Giáo án Lịch sử 9 kì 2

Giáo án Lịch sử 9 kì 2

TUẦN 19

Tiết 19 - Bài 16

 HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

 1. Về kiến thức:

- HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc và thấy được con đường cứu nước đúng đắn do Người tìm ra.

- Nắm được chủ trương, hoạt động và tác động ảnh hưởng của Hội VN CM thanh niên.

 2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát bản đồ, tranh ảnh và biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện

 3. Về thái độ:

- Giáo dục lòng khâm phục kính yêu với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.

 

doc 125 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì ii 
Ngày soạn: 06/01/2012 
 Tuần 19
Tiết 19 - Bài 16
 Hoạt động của nguyễn ái quốc 
ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925.
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
 1. Về kiến thức:
- HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn ái Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc và thấy được con đường cứu nước đúng đắn do Người tìm ra.
- Nắm được chủ trương, hoạt động và tác động ảnh hưởng của Hội VN CM thanh niên.
 2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát bản đồ, tranh ảnh và biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện
 3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng khâm phục kính yêu với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
II. Chuẩn bị:
 GV: - Sgv + Tltk
 - Một số tranh ảnh chân dung và tài liệu hoạt động của Nguyễn ái Quốc.
HS: - Sgk+ vở ghi + đọc sách giáo khoa.
III. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định lớp:
 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong lúc Việt Nam đáng bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc thì Nguyễn ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị. Người ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Cuộc hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào? Con đường cứu nước đó là gì? Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học để trả lời các câu hỏi nêu trên.
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- GV gợi cho HS nhớ lại những nét chính quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc từ 1911đ CTTG kết thúc (đã học ở lớp 8). đ 1917 trở về Pháp.
- Cho HS quan sát hình ảnh NAQ
? Nêu hoạt động đầu tiên của Nguyễn ái Quốc ở Pháp, ý nghĩa của những sự kiện đó?
- GV nhận xét, bổ sung.
? Em hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917-1920)?
+? Việc Nguyễn ái Quốc đọc luận cương của Lênin đã có ý nghĩa gì? Tư tưởng của Người có chuyển biến như thế nào?
- GV dùng một đoạn thơ trong bài "Người đi tìm hình của nước" của nhà thơ Chế Lan Viên để nói về cảm xúc khi đọc luận cương của Lênin.
- GV giới thiệu hình 28.
+? Sau khi tìm thấy chân lí cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Pháp (1921-1923)?
+?Mục đích của các hoạt động trên là gì?
+? Theo em, con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
- GV hướng dẫn HS trả lời.
+? Tại sao Nguyễn ái Quốc lại sang phương Tây mà lại là nước Pháp đầu tiên?
- HS trả lời:
+ Sau CT I, các nước ĐQ thắng trận đã họp ở Vec-xai để phân chia thị trường thế giới.
+ Nguyễn ái Quốc đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của nhân dân VN.
- 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, nhận biết ngay đó là chân lí của cách mạng.
- Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, tin theo Lênin, gia nhập ĐCS Pháp.
- Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động cách mạng của Người, từ CN yêu nước chân chính đến với CN Mác Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản.
- HS trả lời.
- Truyền bá tư tưởng mới - CN mác Lênin vào thuộc địa, trong đó có VN.
- Thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh.
- HS trả lời.
+ Hầu hết các chí sĩ đương thời (PBC, PCT) sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước.
+ Nguyễn ái Quốc sang phương Tây (Pháp) rồi sau đó vòng quanh thế giới để tìm đường cứu nước.
đ Các chí sĩ không tìm được đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước chân chính cho dân tộc.
- Rút kinh nghiệm các tiền bối.
- Hiểu hơn về các nước tư bản và về Pháp.
I. Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923):
- 6/1919 Nguyễn ái Quốc đã gửi bản yêu sách.
- 7/1920, Người đọc luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
- Tháng 12/1920, trong Đại hội của Đảng xã hội Pháp ở Tua:
+ Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba.
+ Gia nhập ĐCS Pháp.
đ Chuyển từ CN yêu nước đến CN Mác-Lênin.
- Tại Pháp Nguyễn ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo "Người cùng khổ", Báo "Nhân đạo", viết "Bản án chế độ thực dân Pháp".
à Với những hoạt động tích cực, Nguyễn ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc VN, đó là con đường Cách mạng vô sản, con đường đi theo Lênin.
	Hoạt động 2
+? Hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở LX?
+? Bản tham luận của Nguyễn ái Quốc đọc tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V (1924) đề cập đến vấn đề gì và ý nghĩa của nó?
- HS trả lời.
- HS dựa vào SGK trả lời.
II. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924):
-6/1923, Nguyễn ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Tham dự và đọc tham luận tại Đại hội V Quốc tế cộng sản.
àSau khi sang LX Nguyễn ái Quốc tích cực các hoạt động của mình nhằm từng bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập chính đảng
Hoạt động 3
+? Sau thời gian hoạt động ở LX Nguyễn ái Quốc đã làm gì?
+? Hội VNCMTN được thành lập trong hoàn cảnh nào? Mục đích?
+? Hãy trình bày hoạt động của Hội VNCMTN?
+? Những hoạt động của Hội VNCMTN có tác dụng như thế nào đối với PT CM VN từ 1926-1929?
- Phong trào đấu tranh ở nước ta đang phát triển mạnh.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Truyền bá CN Mác vào trong nước.
- Trình độ giai cấp công nhân được nâng lên và trở thành lực lượng chính trị độc lập.
- Phong trào đấu tranh phát triển.
à Là tổ chức cách mạng có xu hướng vô sản, là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCSVN sau này.
III. Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925):
- Cuối năm 1924 về Quảng Châu – TQ.
- Tháng 6/1925 thành lập Hội VN CMTN. Là người trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo thanh niên VN thành cán bộ cách mạng.
- HĐ: 
+ Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng
+ Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường cách mệnh
+ Phong trào vô sản hoá năm 1928.
-> Tác dụng: CN Mác – Lê nin được truyền bá vào trong nước, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển.
* Sơ kết:
- Nguyễn ái Quốc - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Ngừơi đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc VN.
- Những hoạt động tích cực của Người nhằm chuẩn bị đầy đủ để thành lập chính đảng ở VN.
4. Củng cố:
- Dựa vào lược đồ em hãy nêu sơ lược hành trình cứu nước của Nguyễn ái Quốc (từ 1911đ 1925)? 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 17: " Cách mạng Việt Nam trước khi ĐCS ra đời".
--------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm:
..
 Ngày soạn: 07/01/2012	 
Tiết 20 - Bài 17
Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
 1. Về kiến thức:
- HS nắm hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước.
- Nắm được bước phát triển mới của cách mạng và sự thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng.
 2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích rút ra đặc điểm lịch sử.
 3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, khâm phục các cách mạng tiền bối.
II. Chuẩn bị:
GV: - Sgv + Tltk
 - Một số tranh ảnh , tư liệu về phong trào đấu tranh ởn VN gia đoạn 1926-1927.
HS: - Sgk+ vở ghi + đọc sách giáo khoa.
III. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp? Tác dụng?
? Tại sao nói NAQ là người chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS VN sau này?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Cùng với sự ra đời của Hội VNCMTN và những tác động, ảnh hưởng của nó, ở VN những năm cuối thập kỉ XX đã hình thành các tổ chức cách mạng. để tìm hiểu sự ra đời, hoạt động của các tổ chức này.chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động1
? Em hãy trình bày vài nét về phong trào công nhân trong những năm 1926-1927?
? Em có nhận xét gì về quy mô của phong trào?
? Phong trào công nhân những năm 1926-1927 có những điểm gì mới?
- GV mở rộng: Từ 1926-1927 có 27 cuộc đấu tranh của công nhân, họ nhằm 2 mục đích:
+ Tăng lương từ 20-40%.
+ Đòi ngày làm 8 giờ như công nhân Pháp.
- GV nêu rõ, đây chính là quá trình giai cấp công nhân đã giác ngộ cách mạng...
? Phong trào yêu nước thời kì này phát triển như thế nào?
- GV mở rộng, nhận xét.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS trả lời:
+ Phong trào vượt ra khỏi quy mô một xưởng.
+ Lan rộng ra toàn quốc.
- HS trả lời.
- HS dựa vào SGK trả lời.
Kết luận: Với những hoạt động tích cực sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào đấu tranh ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt nam (1926 - 1927):
1. Phong trào công nhân:
- Nhiều cuộc bãi công liên tiếp nổ ra: Nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng...
- Có nhiều cuộc bãi công lớn như: nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy diêm và cưa Thuỷ...
- Bước phát triển mới: phong trào mạng tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau.
2. Phong trào yêu nước:
- Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sóng chính trị khắp cả nước.
Hoạt động 2
?Tân Việt Cách mạng đảng ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Tân Việt Cách mạng Đảng đã phân hoá như thế nào?
- HS dựa vào SGK trả lời.
+ Được thành lập ở trong nước, trong phong trào dân chủ những năm 20.
- HS trả lời.
+ Ra đời trong khi tổ chức VNCMTN đã phát triển mạnh về lí luận và tư tưởng cách mạng của CN Lênin.
+ Cuộc đấu tranh gay gắt diễn ra trong nội bộ TVCMĐ.
II. Tân Việt Cách mạng Đảng (7/1928):
1. Sự thành lập:
- Lúc đầu có tên Hội Phục Việt.
- 7/1928 mang tên Tân Việt Cách mạng Đảng.
+ Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản.
2. Sự phân hoá:
- Chịu ảnh hưởng lớn từ tổ chức VNCMTNđ nội bộ bị phân hoá làm 2:
+ Khuynh hướng tư sản.
+ Khuynh hướng vô sản.
- Khuynh hướng vô sản thắng thế đ nhiều người xin ra nhập Hội VCNCMTN.
* Sơ kết:
- Vào những năm 1926-1927 phong trào cách mạng ở Việt Nam có nhiều biến chuyển đặc biệt là phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Trên cơ sở của sự phát triển đó nhiều tổ chức cách mạng đã được thành lập đó là Tân Việt Cách mạng Đảng, tổ chức này chịu ảnh hưởng nhiều của VNCMTN.
4. Củng cố:
? Em hãy trình bày về phong trào cách mạng Việt Nam 1926-1927?
? Sự ra đời và phân hoá của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 17: " Cách mạng Việt Nam trước khi ĐCS ra đời",( Phần còn lại)
Rút kinh nghiệm:
..
Ngày soạn : 17/1/2012
Tuần 20 Tiết 21 - Bài 17
Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời
(Tiếp)
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
 1. Về kiến thức:
- HS nắm hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước.
- Hiểu được sự  ... chủ yếu và đặc điểm của các giai đoạn
1919 - 1930
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam (1919 – 1929) đã tác động, làm biến đổi căn bản tình hình KT- XH Việt Nam.
- ĐCS VN ra đời (3-2-1930), mở đầu bước ngoặt CM Việt Nam.
1930 - 1945
- CM Việt Nam do ĐCS lãnh đạo trải qua 3 phong trào:
+ Cao trào CM 1930- 1931 mà đỉnh cao là PT Xô viết Nghệ Tĩnh (12-9-1930).
+ 1936-1939 phong trào dân tộc dân chủ.
+ 1939-1945 cuộc vận động cho CM tháng Tám 1945.
- CM tháng Tám thàng công, nước VNDCCH ra đời (2-9-1945)
1945 - 1954 
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cách sinh của nhân dân ta chống thực dân Pháp cùng bọn can thiệp Mĩ.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
1954 - 1975
- Hai miền đất nước tiến hành hai chiến lược CM khác nhau:
+ MB: Tiến hành cách mạng XHCN.
+ MN: Tiến hành CMDTDC.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại Xuân 1975 thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. Mở ra kỉ nguyên mới trong LS - độc lâp, thống nhất, đi lên CNXH.
1975 - nay
- Trong 10 năm đầu đi lên CNXH, CM nước ta gặp nhiều khó khăn, thử thách.
- Từ ĐH lần thứ VI (12- 1986) của Đảng, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và thu được nhiều thành tựu.
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
+? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1919- nay?
+? Trải qua 70 năm lãnh đạo, Đảng ta đã rút được ra bài học kinh nghiệm gì?
+? Phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam là gì?
- GV phân tích chốt vấn đề.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
Nguyên nhân thắng lợi.
- Sự lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo của Đảng.
- Truyền thống, sức mạnh đoàn kết dân tộc được phát huy qua các thời kì.
2.Bài học kinh nghiệm.
- Nắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc và CNXH là bài học xuyên suốt quá trình CM nước ta.
- Không ngừng tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CM Việt Nam.
3- Phương hướng đi lên.
Xây dựng CNXH do nhân dân làm chủ, nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
	V. Củng cố:
 ? Em hãy nêu nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử từ năm 1919- nay?
 ? Nêu nguyên nhân chủ yếu và bài học kinh nghiệm của CM Việt Nam từ 1919- nay?
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ nắm chắc nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử từ năm 1919- nay. Nguyên nhân chủ yếu và bài học kinh nghiệm của CM Việt Nam từ 1919- nay.
 - Bài tập: Làm ra giấy bài tập sau (Thu và chấm điểm):
+? Hoàn thiện bảng sau: Về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta từ năm 1954 đến năm 1975.
Chiến lược CT
(Thời gian)
Âm mưu- hành động của Mĩ
Những thắng lợi của quân dân ta
Chiến tranh Đơn Phương
(1954- 1960)
Chiến tranh đặc biệt
(1961- 1965
Chiến tranh cục bộ
(1965- 1968)
Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
(1965- 1968)
Chiến lược VN hoá chiến tranh
(1969- 1973)
Chiến tranh phá hoại lần thứ hai
(1972)
- Sưu tầm tranh ảnh về thời kì CM Việt Nam từ 1919- nay.
- Ôn tập toàn bộ chương trình LS Việt Nam chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì II.
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 4/5/2010
 Ngày dạy: 
Tiết 52
kiểm tra học kì iI
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hệ thống, củng cố lại những kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam từ năm 1919- nay (năm 2000).
- Phát hiện những sai lệch trong việc nắm kiến thức của HS.
2. Về tư tưởng:
- HS có ý thức tự giác trong quá trình làm bài và bổ sung kiến thức làm tăng thêm vốn hiểu biết của mình.
3. Về kỹ năng:
- Giúp học sinh rèn các kĩ năng tư duy, phân tích khi làm bài kiểm tra.
- Rèn kĩ năng làm bài, trình bày các vấn đề lịch sử.
B. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- HS: Ôn tập toàn bộ chương trình lịch sử Việt Nam từ năm 1919- nay (năm 2000).
- GV: 
 + Ra đề, đáp án biểu điểm.
 + Phô tô sẵn đề phát cho HS.
C. Tiến trình dạy và học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị của học sinh cho tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
 MA TRậN :( Đề chẵn)
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phong trào cách mạng VN từ 1919 đến 1975
C1,2,3(3đ)
C6 (b(4đ)
C5(1đ)
C6 (a)
( 2đ)
10
Tổng
3
4
3
10đ
(Đề lẻ)
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phong trào cách mạng VN từ 1919 đến 1975
C1(2,5đ)
C3,4( 3,5đ)
C2(4đ)
10đ
Tổng
2,5đ
3,5đ
4đ
10đ
Đề chẵn
Đề bài:
A. Phần trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
 Câu 1: (0,5đ ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng.
1- Tại hội nghị Véc- xai (6/1919) Nguyễn ái Quốc đã làm gì:
A.
Đưa bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do cho dân tộc Việt Nam.
B.
Tham gia Đảng lao động Xã hội Pháp.
C.
Gặp Lê- nin.
D.
Ra báo "Người cùng khổ".
2- Lãnh đạo của cao trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh là:
A.
Việt Nam Quốc dân đảng.
C.
Đảng cộng sản Đông Dương
B.
Hội VN cách mạng thanh niên.
D.
Mặt trận Việt Minh
Câu 2: (1 điểm) Hãy kết nối thông tin ở cột A (thời gian) với cột B (các sự kiện) sao cho đúng.
A - Thời gian
Phần nối
B - Sự kiện
A. 1959- 1960
1- Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".
B. 1961- 1965
2- Chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
C. 1965- 1968
3- Phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam.
D. 1969- 1973
4- Chiến tranh phá hoại lần thứ hai miền Bắc XHCN.
E. 1972
5- Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
Câu 3 ( 1,5đ ) Hãy xác định thời gian và sự kiện còn thiếu trong bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
3- 2- 1930
...
Ngày... tháng... năm...
Hiệp định Giơ- ne- vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được kí kết.
27- 1- 1973
...
Tháng.... năm...
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày... tháng... năm...
Việt Nam gia nhập ASEAN.
B. Phần tự luận: (7 điểm).
Câu 4: (1 điểm) 
Tại sao trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954- 1958) Đảng ta lại chủ trương lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị?
Câu 5: (6 điểm) 
Hãy kể tên (thời gian) các chiến dịch lớn của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?Hãy trình bầy diễn biến chính của một chiến dịch mà em thích nhất trong 3 chiến dịch đó?
Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954- 1975)?
2- đáp án:
Câu 1: (1 điểm) HS khoanh đúng vào các phương án sau:
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Phương án đúng: A
Phương án đúng: C
Câu 2: (1 điểm) HS kết nối thông tin đúng như sau: 
(Mỗi ý đúng được 0,2 điểm)
 A- 3 D- 1
 B- 5 E- 4
 C- 2
Câu 3 ( 1,5 điểm) HS xác định đúng thời gian và sự kiện như sau:
(Mỗi ý đúng được 0,3 điểm)
Thời gian
Sự kiện
3- 2- 1930
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
Ngày 21 tháng 7 năm 1954
Hiệp định Giơ- ne- vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được kí kết.
27- 1- 1973
Hiệp định Pa- ri về chấm dứt chiến tranh ở VN được kí kết.
Tháng 12 năm 1986
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày 28 tháng 7 năm 1995
Việt Nam gia nhập ASEAN.
Câu 4: (1 điểm) 
- Ta tôn trọng Hiệp định Giơ- ne- vơ, thiện chí hoà bình của ta. (0,5 điểm) 
- Lúc này mâu thuẫn giữa nhân dân ta với ĐQ Mĩ và tay sai chưa gay gắt, phải để nhân dân thấy cần thiết phải đấu tranh vũ trang. (0,5 điểm)
Câu 5: (6 điểm) 
a) HS kể trình tự 3 chiến dịch: (1 điểm)
Chiến dịch Tây Nguyên (10/3/1975- 24/3/1975).
Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21/3/1975- 29/3/1975).
Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4/1975- 30/4/1975).
* Db: Hs tự làm(1đ)
HS nêu đầy đủ các ý như sau: (4 điểm)
* ý nghĩa lịch sử: (2 điểm)
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ và 30 năm chiến tranh GPDT, bảo vệ tổ quốc. Hoàn thành cuộc CMDTDCND trong cả nước, thống nhất đất nước. (0,5 điểm)
- Mở ra kỉ nguyên mới trong LS dân tộc- kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên CNXH. (0,5 điểm)
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới. (0,5 điểm)
- Cổ vũ PT cách mạng trên TG, nhất là PTGPDT. (0,5 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi: (2 điểm)
- Được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. (0,5 điểm)
- Nhân dân đoàn kết, giàu lòng yêu nước. (0,5 điểm)
- Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời yêu cầu của kháng chiến. (0,5 điểm)
 - Tình đoàn kết của 3 dân tộc Đông Dương, sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên TG, nhất là Liên Xô, Trung Quốc. (0,5 điểm)
Đề lẻ
Câu 1(2,5đ)
 Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương?
Câu 2( 4đ)
 Em hayc trình bầy sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam nước ta?
Câu 3( 2đ)
 Trân “Điện biên Phủ trên không diễn ra ntn từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972? Em hãy nêu kq vad ý nghĩa?
Câu 4(1,5đ)
 Hoàn cảnh, nội dung của chue trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta?
Đáp án- Thang điểm
Câu 1(2,5đ)
 Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương?
- Hoa kì cam kết tôn trọng..
- Hoa Kì rút quân...
- Nhân dân MN tiến hành tổng tuyển cử.
- Thừa nhận ở MN có 2 chính quyền...
- Các bên ngừng bắn...
- Hoa Kì cam kết đóng góp..
Câu 2( 4đ)
 Em hayc trình bầy sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam nước ta?
* Giống nhau:
- Đều là clct xl thực dân kiểu mới của Mĩ
- Đều gây tổn thất và đâu thương cho nhân dân ta
* Khác nhau:
- “ CTĐB” : sử dung lực lượng chủ yếu là QĐSG + cố vấn nguỵ chỉ huy
+ Chỉ ở mN
- “ CTCB” : Vai trò của quân Mỹ giữ vị trí chủ chốt không ngừng tăng lên về số lượng
+ Mở rộng ra cả mB.
Câu 3( 2đ)
 Trân “Điện biên Phủ trên không diễn ra ntn từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972? Em hãy nêu kq vad ý nghĩa?
- db:
+ Từ ngày 14/12/1972 Tổng thống Mỹ Ních – xơn phê chuẩn kế hoạch tập kích khg quân bằng máy bay B52 vào HN, HP bắt đầu từ chiều tối ngày 18/12 đến hết ngày 29/12/1972
- Kq:
+ Ta đã giáng trả địch những đòn đích đáng ngay từ trận đầu.
+ Bắn rơi 81 máy bay
- ý nghĩa:
+ Buộc M phải ngừng các hoạt động bắn phá mB và quay trở lại bàn đàm phán và kí kết những điêug khoản ta đưa ra ở Hn Pa ri
Câu 4(1,5đ)
 Hoàn cảnh, nội dung của chue trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta?
- Cuối năm 1974- 1975 xuất phát từ so sánh lực lương thay đổi có lợi cho ta 
- TW Đảng đề ra kế hoạch giải phong miền Nam trong 2 năm 1975, 1976.
- Song nhấn mạnh " nếu có thời cơ...thì lập tức giải phong trong năm 1975"
4. Thu bài, nhận xét: 
- Thu bài.
- Nhận xét.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập lại những kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 9II.doc