I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh
1. Về kiến thức
Cần nắm được:
- Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây.
- Qúa trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, só sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Về thái độ
- Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và gtrách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuôcí thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng với sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể.
III. Thiết bị, tài liệu dạy – học
- Lược đồ các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- LưỢC đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì.
- Tranh, ảnh về cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1873.
Phần 3. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918) Chương I VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Bài 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( Từ năm 1858 đến năm 1873) I. Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh 1. Về kiến thức Cần nắm được: Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây. Qúa trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, só sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử. - Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm. 3. Về thái độ - Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng. - Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông. - Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và gtrách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuôcí thế kỉ XIX. - Có nhận thức đúng với sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể. III. Thiết bị, tài liệu dạy – học Lược đồ các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. LưỢC đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì. Tranh, ảnh về cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1873. IV. Tiến trình tổ chức dạy – học 1.Ổ định lớp Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu một số sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945? - Trong thời kì 1917 đến năm 1945, sự kiện lịch sử nào trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến đường hướng của cách mạng Việt Nam? 3. Giới thiệu bài mới Từ giữa thế kỉ XIX đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, phát xuất từ nguyên nhân nào, trách nhiệm thuộc về ai? Hôm nay Thầy và trò chúng ta cùng tìm hiểu bài 19 để làm rõ vấn đề này. 4. Dạy và học bài mới Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cần đạt đến Hoạt động1: Cá nhân - Giaó viên khái quát về tiến trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam cho đến cuối thế kỉ XVIII. - Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa. GV pháp vấn: + Những nét chính về tình hình chính trị dưới thời nhà Nguyễn? Việc khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Nguyễn có phù hợp không? Vì sao? + Nhà Nguyễn khôi phục chế độ chuyên chế(ra sức phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, vừa cố tình bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi tkỉ XVIII) + Học thuyết Khổng, Mạnh được đề cao. Không phù hợp với thời đại lúc bấy giờ. -Những nét chính về tình hình kinh tế dưới nhà Nguyễn? Mặt tích cực và hạn chế của nó? + Nông nghiệp hiệu quả kém. + Thủ công nghiệp, các làng nghề dần bị mai một. + Thương nghiệp, các đô thị dần bị suy tàn. -Về xã hội thời Nguyễn có những nét nổi bật nào? Em có nhận xét gì về trang phục và vũ khí thời Nguyễn? + Xã hội, mâu thuẫn giai cấp trở lên gay gắt. Lính Thành hoàng: Binh lính mặc quần áo vải, bắp chân quấn xà cạp, đi chân đất, đội nón ghép bằng các thanh tre, quét một lớp sơn ta. Người lính bên trái đeo gươm, người lính bên phải mang giáo dài, cán tre có tra mũi hình búp đa. Ngoài ra quân đội nhà Nguyễn thường dùng như sung hỏa mai, sung kíp, sung bắn đá, các loại sung đại bác bằng đồng, gang. Đó là các loại vũ khí thời trung cổ, trong khi đó tư bản Pháp đã có những tiến bộ vượt bậc. Gv trình bày các sự kiện. -Quân sự, trang bị kém, an ninh quốc gia không đảm bảo. - Nhà Nguyễn đã thực hiện những chính sách như thế nào về đối ngoại? Hậu quả của chính sách đó? + Đối ngoại, kìm hãm sự phát triển kinh tế, đế quốc lợi dụng. -Qua tất cả những điều trên về ktế-ctrị-xã hội-quân sự em có nhận xét gì về tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX? Hoạt động 2: Cá nhân. -Giaó viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục 2. - Nguyên nhân nào thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược các nước phương Đông vào thế kỉ XIX? + Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu,nhân công của chủ nghĩa tư bản. +Phương Đông đất rộng, người đông(Trung Quốc, Án Độ), giầu tài nguyên. -Vì sao trong giai đoạn này thực dân Pháp đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam? + Nhiều nước nhòm ngó: Bồ Đào Nha,Hà Lan, Anh, Pháp. +Khi thất thế ở Canada và Ấn Độ, Pháp càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, trước hết là Việt Nam. -Do Việt Nam có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. +V iệt Nam có đường lãnh hải dài và chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào và Campuchia. + Việt Nam cũng ở vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế diễn ra khắp châu Á. + Là nước giầu có về tài nguyên thiên nhiên. - Pháp có những điều kiện thuận lợi nào ở Việt Nam? Vì sao trong giai đoạn này Pháp chưa thực hiện được âm mưu xâm lwọc Việt Nam? + Hội truyền giáo nước ngoài thành lập. +Hiệp ước Vecxai1787. +Cách mạng Pháp đang diện ra. -Những hoạt động nào chứng tỏ thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam? - Gv trình bày các sự kiện. - Nguyên cớ của việc Pháp quyết định xâm lược Việt Nam? + Trả thù triều đình Huế không nhận quốc thư. +Bảo vệ giáo sĩ, đạo Thiên chúa. -Nguyên nhân sâu xa là gì? Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm nảy sinh các nhu cầu về nguyên liệu, thị trường. - Nguyên nhân trực tiếp là gì? +Pháp có điều kiện thuận lợi. +Các nước chạy đua tranh giành thuộc địa ở Việt Nam Hoạt động 3: Cá nhân. Giaó viên sử dụng bản đồ giới thiệu vị trí chiến lược của Đà Nẵng. Gv pháp vấn: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu để tấn công xâm lược nước ta? + Đà Nẵng cách Huế 100km về phía Nam, nếu lấy được Đà Nẵng, sau đó đánh thốc lên Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng, như vậy lấy được Việt Nam nhanh chóng. +ĐN là cửa biển sâu rộng, tầu chiến của chúng có thể ra vào dễ dàng, hậu phương Quảng Nam giầu có và đông dân thực hiện khẩu hiệu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Đồng thời cũng muốn trông chờ vào sự ủng hộ của giáo dân vùng này mà bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ hoạt động trong đất liền đã báo cáo là khá mạnh. -Chiến thuật mà Pháp sử dụng là gì và lực lượng tham gia của Pháp và Tây Ban Nha là bao nhiêu? Tại sao TBN lại tham gia với Pháp? -Tinh thần chiến đấu của nhân dân địa phương thể hiện như thế nào?Phối hợp với quân đội triều đình, tổ chức thành quân ngũ, thực hiện kế sách “ vườn không nhà trống”. Đoàn kết các tầng lớp nhân dânđẩy lùi các cuộc tiến công của địch. - Vì sao Pháp thất bại trong chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng?Bị quân ta đánh trả quyết liệt. Ủng hộ của nhân dân nên kế sách của Nguyễn Tri Phương tỏ ra hiệu quả, thủy khí hậu không phù hợp và tiếp tế khó khăn, Bị quân ta cầm chân, bao vây, tiêu hao sinh lực địch ở bán đảo Sơn Trà. -Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? Cuộc kháng chiến nổ ra kịp thời, ngay khi Pháp nổ súng xâm lược. Lòng yêu nước và ý thức về một đất nước thống nhất của toàn dân(đốc học Phan Văn Nghị ở Nam Định), ý trí quyết tâm cao(nhân dân tự đứng trong quân đội triều đình mà không cần triều đình kêu gọi). Hoạt động 4: Cá nhân Học sinh đọc mục II. Gv pháp vấn:Âm mưu của Pháp tấn công vào Gia Định nhằm mục tiêu gì? +Gia Định và Nam kì là vựa lúa của Việt Nam. +Có cị trí chiến lược quan trọng. +Hệ thống giao thông đường thủy rất quan trọng. +Từ Gia Định có thể sang Camphuchia một cách dễ dàng. +Chiếm được Gia Định Pháp sẽ cắt được con đường tiếp tế từ Nam ra Bắc của triều đình, có thể buộc triều đình đầu hàng. +Làm chủ lưu vực sông Mê Công. -Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào? - Quân Pháp đã vấp phải những khó khăn gì ở chiến trường Gia định? +Nhân dân kết hợp với quân triều đình chống cự quyết liệt. +Không giải quyết được mâu thuẫn giữa chiếm đóng và bình định. Đây là một trong những cơ hội để tiêu diệt quân xâm lược, làm thay đổi cục diện của chiến tranh, nhưng cơ hội đó đã bị bỏ lỡ, do quan quân triều đình áp dụng chiến thuật phòng ngự bị động. Quân Pháp vẫn yên ổnn trước lực lượng đông đảo của quân ta, chúng tiếp tục chuẩn bị điều kiện để mở rộng xâm lược. -Thái độ của nhân dân và quân triều đình trước sự xâm lược của thực dân Pháp như thế nào? Nhân dân Triều đình -Sự tham ra đông đảo của tầng lớp nhân dân(nông dân, văn thân sĩ phu) - Có nhiều cách đánh giặc phong phú. +Bằng sung, gươm, bất hợp tác. +Bằng thơ văn lên án triều đình. -Thời gian đầu tổ chức cuộc kháng chiến khai thác sự hỗ trợ của nhân dân. - Sự thất bại liên tiếp(mất thành Gia Định, Đại đồn Chí Hòa, -Hoàn cảnh kí kết hiệp ước Nhâm tuất 5/6/1862 là gì? +Ngay từ đầu nhà vua và đa số các quan lại trong triều đình đã ít nhiều có tư tưởng sợ Pháp, không hiểu biết tình hình địch mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của chúng. +Không đủ sức vừa chống giặc ở Nam Kì, vừa chống lại các cuộc nổi dậy chống triều đình ở Bắc Kì +Khônh tin tưởng năng lực chiến đấu của nhân dân. +Có ảo tưởng rằng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất. -Em có nhận xét gì về bản hiệp ước 5/6/1862? +Đây là hiệp ước bất bình đẳng. +Về phía Pháp: Chúng lợi dụng sự yếu hèn của triều đình Huế đã từng bước xâm lược nước ta. +Triều đình Huế yếu hèn(bắt đầu cầu hòa), vi phạm nghiêm trọng chủ quyền dân tộc, đi ngược lại ý trí của nhân dân. Nhân dân ta rất bất bình với hành động bán nước của triều đình. -Với Hiệp ước Nhâm tuất (1862) ba tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn bị cắt nhượng cho Pháp, nhà Nguyễn phải mở ba của biển cho Phápvào buôn bán và phải trả chiến phí cho kẻ xâm lược. Pháp được tự do ra vào các sông chính và sông nhánh , triều đình có nghĩa vụ phải giải tán cphong trào kháng Pháp ở ba tỉnh miền Đông để đổi lấy Pháp trao trả thành Vĩnh Long Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự Đà Nẵng Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi Pháp xâm lược. -Cho đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là 1 quốc gia độc lập, có chủ quyền, đã đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa. Nhưng cũng đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng và sự suy yếu nghiêm trọng. Chính trị: + Bộ máy chính trị triều Nguyễn nagy từ đầu đã mang nặng tính chất quan liêu, đọc đoán và sâu mọt. + Là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với một chế độ chính trị lạc hậu, phản động. +Vua nắm cả cường quyền và thần quyền, quyền lực tập trung hoàn toàn trong tay vua, thay trời trị dân. Nhà vua là đại địa chủ lớn nhất trong nước. +Quan lại trong triều và ở các địa phơng hầu hết đều hủ bại:chính trị bảo thủ, cầu an, kinh tế tham lam, cường bạo. +Tư tưởng Nho giáo được đề cao, trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch. +Tổ chức nông thôn đã trở thành một công cụ của bọn cường hào địa chủ nông thôn. Kinh tế: +Nông nghiệp +Ruộng đất hầu hết tập trung trong tay quan lại, địa chủ. +Thực hiện chính sách quân điền. +Đẩy mạnh khai hoang, lập điền-Doanh điền. +Ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện tích cả nước. +Bên cạnh đó thì mất mùa đói kém thường xuyên xẩy ra, lũ lụt, nạn châu chấu hoành hành dữ dội, đê điều không được chú ý. Nông dân không có ruộng cày cấy Nông nghiệp ngày càng sa sút và tiêu điều, xác xơ. + Công nghiệp. + Phong kiến nhà nắm những ngành kinh doanh lớn + Các công xưởng như đóng tàu, đúc sung, đúc tiền, xây cung điện, thành quách do bộ Công quản lí. +Chế độ làm việc theo chế độ “công tượng” mang nặng tính chất cưỡng bức. +Các thợ giỏi khắp đất nước đều bị bắt về phục vụ cung đình. +Giu độc quyền khai mỏ. +Các nghề thủ công trong nhân dân không có điều kiện phát triển, các nghề thủ công nhỏ và nghề phụ trong gia đình bị đình đốn vì đói khổ, li tán. Thủ công nghiệp bị tê liệt + Thương nghiệp + Nội thương:Chính sách “trọng nông ức thương” của triều đình đã kìm hãm thương nghiệp, nắm độ quyền về buôn bán nguyên liệu công nghiệp(đồng, thiêc,chì. +Đặt ra nhiều luật lệ chặt chẽ để kiềm chế, đánh thuế nặng các mặt hàng cần thiết của nhân dân:lúa gạo, cấm họp chợ=> Giao lưu giữa các địa phương gặp trở ngại, thị trường trong nước không tập trung và thống nhất. +Ngoại thương:Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ nhỏ giọt một số cửa biển cho nước ngoài đến buôn bán. Tóm lại nền kinh tế tài chính nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX đã suy đốn trầm trọng về mọi mặt, do chính sách phản động của triều Nguyễn, làm chia rẽ dân tộc, các yếu tố của TBCN mới nảy sinh trong các khu vực kinh tế đang trên đà phát triển tự nhiên và tiến bộ, phù hợ với yêu cầu của phát triển xã hội đều bị bóp nghẹt. Quân sự: Lạc hậu so với các nước phương Tây. Trang bị kém => An ninh quốc gia không đảm bảo. Chính sách ngoại giao. +Trong nước: Ra sức đàn áp khủng bố các phong trào quần chúng, huy động những lực lượng quân sự to lớn để dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân trong biển máu. +Đối ngoại: Xâm lược Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài lực quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt.Đối với tư bản phương tây thì bế quan tỏa cảng và cấm đạo, giết đạo, với nhà Thanh thì thần phục thái quá. =>Như vậy đối ngoại thì bế quan tỏa cảng, khiến nước ta bị cô lập. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân. => Tiềm lực đất nước suy yếu, không xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc. +Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút. +Bất lợi khi phương Tây xâm lược. Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. -Từ thế kỉ XVI tư bản phương Tây tìm mọi cách bành trướng thế lực sang phương Đông - Một loạt các nước châu Á và Đông Nam Á biến thành thuộc địa, Việt Nam bị các nước phương Tây nhòm ngó. - Phương Tây đã biết đến Việt Nam từ thế kỉ XVI. Từ thế kỉ XVIII đã có khá nhiều thương nhân Pháp đến buôn bán ở Việt Nam. Các thuyền buôn của Pháp tích cực truyền đạo ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. -1787: Giám mục Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh. kí với Pháp hiệp ước Versailles - Đến giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở châu Á. - Ngày 22/4/1857 NôpneongIII quyết định cử ra Hội đồng Kì Mục để xét lạiu hiệp ước Vécxai(1787). - Tháng 7/1857 Naponeong quyết định đánh Việt Nam. Tư bản Pháp lấy cớ trả thù cho việc triều đình Huế không tiếp nhân quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến(9/1856) đã “làm nhục quốc kì Pháp”, “truyền bá văn minh công giáo” để tranh thủ dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam. Nhưng tất cả các lí do trên đều không che dấu được nguyên nhân xâu xa trong việc Pháp xâm lwọc Việt Nam nhằm tìm kiếm thị trường và căn cứ ở Viễn Đông. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 Lấy cớ “ bảo vệ đạo Thiên Chúa” chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Pháp định chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế .buộc triều đình Nguyễn đầu hàng. Quân và dân ta anh dũng chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân xâm lược. Nguyên Tri Phương chỉ huy quân dân đắp lũy và thực hiện “ vườn không nhà trống” cầm chân quân giặc suốt 5 tháng (8/1858 – 2/1859) bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Khí thế chiến đấu sục sôi trong cả nước Miền Bắc: Đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người thành lập cơ ngũ lên đường vào Nam đánh giặc Cuộc chiến đấu của quân và dân ta bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 -1862. Chiến sự ở Gia Định 1859 – 1861( Kháng chiến ở Gia Định) 2/1859 Pháp kéo quân vào Gia Định. Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng: là vựa lúa của Việt Nam(là nguồn lương thực của triều đình) và có hệ thống giao thông đường ..thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Camphuchia một cách dễ dàng làm chủ lưu vực sông Cửu Long. 9/2/1859 quân Pháp tập trung ở Vũng Tàu, rồi theo đường songvào Sài Gòn. 16/2/1859 quân Pháp tấn công thành Gia ĐịnhQuân triều đình tan rã .nhanh chóng. Đến trưa Pháp đã chiếm được thành. Tuy nhiên ngay sau đó Pháp đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của dân binh và nghĩa quân. Hoảng sợ, Pháp phải phá hủy thành Gia Định, rút quân xuốg tầu chiếnvà chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. 1860 tại Gia Định, Pháp chỉ còn 1000 quân rải rác trên một chiến tuyến dài 10km vì phải chia quân sang Trung Quốc. 3/1860 Nguyễn Tri Phương vào Gia Định.., xây dựng Đại đồn Chí Hòa.nhưng chỉ cố thủ trong đồn. Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi ( Đà Nẵng, Gia Định)nhưng vẫn bình an vì tư tưởng chủ hòa đang thắng thế trong triều Nguyễn. Cuối 1860: Pháp kéo quân từ Trung Quốc về Gia Định, tập trung lực lượng đánh quân ta. 23/2/1861, quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa. Quân triều đình chống cự quyết liệt nhưng do hỏa lực của địch quá mạnh nên cuối cùng Đại đồn Chí Hòa thất thủ. 2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862. - Thửa thắng, Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường(12/4/1861), Biên Hòa( 18/12/1861), Vịnh Long(23/3/1862). - Nhân dân Nam kì đứng lên kháng chiến. - Các toán quân của Trương Định, Trần Thiệu Chính, Lê Huyđã lập nhiều chiến công. - 10/12/1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu L’Esperance(Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông tại làng Nhật Tảo. - Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang dâng cao trào thì triều đình Huế lại kí hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì(Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn, mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán và nhận bồi thường chiến phí cho Pháp. => Có thể nói rằng với niệp ước này Thực dân Pháp lấn dần từng bước xâm lước ta, triều đình Nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp. 5.Củng cố - Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX.(Trước khi Pháp xâm lược). -Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là điểm khởi chiến xâm lược Việt Nam năm 1858? 6.Bài tập - Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng (1858) bằng lược đồ. - Trình bày chiến sự ở Gia Định bằng lược đồ.
Tài liệu đính kèm: