Giáo án lớp 2 môn Tập đọc, tuần 19 đến tuần 22 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

Giáo án lớp 2 môn Tập đọc, tuần 19 đến tuần 22 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân. Hạ, Thu, Đông.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

- Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

- Giúp HS yêu thích các mùa trong năm.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cu (3)

- Ôn tập học kì I.

- GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai.

- HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa.

 

doc 24 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Tập đọc, tuần 19 đến tuần 22 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 	: 19 Ngày dạy: 15/1/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : CHUYỆN BỐN MÙA( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân. Hạ, Thu, Đông.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
Giúp HS yêu thích các mùa trong năm.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3. 
HS: SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập học kì I.
GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai. 
HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
+ Mục tiêu: Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
+Cách tiến hành: 
GV đọc mẫu toàn bài:
Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em tự đứng lên đọc nối tiếp. Chú ý:
Các từ có vần khó: nhất, nảy lộc, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, . . 
Từ mới: bập bùng.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng trong các câu sau:
Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.//
Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi).
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
Lần lượt từng HS trong nhóm (bàn, tổ) đọc, các HS khác nghe, góp ý. GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài)
e) Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn)
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc từng đoạn
- HS đọc từng câu.
- Nêu từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc từng đoạn.
- Thi đua đọc giữa các nhóm.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 19 Ngày dạy: 15/1/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : CHUYỆN BỐN MÙA( TIẾT 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện bốn mùa (Tiết 1)
GV yêu cầu HS đọc lại bài.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung bài.
+ Cách tiến hành: .
GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài văn theo các câu hỏi cuối bài. 
GV chốt lại từng câu hoặc ghi nhận ý kiến đúng của HS.
Câu hỏi 1:
Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. 
Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? 
GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? 
Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? 
GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? 
Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? 
Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.à GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay.
v Hoạt động 2: Luyện đọc theo vai.
+ Mục tiêu: Giúp HS đọc truyện theo vai.
+ Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS 
Thi đọc truyện theo vai.
GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn.
GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thư Trung thu.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- Chia nhỏ lớp cho HS thảo luận theo bàn, nhóm. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp thảo luận.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
- HS quan sát tranh
- Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét.
- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
- Không khác nhau, vì cả đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Chia lớp thành 3 nhóm, trả lời vào bảng tổng hợp.
- Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết.
- Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển.
- Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm.
- Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp.
- Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Hoạt động lớp, nhóm.
- Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- Các nhóm thi đua.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 19 Ngày dạy: 17/1/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : THƯ TRUNG THU
I. MỤC TIÊU
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu.
Nắm được ý nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc.
Hiểu nội dung lời thư và bài thơ. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác.
HS hiểu tình yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việät Nam
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Thêm tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện bốn mùa
Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?
Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
 +MT: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
+ Cách tiến hành: 
GV đọc diễn cảm bài văn:
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu.
HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài. Những từ ngữ cần chú ý: năm, lắm, trả lời, làm việc, (MB); yêu, ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ, (MN).
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
GV có thể chia bài làm 2 đoạn (phần lời thư và lời bài thơ); hướng dẫn HS ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ.
GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mơi trong bài (Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình); giải nghĩa thêm: nhi đồng (trẻ em từ 4, 5 à 9 tuổi), phân biệt thư với thơ (lá thư, bức thư/ dòng thơ, bài thơ).
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đoạn, cả bài)
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 +MT: Giúp HS tìm hiểu bài.
+Cách tiến hành: .
Câu hỏi 1:
Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? 
Câu hỏi 2:
Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? 
GV hỏi thêm: Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?) - câu hỏi đó nói lên điều gì? 
GV giới thiệu tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi để HS thấy được tình cảm âu yếm, yêu thương quấn quýt đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ.
Câu hỏi 3:
Bác khuyên các em làm những điều gì? 
Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu ntn?. 
GV bình luận: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha với con, của ông với cháu.
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng.
 +MT: Giúp HS học thuộc lòng.
 +Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn HS cả lớp học thuộc lòng 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
1 HS đọc lại cả bài Thư Trung thu.
HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác, về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ trong thư của Bác.
Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
- HS đọc.
- HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ.
- HS đọc từng đoạn.
- HS đọc lại từ
- HS thi đua đọc ...  đọc nối tiếp theo đoạn.
Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đua đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
e) Đọc đồng thanh
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
Theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm và nêu các từ:
+ cuống quýt, nghĩ kế, buồn bã, quẳng, thình lình, vùng chạy, chạy biến,
- HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi sgk.
- Bài tập đọc có 4 đoạn:
1 HS khá đọc bài.
- HS vừa đọc bài vừa nêu cách ngắt giọng của mình, HS khác nhận xét, sau đó cả lớp thống nhất cách ngắt giọng:
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc lại từng câu trong đoạn hội thoại giữa Chồn và Gà Rừng.
HS đọc lại đoạn 1.
- 1 HS khá đọc bài.
- HS luyện đọc 2 câu:
+ Cậu có trăm trí khôn,/ nghĩ kế gì đi.// (Giọng hơi hoảng hốt)
+ Lúc này,/ trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.// (Giọng buồn bã, thất vọng)
Một số HS đocï bài.
1 HS khá đọc bài.
Một số HS khác đọc lại bài theo hướng dẫn.
1 HS khá đọc bài.
4 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn.
Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 22 Ngày dạy: 5/2/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN(T2) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Một trí khôn hơn trăm trí khôn (Tiết 1)
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
+MT : Giúp HS hiểu nội dung bài.
+Cách tiến hành: 
Giải nghĩa từ ngầm, cuống quýt.
Coi thường nghĩa làgì?
Trốn đằng trời nghĩa là gì?
Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn đối với Gà Rừng?
Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn khi chúng đang dạo chơi trên cánh đồng?
Khi gặp nạn Chồn ta xử lí ntn?
Hai con vật làm thế nào để thoát hiểm, chúng ta học tiếp nhé.
Gọi HS đọc đoạn 3, 4.
Giải nghĩa từ đắn đo, thình lình.
Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn?
Qua chi tiết trên, chúng ta thấy được những phẩm chất tốt nào của Gà Rừng?
Sau lần thoát nạn thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ra sao?
Câu văn nào cho ta thấy được điều đó?
Vì sao Chồn lại thay đổi như vậy?
Qua phần vừa tìm hiểu trên, bạn nào cho biết, câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Gọi HS đọc câu hỏi 5.
v Hoạt động 2: Chọn tên cho câu chuyện.
+MT : Giúp HS biết chọn tên cho câu chuyện.
+Cách tiến hành: 
Con chọn tên nào cho truyện? Vì sao?
Câu chuyện nói lên điều gì?
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Con thích con vật nào trong truyện? Vì sao? 
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Cò và Cuốc.
 Hoạt động lớp, cá nhân
-Ngầm: kín đáo, không lộ ra ngoài.
Cuống quýt: vội đến mức rối lên.
Tỏ ý coi khinh.
Không còn lối để chạy trốn.
Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
Chúng gặp một thợ săn.
Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào trong đầu.
Đắn đo: cân nhắc xem có lợi hay hại.
Thình lình: bất ngờ.
Gà nghĩ ra mẹo giả vờ chết để lừa người thợ săn. Khi người thợ săn quẳng nó xuống đám cỏ, bỗng nó vùng dậy chạy, ông ta đuổi theo, tạo thời cơ cho Chồn trốn thoát.
Gà Rừng rất thông minh.
Gà Rừng rất dũng cảm.
Gà Rừng biết liều mình vì bạn bè.
Chồn trở nên khiêm tốn hơn.
Chồn bảo Gà Rừng: “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình”.
Vì Gà Rừng đã dùng một trí khôn của mình mà cứu được cả hai thoát nạn.
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh trong khi gặp hoạn nạn.
Đồng thời cũng khuyên chúng ta không nên kiêu căng, coi thường người khác.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp cùng đọc thầm và suy nghĩ.
Hoạt động cá nhân.
Hs trả lời theo ý mình
Lúc gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết ai khôn.
Con thích Gà Rừng vì Gà Rừng đã thông minh lại khiêm tốn và dũng cảm.
Con thích Chồn vì Chồn đã nhận thấy sự thông minh của Gà Rừng và cảm phục sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Gà Rừng.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 22 Ngày dạy: 7/2/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : CÒ VÀ CUỐC
I. MỤC TIÊU
Hiểu nghĩa các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.
Hiểu nội dung câu chuyện: Khuyên chúng ta phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc đúng các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Phân biệt giọng của Cuốc và Cò.
Cólao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sgk. Bảng phụ có ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Kiểm tra 4 HS đọc bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
+ Trong truyện ai là người khôn?
+ Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì?
+ Chồn thay đổi thái độ ra sao?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Giới thiệu: (1’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1. 
b) Luyện phát âm
- Ghi bảng các từ khó, dễ lẫn cho HS luyện đọc: vất vả, vui vẻ, bẩn, bảo, dập dờn thảnh thơi, kiếm ăn, trắng phau phau,
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng các câu dài. Hướng dẫn giọng đọc:
+ Giọng Cuốc: ngạc nhiên, ngây thơ.
+ Giọng Cò: dịu dàng, vui vẻ.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+MT : Giúp HS Hiểu nội dung bài.
+Cách tiến hành: 
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Cò đang làm gì?
Khi đó, Cuốc hỏi Cò điều gì?
Cò nói gì với Cuốc?
Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy?
Cò trả lời Cuốc ntn?
- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
Nếu con là Cuốc con sẽ nói gì với Cò?
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc lại bài và hỏi:
+ Con thích loài chim nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài .
Chuẩn bị : Bác sĩ Sói.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Theo dõi.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
- Tìm cách đọc, luyện đọc các câu. Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ đôi cách dập dờn như múa,/ không nghĩ/ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.//
Phải có lúc vất vả lội bùn/ mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao.//
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Hoạt động cá nhân , nhóm.
- 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cò đang lội ruộng bắt tép.
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Cò hỏi: “Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị.”
- Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay trên trời cao, trắng phau phau, trái ngược hẳn với Cò bây giờ đang lội bùn, bắt tép.
- Phải có lúc vất vả, lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao.
- Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng.
- Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò.
- Trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC (19-22).doc