?
-Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
c. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
* Cách tiến hành: 
Bớc 1: Thảo luận nhóm
Bớc 2: Thảo luận cả lớp
- Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà?
- Khi nào muỗi bay ra đốt?
Mời HS trung bình trả lời
- Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
- Bạn làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?
Mời HS khá, giỏi trả lời
- Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
- Giáo viên chốt lại nội dung.
- Đọc sách- thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
1. Dấu hiệu: Bắt đầu là rét run, sốt cao, ra mồ hôi, hạ sốt.
2. Nguy hiểm: gây thiếu máu, nặng có thể chết người.
3. Do một loại kí sinh trùng gây ra.
4. Lây qua vật trung gian: muỗi a-nô- phen.
- Đọc sách trả lời câu hỏi.
1. ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm và đẻ trứng ở những nơi nước đọng ao tù..
2. Thường buổi chiều tối và ban đêm.
3. Phun thuốc trừ sâu, tổng vệ sinh không cho muỗi ẩn nấp.
4. Chôn kín rác thải và dọn sạch những nơi có nước đọng 
5. Ngủ buông màn, mặc quần dài, áo dài tay buổi tối 
	4. Củng cố- dặn dò:
-Hệ thống nội dung.
- Nhận xét giờ.
Ngày soạn: 5/10
Ngày giảng:	Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Kỹ thuật:
chuẩn bị nấu ăn
I. Mục tiêu: HS cần phải:
	- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
	- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản ,thông thường phù hợp với gia đình 
Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình .
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số loại rau xanh, củ quả còn tươi, dao thái, dao gọt
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức:	Lớp hát
	2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
	3. Bài mới: 	 Giới thiệu bài.	
* Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sgk.
- Kể tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn?
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
g Giáo viên kết luận: 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
 GV hướng dẫn HS cách chọn một số loại thực phẩm như rau muống, bắp cải, su hào, tôm, cá....
- Theo em cách sơ chế rau xanh có gì khác và giống cách sơ chế các loại củ quả?
- Em hãy nêu cách sơ chế tôm?...
Kết luận: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh cần biết cách chọn thực phẩm tươi sống và sơ chế thực phẩm
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Gọi hs trả lời câu hỏi cuối bài
GV nhận xét đánh giá 
- Học sinh đọc sgk.
+) Chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm,...
- Học sinh quan sát hình 1, 2
- Hs nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm
HS báo cáo kết quả tự đánh giá
	4. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán: tiết 30
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Học sinh củng cố về:
	- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
	- Giải bài toán liên quan đến, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 - HS có ý thức tự học tốt
II. Đồ dùng dạy học: 
SGk, bảng phụ, thước
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra : Chữa bài 3(31)
	3. Bài mới:	
	Giới thiệu bài- ghi bài	
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn.
a) 
- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số?
Bài 2:
- Học sinh tb lên bảng làm.
b) 
- 4 học sinh Kchữa.
a) 	b) 
c) 
d) 
Bài 3: 
Giáo viên chấm chữa bài
Bài 4: 
Sơ đồ:
Gọi học sinh G chữa bài và nêu cách giải
- Học sinh đọc đề g lên bảng làm
Giải
Đổi 5 ha = 50.000 m2
 Diện tích hồ nước là:
m2
 Đáp số: 15.000 m2
- Học sinh đọc đề và làm.
Giải
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố: 40 tuổi.
 Con: 10 tuổi.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Nhận xét giờ học.
.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích – yêu câu:
	- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích BT1. Biết lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa cảnh sông nước, biển, suối, hồ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:	Lớp hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Dạy bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Giáo viên gợi ý.
a)
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Để tả đặc điểm đó tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào ?
- Khi quan sát biển, tác giả có liên tưởng thú vị như thế nào?
(Liên tưởng : từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác.)
b) Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
- Tác giả nhận ra những đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
 Gọi HS trung bình trả lời
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
 Gọi HS khá, giỏi phát biểu
Bài 2:
Gv giúp đỡ hs trung bình lập dàn ý
- Học sinh đọc đề.
- Làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Đoạn văn miêu tả sự thay đổi màu sắc của mây trời.
- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau
- Liên tưởng biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng
HS làm bài cá nhân
- Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày
- Quan sát bằng thị giác Ngoài ra còn bằng xúc giác.
- Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
- Học sinh lập dàn ý theo hướng dẫn.
- HS khá, giỏi trình bày dàn ý
	4. Củng cố – dặn dò :
- Hệ thống nội dung
- Nhận xét tiết học.
Địa lý
Bài 6: đất và rừng
I. Mục tiêu:
 - Biết các loại đất chính ở nước ta ;đất phù sa và đất phe ra lít 
 - Nêu được 1 số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa .
 Học sinh khá giỏi thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất ,rừng một cách hợp lí ;
 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa ,đất phe ra lít; của rừng rậm nhiệt đới ,rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ ); đất phe ra lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi ,đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng ,rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta :điều hòa khí hậu ,cung cấp nhiều sản vật đặc biệt là gỗ 
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên đất và rừng 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức:	Lớp hát
	2.Kiểm tra: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta?
	3. Bài mới: 	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài:
a) Đất ở nước ta:
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sgk.
- Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta?
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
g Giáo viên kết luận: 
Đất là tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi dôi với bảo vệ và cải tạo.
b) Rừng ở nước ta:
- Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
- Giáo viên sửa chữa.
g Giáo viên nêu kết luận: Nước ta có nhiều rừng, chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới. Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn ở ven biển.
* Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp).
Nêu vai trò của rừng đối với đời sống của con người?
Mời học sinh K, G trả lời
g Rút ra bài học (sgk) 
- Học sinh đọc sgk.
- Phe-ra-lít: màu đỏ, đỏ vàng, có ở vùng đồi núi.
- Đất phù sa có ở đồng bằng.
- Đại diện 1 số học sinh trình bày kết quả.
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3.
- Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu trên vùng đồi núi.
- Rừng ngập mặn thấy ở những nơi đất thấp ven biển.
- Đại diện 1 số học sinh lên trình bày kết quả.
- Cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ quý, rừng điều hoà khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về.
- Học sinh TBđọc lại.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể: 
Sinh hoạt cuối tuần
ATGT: Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I, Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nhận thấy ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua để từ đó có hướng phấn đấu cho tuần sau .
- Qua bài học ATGT , học sinh nắm được các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ ( 23 biển ) .đồng thời hiểu ý nghĩa , nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới .
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường .
II, Đồ dùng dạy học:
- Câu hỏi phỏng vấn 
- 2 bộ biển báo , phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Sinh hoạt lớp
a) Nhận xét 
- Giáo viên nhận xét: 
+ Ưu điểm
- 
..
+) Nhược điểm:
..
+) Tuyên dương:
. 
b) Phương hướng tuần sau:
.
	3. Sinh hoạt Đội
GV tổ chức cho HS sinh hoạt Đội
2) Học ATGT bài 1
*HĐ1 :Trò chơi “ phóng viên ’’
- Gv nêu câu hỏi 
+ Gần nhà bạn có những biển báo hiệu nào ?
+ Những biển báo đó được đặt ở đâu?
+ Họ có cho rằng những biển báo đó là cần thiết không ? 
+ Những biển báo để ở vị trí đó có đúng không ?
+ Theo bạn nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo giao thông ?
- Muốn phòng tránh tai nạn giao thông mọi người cần phải làm gì?
*HĐ 2: Ôn lại các biển báo hiệu đã học .
- Gv chọn 4 nhóm ( mỗi nhóm 5 em)
- Gv viết tên 4 nhóm biển báo hiệu lên bảng 
+ Biển báo cấm 
+ Biển báo nguy hiểm 
+ Biển báo lệnh 
+ Biển chỉ dẫn
- Khi Gv hô bắt đầu 
- Gọi HS nhận xét 
- Gv nhận xét kết quả của các nhóm và biểu dương 
*HĐ 3 : Nhận biết các biển báo hiệu giao thông 
Bước 1 :Nhận dạng các biển báo hiệu 
Bước 2 : Tìm hiểu tác dụng của các biển báo hiệu mới
*HĐ 4 : luyện tập 
- GV gỡ biển và tên biển xuống
- Gắn 10 tên ở các vị trí khác nhau ( không cùng nhóm ) 
*HĐ 5: trò chơi :
- Gv : có 33 biển báo hiệu GT đã học và 33 bảng tên của từng biển báo
- Kết thúc trò chơi cả lớp hát 1 bài về ATGT 
- HS trả lời 
KL : Muốn phòng tránh tai nạn giao thông mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông 
- Mỗi nhóm 1 em cầm biển lên xếp biển báo đang cầm vào đúng nhóm biển ( gắn lên bảng ) rồi đọc tên của biển báo hiệu .
- Biển báo cấm 
- Biển báo nguy hiểm 
- Biển chỉ dẫn
- Học sinh nhắc lại hình dáng , màu sắc , nội dung của 1 -2 biển báo trong số các biển báo này 
- HS làm vào phiếu học tập 
- Lớp chia 6 nhóm :
Mỗi nhóm nhận 5 -6 bảng tên biển báo thi nhóm nào làm nhanh và đúng nhất , nhóm nào làm chậm hơn hoặc sai phải nhảy lò cò 1 vòng
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ 
-Liên hệ thực tế , dặn dò về nhà thực hiện tốt
 Thượng Cửu, ngày 04 tháng 10 năm 2010
 Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 CKTKS(1).doc