Giáo án Lịch sử 6 tuần 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Giáo án Lịch sử 6 tuần 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA

Bài 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

I. Mục tiêu:

* Sau khi học xong học sinh cần nắm:

1.Kiến thức:

- Nước ta có quá trình lịch sử lâu đời, là một trong những quê hương của loài người

- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển dần từ người tối cổ đến người tinh khôn

- Thông qua sự quan sát các công cụ, giúp học sinh phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta.

2.Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tự hào dân tộc , nước ta có quá trình phát triển lịch sử lâu đời

- Biết trân trọng quá trình lao động của cha ông để cải tại con người, cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất.

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh biết quan sát tranh ảnh lịch sử, rút ra nhận xét và so sánh

II. Thiết bị dạy học:

- Một sô tranh ảnh về đồ dùng thời nguyên thủy ở nước ta

- Mô hình 1 số công cụ bằng đá của người nguyên thủy

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/10/11 Tuần 8 tiết 8
Ngày dạy:13/10/11 
PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
Bài 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
* Sau khi học xong học sinh cần nắm:
1.Kiến thức:
- Nước ta có quá trình lịch sử lâu đời, là một trong những quê hương của loài người
- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển dần từ người tối cổ đến người tinh khôn
- Thông qua sự quan sát các công cụ, giúp học sinh phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta.
2.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tự hào dân tộc , nước ta có quá trình phát triển lịch sử lâu đời
- Biết trân trọng quá trình lao động của cha ông để cải tại con người, cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất.
3.Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh biết quan sát tranh ảnh lịch sử, rút ra nhận xét và so sánh 
II. Thiết bị dạy học:
- Một sô tranh ảnh về đồ dùng thời nguyên thủy ở nước ta
- Mô hình 1 số công cụ bằng đá của người nguyên thủy 
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Giới thiệu bài mới:
	Chúng ta đã học về lịch sử thế giới cổ đại, sự hình thành 1 số quốc gia lớn thời cổ đại, nươc ta cũng có một thời kỳ phát triển từ thời nguyên thủy đến xã hội cổ đại, để tìm hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 8.
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Học sinh biết được những dấu vết đầu tiên của người nguyên thủy ở nước ta.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần 1 trong sách giáo khoa 
Giáo viên dùng bản đồ giới thiệu sơ qua cảnh quan của 1 số vùng có liên quan 
H: Nước ta xưa kia là một vùng đất như thế nào?
(nước ta xưa kia là một vùng rừng rậm rạp, nhiều hang động, sông suối, vùng ven biển dài, khí hậu hai mùa nóng lạnh rõ rệt, thuận lợi cho con người và sinh vật sinh sống
H: Tại sao thực trạng cảnh quan đó lại rất cần thiết đối với người nguyên thủy?
(vì họ sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên)
H: người tối cổ là người như thế nào? 
(cách đây khoảng 4 đến 5 triệu năm 1 loài vượn cổ đã từ trên cây chuyển xuống đất kiếm ăn, biết dùng những hòn đá để ghè vào nhau thành những mảnh tước đá để đào bới thhức ăn, đó là mốc đánh dấu người tối cổ ra đời. Họ sống thành từng bầy trong các hang động, sống bằng hái lượm và săn bắn, cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên)
H: Di tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam?
Giáo viên giải thích: Răng này vừa có đặc điểm răng người, vì họ còn ăn sống nuốt tươi. Giáo viên giới thiệu hình 18, 19 sách giáo khoa
H: Ngoài phát hiện ra hài cốt và răng người tối cổ ở Lạng Sơn, người tối cổ còn sinh sống trên địa phương nào nữa?
H: Nhìn trên lược đồ trang 26 em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta?
(người tối cổ sinh sống trên mọi miền đất nước ta, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)
Hoạt động 2:Biết được cuộc sống giai đoạn đầu của người tối cổ. 
H: Người tối cổ trở thành người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước Việt Nam?
H: Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở đâu?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Cuộc sống của người tinh khôn như thế nào?
H: Nhìn vào hình 19 và 20 em hãy so sánh 2 công cụ này?
(hình 19 là rìu đá ghè đẽo thô sơ còn hình 20 là rìu làm từ những hòn cuội ghè đẽo tinh xảo, gọn rõ hình thù sắc bén hơn)
Hoạt động 3:Biết giai đoạn phát triển của người tinh khôn.
Giáo viên đưa mô hình cho học sinh quan sát về những công cụ đá được phục chế
H: Công cụ của người tinh khôn có gì mới?
H: Những dấu tích của người tinh khôn đã được tìm thấy ở đâu?
(Giáo viên giải thích thêm: bằng phương pháp hiện đại phóng xạ cácbon người ta đã xác định người tinh khôn nguyên thủy sống cách đây 10.000 à 4000 năm)
H: Trong chế tác công cụ họ có gì tiến bộ?
H: Quan sát hình 21, 22, 23 sách giáo khoa em có nhận xét gì?
(các công cụ đá phong phú đa dạng hơn, hình thù gọn hơn, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc bén, tay cầm của rìu ngày càng được cải tiến cho dễ cầm hơn, cuộc sống ổn định và cải thiện hơn)
H: Theo em giai đoạn này có gì mới?
(xuất hiện các loại hình công cụ mới đặc biệt là đồ gốm)
H: Tại sao lại có sự tiến bộ đó? Giái trị cải sự tiến bộ đó là gì?
Giáo viên giải thích câu nói của Bác Hồ ở cuối bài “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
người Việt Nam phải biết lịch sử Việt Nam, biết rõ quá trình phát triển của các giai đoạn để hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ sống với hiện tại tươi đẹp và hướng tới tương lai rực rỡ ở phía trươc)
1) Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Việt Nam là nơi đã có dấu tích của người tối cổ sinh sống
- Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Bình Gia – Lạng Sơn). Người ta đã tìm thấy những chiếc răng của người tối cổ
- Ở Núi Đọ (Thanh Hóa). Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ
- Việt Nam là 1 trong những quê hương của loài người
2) Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống như thế nào? 
- Cách đây 2 đến 3 vạn năm người tối cổ dần trở thành người tinh khôn
- Di tích được tìm thấy ở Sơn Vi, mài đá ngườm và nhiều nới khác ở Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An
- Họ cải tiến công cụ lao động à nguồn thức ăn nhiều hơn
3) Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới?
- Họ sống ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bâu Tró (Quảng Bình)
- Công cụ lao động phong phú, đa dạng, hình thù gọn, biếtmài lưỡi sắc bén, tay cầm được cải tiến
- Xuất hiện đồ gốm 
IV. Củng cố:
Giáo viên dùng phiếu học tập để củng cố kiến thức cho học sinh 
* Nối thời gian hình thành và người sống tương ứng
Cột A
Cột B
Người tối cổ
Người tinh khôn
Cách đây 30 – 40 vạn năm
Cách đây 4 – 3 vạn năm
Cách đây 50 – 40 vạn năm
Cách đây 3 – 2 vạn năm
H: Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo 
V. Dặn dị: 
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa 
- Làm bài tập trong sách bài tập 
- Tìm hiểu về đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam 

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 8.doc