Giáo án Lịch sử 6 tuần 4: Các quốc gia cổ đại phương đông

Giáo án Lịch sử 6 tuần 4: Các quốc gia cổ đại phương đông

Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

* Sau khi học xong học sinh cần nắm:

- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời

- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên.

2.Kĩ năng:

. Quan sát tranh ảnh hiện vật rút ra những nhận xét cần thiết

3.Thái độ:

Hs thấy được xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội về nhà nước chuyên chế.

II. Thiết bị dạy học:

- Hình 10 trang 14 sgk phóng to hoặc bản đồ các quốc gia phương đông cổ đại

- Một số tư liệu thành văn về Trung Quốc, Ấn Độ (nếu có)

* Phương pháp- ktdh: Vấn đáp, thảo luận nhóm, 1 phút.

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

H? Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?

H? Tác dụng của kim loại đối với cuộc sống con người?

Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 4: Các quốc gia cổ đại phương đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12/9/11 Tuần 4 tiết 4
Ngày dạy: 15/9/11
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. Mục tiêu:
1.Kiêến thức: 
* Sau khi học xong học sinh cần nắm:
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời
- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên.
2.Kĩ năng:
. Quan sát tranh ảnh hiện vật rút ra những nhận xét cần thiết
3.Thái độ:
Hs thấy được xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội về nhà nước chuyên chế.
II. Thiết bị dạy học:
- Hình 10 trang 14 sgk phóng to hoặc bản đồ các quốc gia phương đông cổ đại
- Một số tư liệu thành văn về Trung Quốc, Ấn Độ (nếu có)
* Phương pháp- ktdh: Vấn đáp, thảo luận nhĩm, 1 phút.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
H? Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?
H? Tác dụng của kim loại đối với cuộc sống con người?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới:
	Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã và bắt đầu hình thành nên xã hội có giai cấp, xã hội cũng bắt đầu xuất hiện một số quốc gia để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 4
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Học sinh biết đươc sự hình thành của các quốc gia cổ đại Phương Đông
	Giáo viên dùng lược đồ các quốc gia cổ đại phương đông hoặc hình 10 sách giáo khoa giới thiệu cho học sinh về các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc 
(các quốc gia cổ đại phương đông đều được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, đất trồng trọt là đất phù sa rất màu mỡ và mềm, xốp, dễ canh tác cho năng suất cao, nước tưới nay đủ quanh năm)
	Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 8 trong sách giáo khoa 
H? Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập?
(hình trên người dân đang đập lúa, dưới gặt lúa và gánh lúa)
H? Nền kinh tế chính của các quốc gia này là gì? (trồng lúa)
H? Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất người nông dân đã phải làm gì?
(họ đắp đê, làm thủy lợi)
H? Khi sản xuất phát triển, lúa nhiều, của cải dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng gì?
(xã hội xuất hiện tư hữu, có sự phân biệt giàu nghèo, xã hội phân chia giai cấp à nhà nước ra đời)
Hoạt động 2: Biết đươc những tầng lớp trong xã hội cổ đại Phương Đông
	Giáo viên cho học sinh sinh hoạt theo nhóm qua các câu hỏi và học sinh dựa vào kênh chữ trong sách giáo khoa để trả lời 
Nhóm 1: kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì? Ai là người tạo ra cửa cải vật chất cho xã hội?
Nhóm 2: Nông dân họ canh tác như thế nào? 
Nhóm 3: Đời sống của nô lệ như thế nào? Họ đã làm gì khi bị áp bức?
Nhóm 4: Khi nô lệ nổi dậy, giai cấp thống trị đã làm gì để ổn định xã hội?
(đàn áp dân chúng và cho ra đời bộ luật khắc nghiệt điển hình là luật Hammurabi)
	Đại diện các nhóm trình bày, giáo viên bổ sung và ghi bảng 
Hoạt động 3: Biết đươc bộ máy nhà nước cổ đại Phương Đông
H? Để cai trị đất nước, tầng lớp quý tộc đã làm gì?
(lập ra bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, vua có quyền cao nhất)
H? Đứng sau vua là tầng lớp nào? Họ làm những công việc gì? 
(là những quý tộc, họ lo việc thu thuế, xây dựng đền tháp, cung điện và chỉ huy quân đội)
GV: Giải thích thêm
Ở Trung Quốc vua gọi là Thiên Tử (con trời)
Ở Ai Cập vua gọi là Pharaôn (ngôi nhà lớn)
Ở Lưỡng Hà vua gọi là Ensi (người đứng đầu)
1) Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ
- Các quốc gia đều được hình thành ở lưu vực những con sông lớn
- Đất đai màu mỡ, phì nhiêu và đủ nước tưới quanh năm
- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên à những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người
2) Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Gồm 2 tầng lớp
+ Thống trị: Quý tộc (vua, quan)
+ Bị trị: Nông dân và nô lệ
- Luật Hammurabi là bộ luật đầu tiên xuất hiện ở các quốc gia cổ đại phương Đông à bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
3) Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
Sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đông
Quý tộc (quan lại)
Nô lệ
Nông dân
Vua
IV. Củng cố :
H? Em hãy kể tên 1 số quốc gia cổ đại phương Đông?
H? Xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp? Kể tên các tầng lớp đó?
H? Vua của các quốc gia cổ đại phương Đông có quyền hành như thế nào? 
V.Dặn dị: 
- Về nhà học bài, trải lời những câu hỏi cuối bài
- Sưu tầm các hình ảnh về những công trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông
- Tìm hiểu các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện như thế nào? Có những giai cấp nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 4.doc