Giáo án lớp 2 môn Kể chuyện - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

Giáo án lớp 2 môn Kể chuyện - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

I. MỤC TIÊU

- Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện

- Kể lại được câu chuyện đã học: biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời của bạn.

- Ham thích môn học. Kể lại cho người thân nghe.

II. CHUẨN BỊ

- GV: 4 tranh minh họa đoạn 1. Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các vai nhân vật để dựng lại câu chuyện.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cu (3)

- GV yêu cầu 4, 5 HS nói lên câu chuyện đã học trong học kì I mà em thích nhất. Sau đó kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc

- GV nhận xét.

 

doc 30 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Kể chuyện - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 	: 19 Ngày dạy: 16/1/2007 
Môn	: KỂ CHUYỆN
Bài dạy	 :CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU
Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện
Kể lại được câu chuyện đã học: biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời của bạn.
Ham thích môn học. Kể lại cho người thân nghe.
II. CHUẨN BỊ
GV: 4 tranh minh họa đoạn 1. Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các vai nhân vật để dựng lại câu chuyện.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
GV yêu cầu 4, 5 HS nói lên câu chuyện đã học trong học kì I mà em thích nhất. Sau đó kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
+Mục tiêu: Giúp HS kể lại từng đoạn chuyện trước lớp dựa vào gợi ý và tranh.
+Cách tiến hành: .
Hướng dẫn kể lại đoạn 1 theo tranh.
GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh; nhận ra từng nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh.
Kể lại toàn bộ câu chuyện
GV mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Dựng lại câu chuyện theo vai.
+ Mục tiêu: Giúp HS nhớ và kể được cả câu chuyện qua đóng vai.
+ Cách tiến hành: .
GV mời 1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai.
GV cùng 2 HS thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu.
GV nhập vai người kể.
GV công bố số điểm của các giám khảo trước lớp cùng với điểm của mình, kết luận nhóm kể hay nhất.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2, 3 HS kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp. Bạn nhận xét. 
- Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm
- Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm.
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
- Dựng lại câu chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. VD:
- Để dựng lại Chuyện 4 mùa cần có 6 người nhập 6 vai: Người kể chuyện, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. Mỗi nhân vật sẽ nói lời của mình
- 1 em là Đông, em kia là Xuân
- Từng nhóm HS phân vai thi kể chuyện trước lớp
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 	: 20 Ngày dạy: 23/1/2007 
Môn	: KỂ CHUYỆN
Bài dạy	: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói:
	- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu truyện
	- Đặt được tên khác cho câu truyện
	- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể truyện,
 	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- HS kể lại câu truyện bài trước
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Kể từng đoạn theo tranh
Mục tiêu:Giúp HS nắm được nội dung từng đoạn, có thể kể từng đoạn với giọng kể, điệu bộ, cách diễn đạt phù hợp với nhân vật
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm
 - Gv đọc yêu cầu của bài
 - Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét nội dung từng đoạn theo tranh
- Hướng dẫn Hs đọc lời gợi ý, nối tiếp nhau kể từng đoạn
- Tổ chức các HS trong nhóm nhận xét lời kể của bạn
- Đại diện các nhóm kể truyện trước lớp
- Cả lớp nghe, nhận xét lời kể của bạn
- GV nhận xét: nội dung, cách diễn đạt, thể hiện
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu truyện
Mục tiêu: Giúp HS có thể kể toàn bộ câu truyện, rèn kỹ năng kể truyện trước lớp
Cách tiến hành:
- GV gọi một số HS kể các đoạn nối tiếp nhau
- Tổ chức lớp nhận xét
- GV nhận xét
Hoạt động 4 : Đặt lại tên cho câu chuyện
- GV nêu yêu cầu HS đặt lại tên cho chuyện
- Hướng dẫn HS suy nghĩ tìm tên mới
- Gọi một số HS nêu câu trả lời
- Gvnhận xét, kết luận
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
- Hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
- Về nhà luyện kể
-3HS lần lượt kể từng đoạn
- Đọc yêu cầu của bài
- Kể từng đoạn trong nhóm
- Nghe, nhận xét
- Đại diện nhóm kể trước lớp
- Kể từng đoạn trước lớp
- Nhận xét bạn kể
- Đọc yêu cầu
- Suy nghĩ tìm tên mới đặt cho câu chuyện
ï
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 	: 21 Ngày dạy: 30/1/2007 
Môn	: KỂ CHUYỆN
Bài dạy	 :CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. MỤC TIÊU
Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Biết kể chuyện bằng lời của mình, kể tự nhiên, có giọng điệu và điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Oâng Mạnh thắng Thần Gió.
Gọi 2 HS lên bảng để kiểm tra.
Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài kể của bạn.
Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
 +MT : Giúp HS kể từng đoạn truyện 
 +Cách tiến hành: 
a) Hướng dẫn kể đoạn 1
Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì?
Bông cúc trắng mọc ở đâu?
Bông cúc trắng đẹp ntn? 
Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông hoa cúc trắng?
Bông cúc vui ntn khi nghe chim khen ngợi?
Dựa vào các gợi ý trên hãy kể lại nội dung đoạn 1
b) Hướng dẫn kể đoạn 2
Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau?
Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù?
Bông cúc muốn làm gì?
Hãy kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên.
c) Hướng dẫn kể đoạn 3
Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng?
Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau ntn?
Hãy kể lại nội dung đoạn 3.
d) Hướng dẫn kể đoạn 4
Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?
Các cậu bé có gì đáng trách?
Yêu cầu 1 HS kể lại đoạn 4. 
v Hoạt động 2: HS kể toàn bộ câu chuyện
 +MT : Giúp HS kể từng đoạn truyện 
 +Cách tiến hành: 
Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu các em kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình. HS trong cùng 1 nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Hoạt động lớp, cá nhân
Về cuộc sống tự do và sung sướng của chim sơn ca và bông cúc trắng.
Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.
Bông cúc trắng thật xinh xắn.
Chim sơn ca nói “Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!” và hót véo von bên cúc.
Bông cúc vui sướng khôn tả khi được chim sơn ca khen ngợi.
HS kể theo gợi ý trên bằng lời của mình. 
Chim sơn ca bị cầm tù.
Bông cúc nghe thấy tiếng hót buồn thảm của sơn ca.
Bông cúc muốn cứu sơn ca.
1 HS kể lại đoạn 2. 
Bông cúc đã bị hai cậu bé cắt cùng với đám cỏ bên bờ rào bỏ vào lồng chim.
Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi và thương xót.
1 HS kể lại đoạn 3. 
Các cậu đã đặt chim sơn ca vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng.
Nếu các cậu không nhốt chim vào lồng thì chim vẫn còn vui vẻ hót. Nếu các cậu không cắt bông hoa thì bây giờ bông hoa vẫn toả hương và tắm nắng mặt trời
4 HS thành một nhóm. Từng HS lần lượt kể trước nhóm của mình.
- Hoạt động lớp, nhóm
1 HS thực hành kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................. ... u chuyện hơn.
Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.
Yêu cầu 2 HS nhận xét.
Cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện.
Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể một đoạn truyện.
Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra.
Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông.
Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.
Vì lụt lội, mọ người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước.
Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.
Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước
Người vợ sinh ra một quả bầu.
Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.
Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.
Người Khơ-nú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.
Đọc SGK.
Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
2 HS khá kể lại.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 	: 33 Ngày dạy: 1/5/2007 
Môn	: KỂ CHUYỆN
Bài dạy	 :BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
Dựa vào nội dung câu chuyện, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự.
Dựa vào tranh và gợi ý của GV, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi lời kể cho phù hợp với từng nhân vật.
Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. Bảng ghi các câu hỏi gợi ý.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu
Gọi HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện
MT: Dựa vào nội dung câu chuyện, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự.
Cách tiến hành: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, SGK.
Dán 4 bức tranh lên bảng như SGK.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để sắp xếp lại các bức tranh trên theo thứ tự nội dung truyện.
Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự.
Gọi 1 HS nhận xét.
GV chốt lại lời giải đúng.
v Hoạt động 2 : Kể lại từng đoạn câu chuyện
MT: Dựa vào tranh và gợi ý của GV, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện
Cách tiến hành: 
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm, yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo tranh.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý trong khi HS kể nếu còn lúng túng. GV có thể gợi ý.
 Đoạn 1
Bức tranh vẽ những ai?
Thái độ của Trần Quốc Toản ra sao?
Vì sao Trần Quốc Toản lại có thái độ như vậy?
Đoạn 2
Vì sao Trần Quốc Toản lại giằng co với lính canh?
Quốc Toản gặp Vua để làm gì?
Khi bị quân lính vây kín Quốc Toản đã làm gì, nói gì?
Đoạn 3
Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Trần Quốc Toản nói gì với Vua?
Vua nói gì, làm gì với Trần Quốc Toản?
Đoạn 4
Vì sao mọi người trong tranh lại tròn xoe mắt ngạc nhiên?
Lí do gì mà Quốc Toản đã bóp nát quả cam?
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể theo vai.
Gọi HS nhận xét bạn.
Gọi 2 HS kể toàn truyện.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tìm đọc truyện về các danh nhân, sự kiện lịch sử.
Chuẩn bị bài sau: Người làm đồ chơi.
PP: Trực quan – HT: Nhóm
HS đọc yêu cầu bài 1.
Quan sát tranh minh hoạ.
HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
Lên bảng gắn lại các bức tranh.
Nhận xét theo lời giải đúng.
2 – 1 – 4 – 3.
PP: Thực hành – HT: Cá nhân
HS kể chuyện trong nhóm 4 HS. Khi 1 HS kể thì các HS khác phải theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi HS kể một đoạn do GV yêu cầu. HS kể tiếp nối thành câu chuyện.
Nhận xét.
Trần Quốc Toản và lính canh.
Rất giận dữ.
Vì chàng căm giận bọn giặc Nguyên giả vờ mượn đường để cướp nước ta.
Vì Trần Quốc Toản đợi từ sáng đến trưa mà vẫn không được gặp Vua.
Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.
Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm quát lớn: Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
Tranh vẽ Quốc Toản, Vua và quan. Quốc Toản quỳ lạy vua, gươm kề vào gáy. Vua dang tay đỡ chàng đứng dậy.
Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Vua nói: 
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy còn trẻ mà đã biết lo việc nước ta có lời khen.
Vua ban cho cam quý.
Vì trong tay Quốc Toản quả cam còn trơ bã.
Chàng ấm ức vì Vua coi mình là trẻ con, không cho dự bàn việc nước và nghĩ đến lũ giặc lăm le đè đầu cưỡi cổ dân lành.
3 HS kể theo vai (người dẫn chuyện, Vua, Trần Quốc Toản).
Nhận xét.
2 HS kể.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 8/5/2007 
Môn	: KỂ CHUYỆN
Bài dạy	 :NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI 
I. MỤC TIÊU
Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ của bài tập đọc. Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bóp nát quả cam.
Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Bóp nát quả cam.
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
+MT : Giúp HS kể được nội dung từng đoạn.
+Cách tiến hành: 
a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm và yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý: Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV ghi các câu hỏi gợi ý. Cụ thể: 
 + Đoạn 1
Bác Nhân làm nghề gì?
Vì sao trẻ con rất thích những đồ chơi của bác Nhân?
Cuộc sống của bác Nhân lúc đó ra sao?
Vì sao con biết?
 + Đoạn 2
Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
Bạn nhỏ đã an ủi bác Nhân ntn?
Thái độ của bác ra sao?
 + Đoạn 3
Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
Thái độ của bác Nhân trong buổi chiều đó ntn?
v Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện.
+MT : Giúp HS kể toàn bộ câu chuyện.
+Cách tiến hành: 
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS nhận xét bạn.
Cho điểm HS.
Yêu cầu HS kể toàn truyện.
Nhận xét, cho điểm.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKII.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS kể chuyện trong nhóm. Khi 1 HS kể thì HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày, 1 HS kể 1 đoạn của câu chuyện.
Truyện được kể 3 đế 4 lần.
Nhận xét.
Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột màu.
Vì bác nặn toàn những đồ chơi ngộ nghĩnh đủ màu sặc sỡ như: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con gà, con vịt
Cuộc sống của bác Nhân rất vui vẻ.
Vì chỗ nào có bác là trẻ con xúm lại, bác rất vui với công việc.
Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, hàng của bác bỗng bị ế.
Bạn sẽ rủ các bạn cùng mua hàng của bác và xin bác đừng về quê.
Bác rất cảm động.
Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền để các bạn cùng mua đồ chơi của bác.
Bác rất vui và nghĩ rằng vẫn còn nhiều trẻ con thích đồ chơi của bác.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Mỗi HS kể một đoạn. Mỗi lần 3 HS kể.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
1 đến 2 HS kể theo tranh minh họa.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN- HK2.doc