Giáo án Mĩ thuật 9 cả năm

Giáo án Mĩ thuật 9 cả năm

Tiết 1.Bài 1: Thuờng thức mĩ thuật.

SƠ L¬ƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN

(1802 -1945)

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức:

 - HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử và mĩ thuật thời Nguyễn

 - Có một số hiểu biết về kinh đô Huế thông qua:

 + Nghệ thuật kiến trúc.

 + Nghệ thuật điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ.

 2. Kỹ năng:

 - Trình bày được nét tổng quát về đặc điểm mĩ thuật thời Nguyễn.

 - Trình bày được những nét chính về kiến trúc kinh đô Huế.

 + Kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, luôn kết hợp với trang trí.

 + Có kết cấu tổng thể chặt chẽ.

- Trình bày được một số nét về nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ và đồ hoạ.

 + Kế thừa truyền thống nghệ thuật dân tộc, bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu ( nghệ thuật Pháp)

 + Nhớ được một số hiện tượng, tranh vẽ giới thiệu trong bài.

 + Nhớ được năm và địa điểm thành lập Trường Mĩ thuật Đông Dương.

 3. Thái độ:

 - Học sinh có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật trân trọng và yêu quý di tích lịch sử, văn hóa của quê hư¬ơng.

 

doc 61 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 9 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/8/2012 
Ngày dạy: 21/8/2012
Ngày dạy: 22/8/2012
Dạy lớp: 9A
Dạy lớp: 9B
Tiết 1.Bài 1: Thuờng thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN
(1802 -1945)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: 
 - HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử và mĩ thuật thời Nguyễn
 - Có một số hiểu biết về kinh đô Huế thông qua:
 + Nghệ thuật kiến trúc.
 + Nghệ thuật điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ.
 2. Kỹ năng: 
 - Trình bày được nét tổng quát về đặc điểm mĩ thuật thời Nguyễn.
 - Trình bày được những nét chính về kiến trúc kinh đô Huế.
 + Kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, luôn kết hợp với trang trí.
 + Có kết cấu tổng thể chặt chẽ.
- Trình bày được một số nét về nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ và đồ hoạ.
 + Kế thừa truyền thống nghệ thuật dân tộc, bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu ( nghệ thuật Pháp)
 + Nhớ được một số hiện tượng, tranh vẽ giới thiệu trong bài.
 + Nhớ được năm và địa điểm thành lập Trường Mĩ thuật Đông Dương. 
 3. Thái độ: 
 - Học sinh có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật trân trọng và yêu quý di tích lịch sử, văn hóa của quê hương.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 1. Giáo viên: 
 - Nghiên cứu Sách giáo khoa – Sách Giáo viên tham khảo tài liệu.
 - Tranh ảnh giới thiệu của mĩ thuật thời Nguyễn
 - Ảnh chụp các công trình kiến trúc cố đô Huế.
 2. Học sinh:
 - Sách giáo khoa
 - Sưu tầm các bài viết tranh ảnh có liên quan tới mĩ thuật thời Nguyễn.
III. Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra bài cũ (2’)
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng cho môn học)
 * Đặt vấn đề: (1’)
 MT thời Lý Trần Lê qua đi để lại cho nền MT Việt Nam những công trình Kiến trúc , điêu khắc vô cùng quý giá. Tiếp đó, MT thời Nguyễn đã mở ra một phương hướng cho nền mĩ thuật VN bằng cách tiếp xúc với nghệ thuật châu Âu sáng tạo ra một nền nghệ thuật mới mang lại một nền nghệ thuật mới. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
?
GV
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
GV
HS
GV
?
HS
GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn.
Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn.?
Nhưng do chính sách “bế quan toả cảng” ít giao thiệp với các nước bên ngoài làm cho đất nước chậm phát triển nên đã dẫn đến nguy cơ mất nước vào tay thực dân Pháp
- Nhà Nguyễn là một triều đại cuối cùng của chế độ thực dân phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dang phong phú còn để lại kho tàng văn hóa dân tộc một số lượng công trình và tác phẩm đáng kể.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn.
Chia 2 nhóm thảo luận theo câu hỏi.
Chia nhóm thảo luận.
Qua xem hình ảnh bài 1, trang 54 Sách giáo khoa . Em hãy cho biết thời Nguyễn có những loại hình nghệ thuật nào? 
Kiến trúc, điêu khắc, đồ họa, hội họa.
Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào?
Đa dạng, phong phú có nhiều công trình kiến trúc quy mô to lớn.
 Nhà Nguyễn dời kinh đô vào Huế xây dựng kinh đô mới, vì thế kiến trúc cung đình Huế là tiêu biểu cho kiến trúc thời Nguyễn.
Cho học sinh xem ảnh chụp về kinh thành Huế và giới thiệu:
+ Thành có mời cửa chính ra vào, bên trên cửa thành xây vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng.
+ Nằm giữa kinh thành Huế là hoàng thành.
+ Cửa chính vào hoàng thành là Ngọ Môn.
+ Tiếp đến là hồ thái dịch
- Lăng tẩm là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao được xây dựng theo sở thích của các vua.
- Những lăng tẩm nổi tiếng: Lăng gia long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định.
 Kiến trúc cung đình Huế có những nét gì đặc trưng?
Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh chụp (trang 156 Sách giáo khoa) nghiên cứu thông tin trong Sách giáo khoa
Điêu khắc thường gắn liền với loại hình nghệ thuật nào?
Nghệ thuật kiến trúc
Các tác phẩm điêu khắc làm bằng chất liệu gì? Đá, đồng, gỗ
Điêu khắc thời kỳ này có những đặc điểm gì nổi bật?
Những con nghê cửu đỉnh đúc bằng đồng chạm khắc trên cột đá ở lăng Khải Định. Tượng người và các con vật như voi, ngựa bằng chất liệu đá và xi măng
Ngoài ra điêu khắc Phật Giáo vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của khuynh hướng dân gian làng xã
Em hiểu thế nào là đồ họa?
Là những sản phẩm, tranh vẽ được khắc lên gỗ.
 Đồ họa thời Nguyễn phát triển như thế nào?
Hướng dẫn học sinh xem tranh trang 58.59 Sách giáo khoa 
Xem tranh.
Mĩ thuật Viêt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nằm trong quá trình chuyển biến phân hóa quan trọng. Giai đoạn này có một họa sĩ duy nhất của Việt Nam được đào tạo tại Pháp là Lê Văn Miến. Ông còn để lại một vài tác phẩm sơn dầu với lối vẽ tỉ mỉ theo xu hướng hiện thực.
- Đặc biệt là việc thành lập trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương năm 1925 đã mở hướng đi mới cho các họa sĩ Việt Nam.
Các họa sĩ Việt Nam đã tiếp thu kiến thức hội họa phương Tây song biết chắt lọc gạt bỏ những yếu tố lai căng pha tạp để tạo nên phong cách hội họa hiện đại mang bản sắc dân tộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Nguyễn:
 Nêu đặc điểm của MT thời Nguyễn?
Trả lời.
Nhận xét, bổ xung.
I- Vài nét về bối cảnh lịch sử. (7’)
- Nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô.
- Đề cao tư tưởng nho giáo cải cách nông nghiệp
II- Một số thành tựu về mĩ thuật. (25’)
1. Kiến trúc kinh đô Huế
- Kinh thành Huế nằm bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn
- Gồm hoàng thành, các cung điện lăng tẩm.
- Yếu tố thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng đã tạo nên nét đặc trưng riêng của kiến trúc kinh thành Huế.
- Được UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới
2. Điêu khắc đồ họa và hội họa
a. Điêu khắc.
- Mang tính tượng trưng cao
- Các pho tượng tiêu biểu: Tượng hộ pháp, kim cương, tượng La Hán và các tượng Thánh Mẫu.
b. Đồ họa và hội họa
* Đồ họa
- Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh
- Bộ tranh “Bách khoa thư văn hóa vật chất của Việt Nam” là một tập hợp hơn 4000 bức vẽ.
* Hội họa
- Đã có sự tiếp súc với hội hoạ châu Âu
III- Một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn. (5’)
- Kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, luôn kết hợp với nghệ thuật trang trí và có kết cấu tổng thể chặt chẽ.
- Điêu khắc và đồ hoạ phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc và bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu.
3. Củng cố, luyện tập: (4’)
? Bối cảnh lịch sử XH thời Nguyễn ? 
? Công trình kiến trúc cố đô có gì đặc biệt ?
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em trả lời tốt , động viên những em trả lời chưa tốt.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Yêu cầu học sinh học bài kết hợp Sách giáo khoa vở ghi
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên sách báo có liên quan tới mĩ thuật thời Nguyễn.
- Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh tĩnh vật, chuẩn bị chì, tẩy, màu vẽ.
*********************************************************************
Ngày soạn:26/8/2012 
Ngày dạy: 28/8/2012 
Ngày dạy: 29/8/2012 
Dạy lớp: 9A
Dạy lớp: 9B
Tiết 2. Bài 2: Vẽ theo mẫu
TĨNH VẬT
( Lọ, hoa và quả - Vẽ hình )
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức: 
 - Hiểu hơn vẻ đẹp của đồ vật, hoa quả lựa chọn làm mẫu vẽ.
 - Củng cố và nâng cao hơn kiến thức cơ bản trong vẽ tĩnh vật.
2.Kĩ năng:
 - Nâng cao hơn cách bày mẫu vẽ tĩnh vật với các đồ vật hoa quả.( to nhỏ khác nhau; có vật chính, vật phụ; có vật trước vật sau.)
 - Biết chủ động hơn cách lựa chọn và sắp xếp bố cục mẫu vẽ hợp lý, thuận mắt trong giấy vẽ.
 - Vẽ được hình sát với hình của mẫu.
3. Thái độ:
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
 - Mẫu vẽ.
 - Hình gợi ý cách vẽ.. 
 - Tranh mẫu.
2. Học sinh:
 - Mẫu vẽ. 
 - Đồ dùng học tập bộ môn. 
III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ (4’)
 * Câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Nguyễn?
 * Đáp án:
- Kiến trúc: Hài hoà với thiên nhiên, Kết hợp với nghệ thuật trang trí và có kết cấu tổng thể chặt chẽ.
- Điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ: Phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc và bước đầu tiếp thu nghệ thuật Châu Âu .
 * Đặt vấn đề: (1’) 
 Thiên nhiên tươi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các hoạ sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của các loại hoa và quả đã có rất nhiều hoạ sĩ đã vẽ lên những bức tranh tĩnh vật lọ hoa và quả thật đẹp. Vậy các em có muốn vẽ được một bức tranh lọ hoa và quả thật đẹp không? Hôm nay chúng ta cùng nhau vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả.
 2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
GV
GV
GV
HS
GV
GV
HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
Cho HS quan sát tranh tĩnh vật của hoạ sĩ.
 Em hiểu thế nào là tranh tĩnh vật?
Là loại tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh, được người vẽ chọn lọc, sắp xếp để tạo nên vẻ đẹp theo cảm nhận riêng.
Tranh tĩnh vật thường vẽ những gì?
 Lọ, hoa, quả và các đồ vật trong gia đình...
Chất liệu tranh tĩnh vật?
Chì than, màu nước, màu bột, sáp màu, sơn dầu, sơn mài, lụa...
 Giới thiệu tranh và ảnh tĩnh vật để HS so sánh.
 ảnh chụp và tranh tĩnh vật khác nhau như thế nào?
Ảnh chụp.
Tranh vẽ. 
Bày mẫu cho HS quan sát.
Mẫu vẽ gồm những gì?
Lọ, hoa quả.
Các vật mẫu được sắp xếp như thế nào? Vật nào gần? Vật nào xa?
Trả lời theo mẫu vẽ.
Khung hình chung của mẫu vẽ?
Khung hình riêng của từng vật mẫu?
Lọ: Hình chữ nhật đứng.
Quả: Hình(Vuông, chữ nhật đứng-Ngang).
Hoa: Đa giác.
So sánh tỉ lệ chiều cao - ngang của từng phần, tỉ lệ các phần so với nhau?
So sánh theo vị trí ngồi.
Độ đậm nhạt của lọ, hoa, quả so với nhau và so với nền?
Trả lời.
Kết luận: Để vẽ được bức tranh tĩnh vật đẹp, trước khi vẽ cần quan sát kĩ mẫu vẽ từ tổng thể đến chi tiết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
Yêu cầu HS quan sát và nhận xét để HS nắm được đặc điểm, hình dáng chung của mẫu rồi mới vẽ.
Phác khung hình chung như thế nào?
Trả lời.
- Vẽ phác khung hình vào giữa trang giấy, cân đối.
- Ước lệ tỉ lệ của lọ, hoa, quả và vẽ phác hình bằng nét thẳng mờ ta được khung hình riêng.
Bước tiếp theo ta phải làm gì?
Tìm kích thước của thân, miệng, đáy lọ; Kích thước của từng bông hoa, nhóm lá quả.
Quan sát, so sánh, điều chỉnh tỉ lệ của mẫu vẽ rồi vẽ chi tiết.
 Lưu ý: + Nét vẽ cần có đậm nhạt để hình vẽ sinh động.
 + Khi sửu hình có thể lược bỏ bớt chi tiết rườm rà không cần thiết để bài vẽ có trọng tâm, đơn giản và đẹp.
Cho HS xem một số bài vẽ đẹp.
 - Bài đẹp.
 - Bài đơn giản hình, rườm rà.
 - Bài nét vẽ cứng, thô...
Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vẽ bài
Yêu cầu HS vẽ ra giấy.
 -Nhắc HS bố cục theo chiều ngang hay dọc phụ thuộc vào khung hình chung của mẫu
 Quan sát, bổ sung. Nhắc nhở HS, khuyến khích, động viên HS. 
Độc lập làm bài.
I. Qu ... g: 
+ Nhật Bản và một số quốc gia ở Châu Á cũng nằm trong khu vực được coi là những cái nôi của văn minh nhân loại.
+ Các nước Châu Á đóng góp cho nhân loại nhiều công trình mĩ thuật nổi tiếng.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật của một số nước châu Á
 Cho biết vị trí địa lí của ấn Độ? Nền văn minh của ấn Độ?
Trả lời nội dung SGK.
 Đặc điểm về tôn giáo của Ấn Độ?
 Các công trình mĩ thuật phát triển như thế nào?
 Phát triển gắn liền với tôn giáo.
- Bổ sung: 
+ Bộ kinh Vê - Đa nổi tiếng của người ấn Độ cổ cho rằng chính thần thánh là nơi bắt nguồn của nghệ thuật. Điều này chi phối tư tưởng văn hoá truyền thống và thẩm mĩ của người ấn Độ.
+ Mĩ thuật ấn Độ trải qua năm giai đoạn phát triển: Nền văn hoá Sông ấn.
 Nền văn hoá ấn Âu.
 Văn hoá Trung Cổ.
 Văn hoá ấn Độ Hồi giáo.
 Văn hoá ấn Độ hiện đại.
 Đã sản sinh ra nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gồn kiến trúc cung đình và tôn giáo. Đó là các chùa ở hang A - Giăng - Ta, Cai- La- Sa... Vừa đồ sộ về kiến trúc, vừa tinh tế về trang trí với những tượng thần và hoa văn rất đẹp. Ngoài ra các cung điện lộng lẫy của các triều đại vua chúa cũng được xây dựng khá nhiều.
 Kể tên một số công trình mĩ thuật? Đôi nét về công trình đó?
- Các công trình này không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn nổi tiếng bởi những tác phẩm điêu khắc và hội hoạ.
 Kết luận: Mĩ thuật ấn Độ để lại nhiều công trình, tác phẩm nổi tiếng, Đó là một nền mĩ thuật dân tộc giàu bản sắc, phong phú và đa dạng.
 Vị trí địa lí và dân số của Trung Quốc?
 Là đất nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nền văn hoá phát triển rất sớm.
 Mĩ thuật Trung Quốc ảnh hưởng của tư tưởng nào?
 Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. ảnh hưởng đến cách nhìn, cách nghĩ, cách sống của người Trung Quốc.
 Kể tên công trình kiến trúc mà em biết?
- Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp đất nước nổi bật là kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và lăng mộ. Những công trình như: Cố cung, Thiên An Mô, Di Hoà Viên, lăng vua Minh Thành tổ... ở các khu vợc Bắc Kinh là những công trình đồ sộ, nguy nga, tráng lệ; Đặc biệt là Vạn Lí Trường Thành - Một công trình kì vĩ có một không hai được xây dựng từ thế kỉ III TCN và còn tồn tại đến ngày nay là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc.
 Cho biết đôi nét về hội hoạ Trung Quốc? 
Trả lời nội dung SGK.
- Giới thiệu: Ngoài ra có những bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên lụa, trên giấy lấy đề tài từ chất phật giáo hoặc các nhân vật nổi tiếng, như bức tranh “ Dương Quý Phi tắm xong”, “ Phu nhân nước Quắc đi chơi”...
- Giới thiệu: Tranh thuỷ mặc lấy cảnh vật làm đối tượng chủ đạo của hai yếu tố chính là núi và nước để diễn tả đã tạo nên một phong cách độc đáo của hội hoạ Trung Quốc. Bên cạnh lối vẽ công phu tỉ mỉ và hoàn thiện lại có lối vẽ phóng khoáng, linh hoạt thường được các hoạ sĩ thực hiện trong lúc xuất thần – Hai lối vẽ này được coi là “ Quốc hoạ” .
 Hoạ sĩ nào thành công theo lối vẽ này? Ông được UNESSCO công nhận gì?
Trả lời nội dung SGK.
Kết luận: Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của thế giới cổ đại, Mĩ thuật Trung Quốc giàu chất triết lí Á Đông, có tính tượng trưng cao và mang đậm đà bản sắc dân tộc. Mĩ thuật Trung Quốc có ảnh hưởng tới nhiều nước trong khu vực.
 Vị trí địa lí của Nhật Bản?
 Là một quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía Đông lục địa Châu Á.
 Nhật Bản không có bình nguyên mênh mông như ở Trung Quốc hoặc những mùa nắng mưa khốc liệt như ở ấn Độ nhưng thiên nhiên Nhật Bản rất khắc nghiệt với động đất, núi lửa, giá lạnh...Ngọn núi coa nhất của Nhật Bản là núi Phú Sĩ .
 Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của Nhật Bản?
trả lời nội dung SGK.
 Kiến trúc Nhật Bản có đặc điểm gì?
Trả lời.
- Kiến trúc nguyên thuỷ theo tinh thần đạo, thường nguyên sơ ít gia công chạm trổ hoặc trau truốt, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phật giáo Trung Quốc, Kiến trúc phật giáo hài hoà với cảnh trí thiên nhiên để tâm hồn con người hoà đồng với thiên nhiên.
 Hội hoạ phát triển gắn với đạo gì? Tiếp tu nghệ thuật nước nào? 
Trả lời nội dung SGK.
- Giống như Trung Quốc, người Nhật Bản cũng coi chữ viết là một nghệ thuật, nên đã hình thành nghệ thuật thư pháp với những phong cách sáng tạo riêng của mỗi người viết.
Cho biết đôi nét về tranh khắc gỗ màu? Không diễn tả theo lối hiện thực mà chú ý nhiều đến những yếu tố trang trí, ước lệ thể hiện ở bố cục, đường nét, màu sắc.
- Kết luận: Ngày nay, mặc dù nền khoa học kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản đã phát triển rất cao, song trong tranh khắc gỗ vẫn là niềm tự hào của nhân dân Nhật Bản. Tranh khắc gỗ Nhật Bản có phongcách thể hiện rất riêng biệt và mang đậm bản sắc dân tộc.
Lào và Cam -Pu- Chia là hai đất nước nằm ở khu vực Đông Nam Á.
 Xây dựng năm bao nhiêu?
- Giới thiệu: Theo truyền thuyết của Lào, vào thế kỉ III TCN tháp Thạt Luổng được xây dựng để cất xá lị phật. Đến năm 1566 vua Xet - Thả- Thi- Lạt cho xây dựng lại. Đây là công trình kiến trúc phật giáo tiêu biểu của nước Lào.
 Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc chính của chùa Thạt Luổng, là một trong những tháp phật giáo tiêu biểu, độc đáo và mang bản sắc riêng của dân tộc Lào.
 Hội Thạt Luổng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm.
 Cho biết đôi nét về tháp Thạt Luổng? 
Trả lời nội dung SGK.
- Đối với lịch sở Cam - Pu- Chia, cái tên Ăng - Co Thom chỉ là một thời kì lịch sử kéo dài khoảng 5 thế kỉ . Đây là thời kì huy hoàng trong lịch sử nghệ thuật của dân tộc Cam - Pu- Chia.
 Cho biết hiểu biết của em về Ăng - Co Thom?
Công trình được cách điệu cao, xây dựng theo một kết cấu hết sức tự do, bay bổng, ấn tượng nổi bật ở ngôi đền là 54 ngọn tháp, chóp tháp là tượng phật 4 mặt, mỗi mặt mang một nụ cười khác nhau. Gọi là “ nụ cười Baynon” .
Kết luận: Với đất nước Cam - Pu- Chia, Ăng - Co Thom mãi là niềm tự hào của dân tộc.
I. Vài nét khái quát (10’)
II. Vài nét về mĩ thuật của một số nước Châu Á (26’)
1, Mĩ thuật Ấn Độ
- Ấn Độ: ở Nam á.
- Là quốc gia có nhiều tôn giáo.
- Công trình: Đền thờ thâng mặt trời, Thần Si - Va, Thánh tích Ma - Ha- Ba Li Pu- Ram.
2, Mĩ thuật Trung Quốc
- Kiến trúc: Công trình Vạn Lí Trường Thành, Cố cung, Di Hoà Viên...
- Hội hoạ: Nổi tiếng.
+ Tranh bích hoạ.
+ Tranh lụa.
+ Tranh thuỷ mặc: Được coi là “ Quốc hoạ”.
3, Mĩ thuật Nhật Bản
- Kiến trúc: Hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên.
- Hội hoạ và đồ hoạ:
* Hội hoạ.
+ Phát triển nghệ thuật: Bich hoạ, chữ viết.
*Đồ hoạ.
Nổi tiếng tranh khắc gỗ màu.
4, Các công trình kiến trúc cuả Lào và Cam - Pu- Chia
* Thạt Luổng .
- Xây dựng 1566.
- Ăng - Co Thom .
- Thuộc loại công trình kiến trúc “ Đền núi”.
 3. Củng cố, luyện tập: (7’)
 Nêu những hiểu biết của em về mĩ thuật: ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam- Pu- Chia?
HS: Trả lời .
GV: Kết luận chung
 Nhận xét tiết học. 
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) 
 - Học và nghiên cứu nội dung bài.
 - Vẽ một bức tranh theo ý thích.
*********************************************************************
Ngày soạn: 21/12/2010 Ngày dạy: 21/12/2010 Dạy lớp : 9B
 Ngày dạy: 22/12/2010 Dạy lớp : 9A
 Tiết 18
 Bài 17: Vẽ trang trí
VẼ BIỂU TRƯNG
 I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
- HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của biểu trưng.
 2. Kĩ năng
- HS biết cách vẽ được biểu trưng đơn giản về trường học.
 3. Thái độ
- HS thấy được giá trị của biểu trưng trong cuộc sống.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1, Giáo viên
 - Bài hướng dẫn cách vẽ.
- Tranh, ảnh về biểu trưng.
- Bài mẫu: GV, HS .
 2, Học sinh
- Đồ dùng học tập bộ môn. 
 III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ 
 Không kiểm tra
 * Đặt vấn đề (1’)
 Biểu trưng là hình ảnh tượng trưng của một đơn vị, đoàn thể. Vậy làm thế nào để vẽ đ ược biểu trưng, ta tìm hiểu bài hôm nay.
 2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
GV
?
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
 Cho HS xem biểu trưng.
 Theo em hiểu biểu trưng là gì?
 Trả lời.
Giới thiệu VD ở biểu trưng.
 Trong biểu trưng có nội dung gì? Nội dung đó phải đảm bảo yêu cầu gì?
 Hình ảnh biểu trưng của phụ nữ Việt Nam là gì?
 + Chữ: PNVN
 + Hình ảnh: Con chim bồ câu trắng, lá xanh, hành tinh.
 Biểu trưng của giáo dục?
 + Chữ: GD.
 + Hình ảnh: Quyển sách.
 Trường học gắn liền với những hình ảnh gì?
Tên trường, sách vở, bút mực, học sinh...
- Bổ sung: Chúng ta làm biểu trưng về trường học để HS có ý thức trong cuộc sống và tự hào về mái trường thân yêu của mình.
 Biểu trưng được dùng ở đâu?
In đầu báo, tạp chí của đơn vị, được dùng dể trang trí tong những ngày hội hoặc đeo ở ngực áo, in trên áo...
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ biểu trưng trường học
Trường chúng ta gắn liền với những cái gì?
Sách, vở, bút, mực, học sinh, thầy cô giáo...
 Trường ta có gì nổi bật không?
Trả lời.
- Bổ sung:
+Nói về chiến tranh (Quả bom, khẩu súng ).
+ Nói về hoà bình .
+ Nông nghiệp .
+ Công nghiệp .
Mỗi lĩnh vực có đặc trưng riêng.M
Vậy, hình ảnh tượng trưng cho trường học rất phông phú nhưng chỉ nên chọn một vài hình ảnh điển hình, cô đọng nhất. VD: Quyển vở, ngọn lửa.
 Biểu trưng cần vẽ đơn giản mà vẫn diễn tả được nội dung.
 Hình dáng chung của biểu trưng có thể là hình dáng như thế nào?
Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn...
 Cần phác những hình nào?
Phần hình ảnh, phần chữ .
- Vẽ chi tiết nội dung đã lựa chọn phần hình ảnh, phần chữ.
 Màu sắc cần như thế nào?
Màu nền, màu chữ, màu hình ảnh cần hài hoà, phù hợp, nổi bật...
- Cho HS xem thêm biểu trưng.
Lưu ý: + Hình nét cần được cách điệu.
 + Hình, chữ, màu sắc phải đơn giản, cô đọng làm rõ nội dung.
- Thể hiện các bước vẽ trên bảng cho HS quan sát.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài
Suy nghĩ, tìm tòi để làm theo các bước đã hướng dẫn trong phần II.
+ Quan sát HS làm theo trình tự trên.
+ Động viên, gợi ý cho HS làm bài.
+ Không sửa cho HS.
I. Quan sát nhận xét (6’)
- Biểu trưng: Là hình ảnh tượng trưng của một đơn vị, đoàn thể, ngành nghề hoặc trường học.
- Có: Hình ảnh tượng trưng và chữ phải phù hợp.
II. Cách vẽ biểu trưng của trường học (8’)
1, Tìm, chọn hình ảnh
2, Cách vẽ biểu trưng
Bước 1: Tìm hình dáng chung.
Bước 2: Phác hình.
Bước 3: Vẽ chi tiết.
Bước 4: Vẽ màu.
III, Thực hành.(25’)
Vẽ phác thảo biểu trưng của trường em.
3. Củng cố (4’)
GV: Treo bài HS.
Gợi ý nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Về nội dung: Hình ảnh đơn giản, có ý nghĩa, đầy đủ nội dung, phản ánh đúng về nhà trường.
+ Về cách bố cục: Sắp xếp chữ và hình hợp lí, đường nét khoẻ khắn, màu sắc hài hoà.
HS: Nhận xét theo cảm nhận riêng.
GV: Bổ sung, khen gợi những HS có bài vẽ đẹp.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) 
- Làm tiếp bài ở nhà .
=============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an MT 920122013 son.doc