Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cung cấp vốn từ và củng cố nhận biết về các phương tiện giao thông, cần đảm bảo an toàn khi đi trên đường và các phương tiện giao thông.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm khi đọc, đọc với giọng vui tươi , hồn nhiên, diễn cảm.
2. Kĩ năng:
- Rèn phát triển ngôn ngữ, giọng đọc diễn cảm cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Đoàn kết, hợp tác với nhóm bạn để cùng tham gia đọc thơ.
- Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết yêu thích các loại phương tiện giao thông, thực hiện cách đi đường và đi trên các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn.
II.Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
- Máy vi tính, máy chiếu một số hình ảnh về các phương tiện giao thông, hình ảnh theo nội dung bài thơ.
- Bài hát “Bạn ơi có biết”, “Đèn đỏ đèn xanh” “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Tranh: Ghép phương tiện giao thông với nơi hoạt động.
* Trẻ:
- Trẻ thuộc bài thơ,
- Bút màu, bút phớt.
- Tâm thế thoải mái.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề: Giao thông Đề tài: Cô dạy con. Đối tượng: Mẫu giáo Nhỡ Thời gian: 25 – 30 phút Người thực hiện: Ngày thực hiện: / 07 / 2011 Đơn vị : I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cung cấp vốn từ và củng cố nhận biết về các phương tiện giao thông, cần đảm bảo an toàn khi đi trên đường và các phương tiện giao thông. - Trẻ biết thể hiện tình cảm khi đọc, đọc với giọng vui tươi , hồn nhiên, diễn cảm. 2. Kĩ năng: - Rèn phát triển ngôn ngữ, giọng đọc diễn cảm cho trẻ. 3. Giáo dục: - Đoàn kết, hợp tác với nhóm bạn để cùng tham gia đọc thơ. - Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết yêu thích các loại phương tiện giao thông, thực hiện cách đi đường và đi trên các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn. II.Chuẩn bị : * Đồ dùng của cô: - Máy vi tính, máy chiếu một số hình ảnh về các phương tiện giao thông, hình ảnh theo nội dung bài thơ. - Bài hát “Bạn ơi có biết”, “Đèn đỏ đèn xanh” “Em đi qua ngã tư đường phố”. - Tranh: Ghép phương tiện giao thông với nơi hoạt động. * Trẻ: - Trẻ thuộc bài thơ, - Bút màu, bút phớt. - Tâm thế thoải mái. III. Phương pháp: - Trực quan – Dùng lời – Luyện tập IV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ ĐGBS 1. Hoạt động 1: Bé vui với màn ảnh nhỏ - Các con yêu quý cô mang đến cho các con một món quà với những phút thư giãn Bé vui với màn ảnh nhỏ cô tin rằng những hình ảnh về các phương tiện giao thông trên màn ảnh nhỏ các con sẽ rất yêu thích. Nào mời các con cùng hướng lên màn hình. - Cô trình chiếu một số hình ảnh về phương tiện giao thông cho các cháu quan sát trên màn ảnh nhỏ cho các cháu xem (hình ảnh theo nền bài hát “Bạn ơi có biết không”). - Cô cùng trẻ trò chuyện: Các con được xem những hình ảnh có những phương tiện giao thông nào? Ô tô, xe máy đi ở đâu? Máy bay nào? và cả tàu thuỷ, bè, thuyền buồm là phương tiện giao thông đường gì? - Cô nói: đúng rồi cô cháu mình vừa xem những hình ảnh về phương tiện giao thông. Các phương tiện giao thông còn giúp chúng ta đi lại và chuyên chở hàng hoá từ nơi này đến nơi khác nhanh và thuận lợi. Các hình ảnh về các phương tiện giao thông cũng rất đẹp phải không các con? Từ những hình ảnh đẹp về các phương tiện giao thông và muốn gửi đến các con một thông điệp Hãy biết giữ an toàn khi tham gia giao thông mà nhà thơ Bùi Thị Tình đã viết nên nhiều bài thơ về phương tiện giao thông. Trong đó có bài thơ “Cô dạy con” mà hôm nay cô muốn giới thiệu cùng các con, mời các con cùng lắng nghe nhé. 2. Hoạt động 2: Cô dạy con những gì? - Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm điệu bộ. Giới thiệu tác giả. Nội dung: Nhà thơ Bùi Thị Tình đã viết nên bài thơ này giới thiệu về các phương tiện giao thông và còn nhắc các con phải nhớ lời cô dạy đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc đấy các con ạ. - Cô đọc thơ lần 2: Theo hình ảnh(Trình chiếu fai Powerpoint) - Trích dẫn đàm thoại: * Bé kể với mẹ bé biết thật nhiều các phương tiện giao thông qua lời cô dạy. Cô đọc thơ: “Mẹ mẹ ơi cô dạy .............................. Chạy đường thuỷ mẹ ơi” Câu 1: Con hãy nói tên những phương tiện giao thông mà bé đã kể trong bài thơ? Câu 2: Có mấy loại phương tiện giao thông trong bài thơ? A: 3 loại (Đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không) B: 2 loại (Đường bộ, đường hàng không) + Luyện từ khó: Cho trẻ đọc từ “Ca nô” * Bé còn nhớ lời cô dạy về cách đi trên đường và đi trên các phương tiện giao thông. Cô đọc đoạn tiếp: “Con nhớ lời cô rồi ................................. Không bao giờ quên được” Câu 3: Cô dạy các con để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông con phải làm gì? Câu 4: Vì sao con phải thực hiện đúng cách đi đường và đi trên các phương tiện giao thông? + Luyện từ khó - Giải nghĩa từ: Ngã tư đường phố (Ngã tư: Nơi hai con đường giao nhau). Đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh. (Đèn tín hiệu giao thông được đặt nơi ngã tư đường phố) - Hát “Đèn xanh, đèn đỏ” - Giáo dục: Bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan bạn luôn nhớ lời cô dạy còn các con thì sao? - Cô mong rằng các con cũng sẽ nhớ những lời cô dạy để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, không những giữ cho mình mà cho cả những người xung quanh và các con nhớ nhắc những người thân cùng thực hiện nhé. Hãy thực hiện an toàn khi tham gia giao thông như vậy chúng đã góp phần thực hiện nét đẹp của văn hoá giao thông đấy các con có đồng ý không nào? - Mời cả lớp đọc thơ diễn cảm. - Mời tổ đọc thơ: - Tổ đọc diễn cảm: 2 – 3 tổ - Mời tổ đọc nối tiếp theo hiệu lệnh tay chỉ của cô. - Cá nhân. 3. Hoạt động 3: Bé cùng vui chơi - Chia trẻ làm 3 đội: Cho trẻ bốc thăm tranh của đội mình (Đại diện 3 đội) - Cô hướng dẫn giao nhiệm vụ cho từng đội. Đội 1: Gắn phương tiện giao thông với nơi hoạt động - Đường bộ. Đội 2: Gắn phương tiện giao thông với nơi hoạt động - Đường thuỷ. Đội 3: Gắn phương tiện giao thông với nơi hoạt động - Đường không. - Cô kiểm tra kết quả và mời trẻ cùng đọc thơ: “Cô dạy con” * Hoạt động kết thúc: - Mời trẻ cùng ra sân chơi trò chơi “Bé qua ngã tư đường” - Hát : “Em đi qua ngã tư đường phố” - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ trả lời - Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô. - Phương án A: 3 loại. - Đọc từ khó “Ca nô” - Trẻ trả lời: - “Khi đi trên đường bộ ....................... mới đi” - Để tránh tai nạn - Đảm bảo an toàn. - Lắng nghe và đọc từ. - Nhớ lời cô dạy ạ. - Cả lớp đọc diễn cảm - Tổ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Cá nhân trẻ. - Trẻ chia thành 3 đội. - Đại diện 3 đội lên bốc thăm - Tham gia trò chơi vui vẻ. - Đọc thơ: “Cô dạy con” - Hát : “Em đi qua ngã tư đường phố”. Đi ra ngoài. ==============================================
Tài liệu đính kèm: