CHƯƠNG IV
BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X
Bài 26 CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs nắm được sự suy sụp của nhà Đường, sự nổi dậy của Khúc Thừa Dụ lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ và công cuộc đánh bại quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ.
Đây là sự kiện mở đầu thời kì độc lập hoàn toàn của đất nước ta.
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, hs tập phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện ls.
3.Thái độ:
Gd cho hs lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền, đem lại độc lập cho đất nước, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc.
II.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định: Bao quát tình hình hs.
2.Khởi động:
Trong 1000 năm bị đô hộ, dân tộc ta vẫn mạnh mẽ đấu tranh để giữ được phong tục tập quán, truyền thống yêu nước. hôm nay chúng ta chuyển sang tìm hiểu một giai đoạn mới của đất nước với bài “cuộc đấu tranh ”
Ngày soạn:3/4/11 Tuần 30 tiết 30 Ngày dạy: 7/4/11 CHƯƠNG IV BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X Bài 26 CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hs nắm được sự suy sụp của nhà Đường, sự nổi dậy của Khúc Thừa Dụ lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ và công cuộc đánh bại quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ. Đây là sự kiện mở đầu thời kì độc lập hoàn toàn của đất nước ta. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, hs tập phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện ls. 3.Thái độ: Gd cho hs lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền, đem lại độc lập cho đất nước, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc. II.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: Bao quát tình hình hs. 2.Khởi động: Trong 1000 năm bị đô hộ, dân tộc ta vẫn mạnh mẽ đấu tranh để giữ được phong tục tập quán, truyền thống yêu nước. hôm nay chúng ta chuyển sang tìm hiểu một giai đoạn mới của đất nước với bài “cuộc đấu tranh” 3.Kết nối: Hoạt động của gv và hs Ghi bảng Hđ 1:Tìm hiểu KTD dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Gv gọi hs đọc mục 1 sgk Hỏi: em hãy cho biết hoàn cảnh KTD nổi lên giành quyền tự chủ? Hs : Cuối tk IX ở TQ có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, tiêu biểu là kn Hoàng Sào→ nhà Đường suy yếu, nhân cơ hội đó KTD nổi dậy giành quyền tự chủ. Hỏi: Em biết gì về KTD? Hs : KTD quê ở Hồng Châu, dòng dõi gia thế. Ông có lòng thương người hay khoan hòa, được dân chúng mến phục. Hỏi: KTD nổi dậy như thế nào? Hs : giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, KTD được nhân dân ủng hộ, đã đem quân đánh chiếm thành tống bình rồi tự xưng là tiết độ sứ. Gv giải thích: Tiết độ sứ là chức quan của phong kiến Trung quốc, nhưng ông tổ chức chính quyền độc lập tự chủ của An Nam. Đầu năm 906 vua Đường buộc phải phong KTD làm Tđs ở An nam đô hộ. Hỏi: Việc vua Đ phong KTD làm Tđs có ý nghĩa gì? Tl: Thể hiện sự thống trị của nhà Đường, nhưng trước kia Tđs chỉ có người TQ mới được làm nhưng nay phong cho một người Việt chứng tỏ sự suy yếu của nhà Đường trong việc thống trị nước ta, đồng thời người Việt có cơ hội giành quyền làm chủ. Chuyển : sau khi KTD mất, Khúc Hao lên thay, KH đã thực hiện những cải cách gì? Hs dựa vào sgk trả lời, gv nhận xét và ghi bảng. Hỏi: Những việc làm của KH nhằm mục đích gì? Hs : Xây dựng chính quyền, giảm bớt những đóng góp của dân, giúp dân đỡ khổ hơn Gv liên hệ thực tế: Những chính sách chủ trương hiện nay của Nhà nước đối với người dân Gv kết luận: Những việc làm của KH chứng tỏ rằng đất nước ta đã giành được quyền tự chủ, là bước đầu cho giai đoạn chuyển tiếp sang thời đại độc lập hoàn toàn. Hđ 2: Tìm hiểu Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Dương Đình Nghệ. Gv cho hs đọc sgk sau đó yêu cầu hs trình bày sự ra đời của nhà Nam Hán (hs dựa vào sgk trả lời). Hỏi: Khúc Hạo gởi con trai mình sang nhà NH làm con tin nhằm mục đích gì? Tl : Do nền tự chủ ta mới xây dựng được, thực lực còn non yếu, để đối phó với quân Nam Hán, Khúc Hạo muốn có thời gian hòa hoãn để chuẩn bị thực lực kháng chiến lâu dài. Chuyển ý: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay Quân NH có dã tâm xâm chiếm nước ta từ lâu nên năm 930 chúng đánh sang nước ta. Hỏi: Khi quân Nh tấn công thì tình hình của Khúc Thừa Mĩ như thế nào? Tl : KTM chống cự không nổi, bị bắt về Trung Q, nhà NH đưa Lý Tiến sang làm thứ sử Giao châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình. Năm 931, Dương Đình Nghệ- một tướng cũ của KH đem quân từ T. Hóa ra bao vây thành Tống Bình. Gv yêu cầu hs xem lược đồ h. 54 sgk, tìm vị trí thành Tống Bình, Làng Ràng (Thanh Hóa) Gv giải thích: Ở TH sự cai quản của nhà Đường có sự lỏng lẻo hơn vì xa Tống Bình nên DĐN có cơ hội để chuẩn bị kháng chiến Hỏi: Em biết gì về DĐN ? Hs dựa vào sgk trả lời. Hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân NH của DĐN đã diễn ra như thế nào? Hs dựa vào sgk trả lời. Gv kết luận: Việc giành lại, bảo vệ và xây dựng nền tự chủ của họ Khuc, họ Dương là cơ sở, nền móng cho nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn. Gv cho hs ghi, sau đó yêu cầu hs điền những kí hiệu thích hợp lên lược đồ để thể hiện cuộc tiến quân của DĐN. 1.Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? - Từ cuối thế kỉ IX, tình hình đất nước Trung Quốc rối ren, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy. - Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, được sự ủng hộ của nhan dân, KTD đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 906, vua Đường phải phong KTD làm Tiết độ sứ An nam đô hộ. - KTD mất, Khúc Hạo lên thay, đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, bãi bỏ lao dịch, lập lại sổ hộ khẩu để củng cố quyền tự chủ. 2.Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930- 931): Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi bị bắt, nhà Nam Hán đưa Lý Tiến sang làm thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình. Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra tấn công thành Tống Bình, quân Nam Hán về nước cầu cứu, nhưng DĐN đã chiếm thành Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Đánh tan quân Nam Hán, D ĐN tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. III.Củng cố: Gv yêu cầu hs nhắc lại nội dung chính của bài học. IV.Hướng dẫn về nhà: Dặn hs về tập tường thuật lại diễn biến trận đánh trên lược đồ ,xem trước bài 27.
Tài liệu đính kèm: