Giáo án Lịch sử 8 cả năm – Trường THCS Hương Điền

Giáo án Lịch sử 8 cả năm – Trường THCS Hương Điền

Tiết 10. Bài 6.

 CÁC NƯỚC ANH,PHÁP, ĐỨC, MĨ, CUỐI THẾ KỶ 19

ĐẦU THẾ KỶ 20.

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 * Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các nước tư bản chủ yếu ở Âu- Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ. Vì vậy Hs cần nắm được:

 - Các nước tư bản lớn Anh, Pháp, Đức,Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ.

 - Tình hình và đặc điểm cụ thể của từng nước đế quốc.

 - Những điểm nổi bật của CNĐQ.

2. Tư tưởng:

 - Giúp hs nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ.

 - Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.

 3./ Kĩ năng:

 - Rèn luện kĩ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ.

 - Sưu tầm tài liệu, lập niên biểu về các nước đế quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

 

doc 143 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 896Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 cả năm – Trường THCS Hương Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 2 thỏng 10 năm 2010
Tiết 10. Bài 6.
 CáC NƯớC ANH,PHáP, ĐứC, Mĩ, CUốI THế Kỷ 19 
ĐầU THế Kỷ 20.
 A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 * Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các nước tư bản chủ yếu ở Âu- Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ. Vì vậy Hs cần nắm được:
 - Các nước tư bản lớn Anh, Pháp, Đức,Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
 - Tình hình và đặc điểm cụ thể của từng nước đế quốc.
 - Những điểm nổi bật của CNĐQ.
2. Tư tưởng:
 - Giúp hs nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ.
 - Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.
 3./ Kĩ năng:
 - Rèn luện kĩ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ.
 - Sưu tầm tài liệu, lập niên biểu về các nước đế quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
 B. chuẩn bị.
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Bài soạn, SGK, SGV, SBT , sách tham khảo.
 - Các lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỷ 20.
 - Tìm hiểu bức tranh hình 32 sgk, tìm đọc các tài liệu nói về tình hình kinh tế , chính trị của các nước tư bản chủ yếu.
 2. Chuẩn bị của HS:
 - Học bài cũ, làm các bài tập đã học.
 - Tìm hiểu bài mới dựa vào các câu hỏi suy nghĩ và trả lời.
 - Tìm hiểu các tranh ảnh , lược đồ có trong Sgk.
c. Tiến trình hoạt động:
 1. Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói Công xã Pa Ri là nhà nước kiểu mới?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài : Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ phát triển chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong quá trình đó sự phát triển của các nước đế quốc có điểm gì giống & khác nhau chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Gv: Treo lược đồ , yêu cầu hs xác định vị trí từng nước.
- Gv: Nhắc lại tình hình nước Anh sau CMCN?
? So với đầu thế kỷ 19, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 tình hình kinh tế Anh có gì thay đổi?
- Hs: Dựa vào Sgk trả lời.
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến kinh tế ( công nghiệp ) Anh tụt hậu?
? Vì sao giai cấp TS Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
( Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, đầu tư ở các thuộc địa mang lại lợi nhuận lớn ).
- Gv: Tuy phát triển chậm về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về tài chính , thuộc địa. ,thương mại ,đầu thế kỷ 20 Anh chuyển sang CNĐQ.
? Chế độ chính trị ở Anh như thế nào? Thực chất chế độ 2 đảng là gì?
? Vì sao CNĐQ Anh được mệnh danh là’’CNĐQ thực dân”? ( Đối ngoại ).
- Gv: Sử dụng bản đồ chỉ các nước thuộc địa của Anh.
- Hs: Trả lời gv bổ sung.
- Gv: Nhắc lại tình hình của Pháp sau CM 1871.
? Tình hình kinh tế Pháp có điểm gì nổi bật? Vì sao?
? Để giải quyết khó khăn trên, g/c TS đã làm gì?
- Hs: Dựa vào Sgk trả lời gv bổ sung.
? Chính sách xuất khẩu TB của Pháp có gì khác Anh?
? Tình hình chính trị của Pháp có gì nổi bật?
- Hs: Trả lời gv giải thích thêm.
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20?
- Gv: H/d hs thống kê số liệu. Gv phân tích.
? Vì sao CN Đức phát triển nhanh như vậy?
- Hs: Dựa vào Sgk trả lời.
? Nét nổi bật về tình hình chính trị ở Đức? Nêu đặc điểm của CNĐQ Đức và giải thích? ( Hs thảo luận).
- Hs: Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm bổ sung, gv hoàn thiện.
I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ:
1. Anh.
+ Kinh tế:
- Phát triển chậm lại ,mất dần vị trí độc quyền công nghiệp tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức).
- Chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
 => Đầu thế kỷ 20 xuất hiện các công ty độc quyền -> Anh chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
+ Chính trị: Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến, với 2 đảng Tự do & Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
+ Đối ngoại: Xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa => CNĐQ thực dân.
2. Pháp:
+ Kinh tế:
- Công nghiệp phát triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới.(sau mĩ, Đức, Anh).
- Đầu thế kỷ 20 phát triển 1 số nghành CN mới: điện khí, hoá chất
- Tăng cường xuất khẩu TB ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi.
- CNĐQ Pháp phát triển với sự ra đời của các công ty độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế Pháp.
+ Chính trị:
- Thể chế cộng hoà.
- Quan hệ trong nước căng thẳng.
- Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
3. Đức. 
+ Kinh tế: Phát triển nhanh chóng (công nghiệp) đứng thứ 2 thế giới.
- Hình thành các tổ chức độc quyền => Chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
+ Chính trị: Theo thể chế liên bang do quý tộc liên minh với tư bản độc quyền lãnh đạo. Thi hành c/s phản động và hiếu chiến. => Đặc điểm: là CNĐQ quân phiệt & hiếu chiến.
 4. Củng cố: 
- Gv chuẩn bị bài tập trắc nghiệm ở bảng phụ gọi hs lên bảng làm: Lập bảng so sánh vị trí kinh tế của Anh, pháp, Đức trước và sau 1870?
 5. Dặn dò:
*Bài cũ:
- Học bài cũ dựa vào các câu hỏi cuối bài.
- Làm các bài tập 
* Bài mới:- Tìm hiểu phần còn lại của bài , tìm hiểu các khái niệm công ty độc quyền và mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc đầu thế kỷ 20. Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sgk.
 Ngày soạn 2 thỏng 10 năm 2010 
 Tiết11. Bài 6. 
 CáC NƯớC ANH,PHáP, ĐứC, Mĩ, CUốI THế Kỷ XIX
 ĐầU THế Kỷ XX. ( tiếp theo)
 A. Mục tiêu bài học: đã nêu ở tiết 10
 B. Chuẩn bị .
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Soạn giáo án, SGK, SGV, SBT và 1 số sách tham khảo.
 - Đọc 1 số tài liệu liên quan đến bài học.
 - Chuẩn bị bản đồ: Các nước tư bản đế quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỷ 20.
 - Tranh ảnh về tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc.
 2. Chuẩn bị của HS:
 - Học bài cũ, hoàn thành các BT gv đã hướng dẫn.
 - Tìm hiểu phần tiếp của bài , suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
c. Tiến trình hoạt động.
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Tình hình kinh tế ,chính trị của Đức có điểm gì nổi bật?
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã học về tình hình kinh tế, chính trị của 3 nước Anh, Pháp, Đức. Hôm nay chúng ta sẽ tìm về nước Mĩ và những chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
 - Gv: Gọi Hs đọc mục 4 sgk. 
? Tình hình kinh tế Mĩ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 như thế nào ?
? Tại sao nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh như vậy? 
? Sự phát triển kinh tế của các nước có giống nhau hay không? 
-Hs:KT các nước phát triển không đều.
-Gv: Các công ty của Mĩ được hình thành trên cơ sở nào? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông vua công nghiệp?
-Gv: H/ d hs thảo luận & bổ sung, giải thích rỏ hình thức độc quỳên ở Đức & Mĩ khác nhau.
-Gv: Tình hình chính trị nước Mĩ có điểm gì nổi bật? Có gì giống & khác Anh?
- Liên hệ với tình hình chính trị hiện nay?
? Chính sách đối ngoại của Mĩ?
-Hs: Trả lời.
-Gv:Dùng lược đồ chỉ những vùng Mĩ tiến hành xâm lược.
- Gv: Dẫn dắt: ? Qua việc học lịch sử của 4 nước đế quốc tiêu biểu em hãy nhận xét xem chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế các nước là gì?
- Hs: Dựa vào sgk trả lời.Gv phân tích rõ.
? Trước năm 1870 có hiện tượng này không?
( Không, chỉ có tự do cạnh tranh ở các nước tư bản ).
? H/d Hs quan sát hình 32 nhận xét về quyền lực của các công ty độc quyền?
(Nắm giữ, chi phối đời sống kinh tế).
? Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm thuộc địa?
-Gv: Treo bản đồ thế giới lên bảng , yêu cầu hs quan sát và điền tên các thuộc địa của Anh, Đức,Pháp,Mĩ trên bản đồ.
-Gv:Qua lược đồ em có nhận xét gì về phần thuộc địa của các đế quốc?
- Gv: Chốt lại:  từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa dẫn đến xu hướng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chia lại thế giới.
4/ Mĩ:
 + Kinh tế:
- Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 Mĩ đã phát triển nhanh chóng, ( CN đứng đầu thế giới ).
- SXCN phát triển vượt bậc hình thành các tổ chức độc quyền lớn cácTơ rơt => Mĩ chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
- Chính trị: Thể chế cộng hoà, quyền lực tập trung trong tay tổng thống.Do 2 đảng: Cộng hoà và dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành c/s đối nội, đối ngoại phục vụ quyền lợi của g/c TS.
-Tăng cường xâm lược thuộc địa.
2. Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc:
a. Sự hình thành các tổ chức độc quyền:
-Tập trung sản xuất -> hình thành các công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế.
=> CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
b. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới:
-Nguyên nhân: Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng lên nhiều.
-Đến đầu thế kỷ 20 thế giới đã bị phân chia xong.
 4. Củng cố bài học:
 - Thảo luận đặc trưng chủ yếu của CNĐQ? Những mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn CNĐQ, kết quả những mâu thuẫn đó?
 5. Dặn dò:
 *Bài cũ:
 - Bài tập: Nêu và giải thích đặc điểm của các nước đế quốc.
 - Học bài cũ, làm các bài tập ở SBT của bài 6.
*Bài mới:
 - Tìm hiểu bài mới: Phong trào công nhân cuối thế kỷ 19 -đầu thế kỷ 20 dựa vào các câu hỏi sgk.
 - Tìm hiểu công lao, vai trò to lớn của Ăng Ghen và Lê Nin đối với phong trào.
 - Tìm hiểu tranh ảnh, tư liệu có liên quan bài học, tiểu sử Lê nin.
 Ngày soạn 2 thỏng 10 năm 2010 
Tiết12. Bài 7 	
 phong trào công nhân quốc tế
 cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
 A. mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu được:
 - Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, CNTB chuyển biến nhanh sang g/đ CNĐQ, mâu thuẩn gay gắt giữa g/c TS và g/c VS đã dẫn đến phong trào công nhân phát triển => Quốc tế thứ 2 thành lập.
 - P .Ăng Ghen và Lê Nin đóng góp công lao và vai trò to lớn đối với sự phát triển của phong trào.
 - Cuộc CM Nga 1905 -1917 , ý nghĩa và ảnh hưởng của nó.
 2. Tư tưởng:
 - Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giữa g/c VS và TS là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội.
 - Giáo dục tinh thần CM, tinh thần QTVS, lòng biết ơn đối với các lảnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của CMVS.
 3. Kĩ năng:
 - Tìm hiểu những nét cơ bản các khái niệm: Chủ nghĩa cơ hội, CMDCTS kiểu mới, Đảng kiểu mới.
 - Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn.
b. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Bài soạn. SGK, SBT, SGV, tài liệu tham khảo: LSTG cận đại.
 - Chuẩn bị bản đồ: Đế quốc Nga cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
 - Tìm hiểu tranh 34, 36 , tìm đọc tiểu sử của Lê Nin.
 - Sưu tầm 1 số tranh ảnh, lư liệu về cuộc đấu tranh của công nhân Si-Ca-Gô, Lê nin..
2. Chuẩn bị của HS:
 - Học bài cũ, hoàn thành các bài tập.
 - Tìm hiểu bài mới,dựa vào các câu hỏi SGK 
 - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc đấu tranh của công nhân Si-Ca-Gô, thuỷ thủ Pô Tem kin..
c. Tiến trình hoạt động.
 1. Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước đế quốc cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 là gì? Hãy cho biết quyền lực của các công ty độc quyền?
 3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
? Vì sao sau thất bại của Công Xã Pa Ri, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vào cuối thế kỷ 19?
( Mâu thuẫn giữa giai cấp VS và TS. Chủ nghĩa Mác đã xâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ của công nhân lên cao họ đã ti ... ầu thế kỷ 20: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đội Cấn, Nguyễn Tất Thành.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Dựa vào đâu Duy Tân hội chủ trương bạo động vũ trang giành độc lập? Em có suy nghĩ gì về chủ trương này?
 3. Bài mới. * Tiếp nối phong trào yêu nước theo xu hướng DCTS đầu thế kỷ 20, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào yêu nước tiếp tục phát triển & có những đặc điểm riêng biệt. Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Gv:Yêu cầu HS đọc SGK 
? Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở VN trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao có sự thay đổi đó?
-Hs: Tăng cường bắt lính. Diện tích trồng cây CN tăng , đẩy mạnh khai thác kim loại, bắt nhân dân mua công trái..Tất cả đều nhằm cung cấp cho chiến tranh.
? Mặt tích cực & tiêu cực của chính sách đó? (thảo luận).
Tích cực: Kinh tế VN khởi sắc, TS dân tộc có điều kiện vươn lên.
Tiêu cực: Lợi nhuận chỉ để cho Pháp dốc vào chiến tranh, nhân dân ta cnàg bần cùng hơn.
 => Về chính trị, văn hoá, Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn hòng ru ngủ nhân dân ta, lôi kéo tay sai.
=>Mâu thuẫn giai cấp & dân tộc càng sâu sắc, là nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu tranh trong thời kỳ chiến tranh TG thứ nhất.
- Gv:Hướng dẫn HS lập bảng thống kê:Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916), khởi nghĩa của binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).Theo mẫu:
1.Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
- Xã hội: Bắt lính, cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.
- Chính trị ,văn hoá: lừa bịp.
=>Mâu thuẫn giai cấp & dân tộc thêm sâu sắc.
2.Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917):
Hs lập bảng vào vở.
Các cuộc k/ nghĩa
Khởi nghĩa ở Huế.
Khởi nghĩa ở Thái Nguyên.
Nguyên nhân
Lãnh đạo.
Diễn biến chính.
Kết quả.
HS lập bảng, nhận xét ,gv hoàn chỉnh.
- Gv:Cho HS trình bày những hiểu biết của mình về quảng đời niên thiếu của Nguyễn tất Thành trước 1911, nhất là thời gian ở Huế & sự kiện 5-6-1911(HS chuẩn bị ở nhà).
? Mục đích của hcuyến đi?
-Hs:Tìm con đường cứu nước mới. Vì không tán thành đường lối của các bậc tiền bối.
? Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi?
- Chỉ được nơi đến trên lược đồ.
- Gv:Những hoạt động yêu nước của Ngừơi tuy chỉ bước đầu nhưng là ĐK quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
-Hs:Thảo luận: ? Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
(Nguyễn Tất Thành sang phương Tây tìm hiểu bí mật đằng sau những từ :Tự do, bình đẳng, bác ái. Người không đi theo con đường của các tiền bối, từ khảo sát thực tế, Người đúc rút kinh nghiệm rồi quyết định theo CN Mác -Lê Nin).
-Gv:Kết luận:Những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành đã mở ra chân trời mới cho CMVN. 
3. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
a.Tiểu sử & hoàn cảnh Nguyễn Tất Thành:
- Nguyễn tất Thành sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Gia đình & quê hương có truyền thống CM.
- CMVn đang bế tắc về đường lối.
b.Hoạt động:
- 5-6-1911 Nguyên Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Người đi qua nhiều nước.
- 1917 Người trở về Pháp tham gia các hoạt động yêu nước, có những chuyển biến trong tư tưởng.
4. Củng cố bài học:
- Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914-1918?
- Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Bài tập: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành; Ôn tập lại những kiến thức đã học từ 1858 đến đầu thế kỷ 20: Soạn những câu hỏi, lập bảng thống kê theo mẫu SGK.
 Ngày soạn 25 thỏng 4 năm 2011 
Tiết 51 
ÔNtập lịch sử việt nam từ năm 1858 đến năm 1918. 
A. Mục tiêu bài hoc
 1. kiến thức: Giúp Hs nắm được:
- Lịch sử dân tộc từ giữa thế kỷ 19 đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Tiến trình xâm lược của TD Pháp, cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối thế kỷ 19.
- Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến(1885-1896).
- Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20.
 2. Tư tưởng:
- Củng cố cho HS lòng yêu nước & ý chí căm thù giặc.
- Trân trọng sự hy sinh dũng cảm của các chí sĩ cách mạng tiền bối đấu tranh cho độc lập dân tộc.
 3. Kĩ năng:.
- Rèn luyện kĩ năng: Tổng hợp, phân tích, nhận xét, so sánh những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử.
- Biết tường thuật 1 sự kiện lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV &HS:
1. GV: - Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử VN Từ nam 1858 -1918.
 - Bản đồ VN.
 - Tranh ảnh có liên quan đến lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội VN giữa thế kỷ 19 đến trước 1918.
2. HS: - Học bài cũ, ôn tập lại những kiến thức đã học.
 - Hoàn thành các bài tập.
 - Chuẩn bị bài ôn tập, lập các bảng thống kê theo mẫu SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kết hợp ở phần ôn tập.
 3. Bài mới. * Trong HK2 chúng ta đã tìm hiểu lịch sử Việt nam từ 1858-1918. Trong bài này, chúng ta sẽ thống kê lại xem trong giai đoạn lịch sử đã học có những sự kiện chính nào cần phải chú ý, nội dung chính của giai đoạn này như thế nào.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Gv: Chia HS làm 3 nhóm, H/d HS mỗi nhóm lập 1 bảng thống kê sau:
- Nhóm 1: Quá trình xâm lược VN của thực dân Pháp & cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta:
- Nhóm 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương.
- Nhóm 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20:
- Gv: Sau khi HS lập bảng xong, gv dựa trên các bảng chuẩn bị sẵn, đặt câu hỏi cho HS trả lời nhằm cho HS nắm được những nội dung chính của LSVN từ năm 1858-1918.
? Vì sau TD Pháp xâm lược nước ta?
? Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của TD Pháp? Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỷ 19?
? Những nét chung về phong trào Cần Vương? Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20? 
? Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở VN đầu thế kỷ 20? 
? Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành, ý nghĩa của các hoạt động đó?
I.Những sự kiện chính:
Thời gian
Quá trình xâm lược
Cuộc đ/t của ND ta. 
Thời gian 
Sự kiện:
P/trào
Chủ trương
B/P đấu tranh
T/phần T/Gia
II. Những nội dung chủ yếu:
1. Pháp xâm lược Việt Nam.
2. Nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
3. Phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19.
4. Phong trào Cần Vương.
5. Những chuyển biến kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước VN đầu thế kỷ 20.
6. Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
III. HS làm bài tập thực hành:
- Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.
K/ nghĩa
Thời gian
Người l/đ
Địa bàn h/đ
N/n thất bại
ý nghĩa; bài học
- So sánh 2 xu hướng yêu nước của Phan Bội Châu & cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện,tác dụng ,hạn chế.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về Bác Hồ thời niên thiếu( đặc biệt thời gian ở Huế).
4. .Dặn dò , hướng dẫn:
- Ôn tập kỹ các kiến thức đã học , chuẩn bị kiểm tra HK 2:
+ Nắm kỹ thời gian những sự kiện lớn.
+ Phong trào kháng Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ 19 (Phong trào Cần Vương, phong trào Yên Thế).
+ Những chuyển biến của nước ta đầu thế kỷ 20,xu hướng yêu nước mới xuất hiện như thế nào.
 Ngày soạn 6 thỏng 5 năm 2011 
Tiết 52 Kiểm tra học kỳ II
A. Mục tiêu bài hoc
 1. kiến thức: 
 Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kì 2
 2. Tư tưởng:
- Có ý thức nghiêm túc, tự lập khi làm bài.
 3. Kĩ năng:.
- Rèn luyện kĩ năng: Tổng hợp, phân tích, nhận xét, so sánh những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Kĩ năng đánh giá và tự đánh giá bài làm của mình
B. Chuẩn bị của GV &HS:
1. GV: Đề ra, đáp án, biểu điểm.
2. HS: - Học bài cũ, ôn tập lại những kiến thức đã học.
 - Giấy kiểm tra.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định lớp:
 2. Bài mới. Kiểm tra. 
* Gv phát đề.
 I. đề ra:
Câu 1: Nêu những phong trào yêu nước đầu XX đến 1918 (Thời gian, tên phong trào, người lãnh đạo).
Câu 2: Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918.
Câu 3: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm Việt Nam có những chuyển biến như thế nào? Hãy trình bày những hiểu biết của em. 
II. đáp án, biểu điểm.
Câu 1: (2,5 điểm) Hs nêu được:Phong trào yêu nước đầu XX đến 1918
Thời gian
 Sự kiện
1905-1909
Hội Duy tân và phong trào Đông du-PBC
1907
Đông kinh nghĩa thục-Lương Văn Can,Nguyễn Quyền
1908
...Duy tân và chống thuế ở Trung kì-PCT
1912-1916
k/n nơ trang Lơng-Tây Nguyên 
1916
Vụ mưu k/n binh líng Huế...Vua Duy Tân...
1917
k/n binh lính Thái nguyên
1911-1918
Hoạt động của NAQ trong thời gian tìm đường cứu nước
Câu 2: (2,5 điểm): Hs neeu được 7 nội dung
1.Vì sao P xâm lược Việt nam?
2. Nguyên nhân nước ta trở thành nướcnửa thuộc địa nửa phong kiến.
- g/cPK không dám đứng về phía nhân dân kháng chiến
- Triều đình lạc hậu bảo thủ không chịu canh tân...tạo thực lực cho đất nước
->Việc mất nước từ không tất yếu trở thành tất yếu
3. Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân ta cuối XIX
- Phong trào phát triển rộng khắp, đông đảo nhân dân tham gia, gây cho P không ít khó khăn song đều bị đàn áp đẫm máu, phong trào còn mang nặng cốt cách PK => chứng tỏ...khủng hoảng, bế tắc đường lối, thiếu lãnh đạo và g/c tiên tiến.
4. Phong trào Cần Vương
...
Hạn chế: Ngọn cờ Cần Vương không đủ sức thuyết phục,phiêu lưu,mạo hiểm
5. Những chuyển biến quan trọng đầu XX
- Trào lưu tư tưởng dân chủ TS tràn vào ...
- Cuộc khai thác thuộc địa lần I->...phân hoá
- Các nhà nho yêu nước đi theo xu hướng dân chủ TS
6. Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu XX
- Cách mạng VN thay đổi từ tư tưởng PK sang xu hướng TS
- Hình thức đấu tranh phong phú,thành phần tham gia đông đảo 
7. Bước đường cứu nước của Nguyễn tất Thành
- Người thấy rõ sự khủng hoảng, bế tắc trong đường lối cứu nước
- Quyết tâm tìm đườngcứu nước mới
- Đi sang phương tây 
- Tự mình hoạt động, tìm hiểu và quyết định đi theo chân lí đúng dắn của chủ nghĩa Mác-Lê nin.
Câu 2: (5 điểm): 
 - Nêu được sự ảnh hưởng của chính sách đến xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục ...Việt Nam. (0,5 điểm)
 - Trình bày cụ thể ảnh hưởng đến xã hội, cụ thể là sự phân hoá sâu sắc các giai cấp cũ; Địa chủ pk, nông dân; Sự hình thành các giai cấp, tầng lớp mới: Công nhân, TTS, TS. Các thành thị ra đời... (2 điểm)
Trình bày cụ thể ảnh hưởng đến kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp.... (1.5 điểm)
 - Trình bày cụ thể ảnh hưởng đến văn hoá, giáo dục... (1 điểm)
* Gv thu bài, đánh giá ý thức giờ kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 ca nam.doc