Giáo án Lịch sử 6 tuần 3 - Trường THCS Lê Duẩn

Giáo án Lịch sử 6 tuần 3 - Trường THCS Lê Duẩn

Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

I. Mục tiêu;

1.Kiến thức:

* Sau khi học xong học sinh cần nắm:

- Biết được nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn

- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy

- Hiểu được vì sao xã hội nguyên thủy tan ra.

2.Thái độ:

- Học sinh hiểu được vao trò quan trọng của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người, nhờ quá trình lao động con người ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội loài người ngày càng phát triển.

3.Kĩ năng:

 Bước đầu rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết.

II. Thiết bị dạy học:

- Tranh ảnh ở trong sgk

- Mô hình công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 3 - Trường THCS Lê Duẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/9/11 Tuần 3 tiết 3
Ngày dạy: 8/9/11
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. Mục tiêu;
1.Kiến thức:
* Sau khi học xong học sinh cần nắm:
- Biết được nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy
- Hiểu được vì sao xã hội nguyên thủy tan ra.õ
2.Thái độ:
- Học sinh hiểu được vao trò quan trọng của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người, nhờ quá trình lao động con người ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội loài người ngày càng phát triển.
3.Kĩ năng:
 Bước đầu rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh ở trong sgk
- Mô hình công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
H? Năm âm lịch và dương lịch được tính như thế nào? Thế giới có cần một thứ lịch chung hay khơng? Tại sao?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
3. Giới thiệu bài mới:
	Chúng ta đã tìm hiểu thế nào là lịch sử, cách tình thời gian của lịch sử, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem loài người đã xuất hiện như thế nào và phát triển ra sao. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài “Xã hội nguyên thủy”
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 1 trong sách giáo khoa 
H? Quan sát hình 3 và 4 sgk nhận xét về hình dáng và cơng cụ của người tối cổ ? 
HS: Hình dáng thơ kệch cơng cụ lạc hậu. 
H? Quá trình phát triển của người vượn cổ như thế nào? 
(cách đây hàng chục triệu năm trên trái đất có loài vượn cổ đã sinh sống, cách đây 6 triệu năm 1 loài vượn cổ đã có thể đứng, đi bằng 2 chân)
H? Những hài cốt cửa người tối cổ đã được tìm thấy ở đâu?
H? Vậy cuộc sống của người tối cổ như thế nào?
H? Người tối cổ đã sử dụng công cụ gì để lao động và sản xuất?
Giáo viên giới thiệu hình ảnh trong sách giáo khoa
Hoạt động 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 5 trong sách giáo khoa
 Thảo luận N5P
H? Xem hình 5 em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào?
HS: Thảo luận
GV: gọi đại diện nhĩm trả lời , gv chuẩn xác kiến thức
(người tối cổ: đứng thẳng, đôi tay tự do, trán thấp, hơi bợt ra đằng sau, ụ lông mày nổi cao, hàm bành ra, nhô về phái trước, hộp sọ lớn hơn vượn, trên người có 1 lớp lông mỏng
người tinh khôn: đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn, xương cốt nhỏ hơn, hộp sọ và thể tích não phát triển hơn, trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn, linh hoạt hơn, trên người không còn lớp lông mỏng)
H? Người tinh khôn sống như thế nào? 
(người tinh khôn đã biết tổ chức thành thị tộc là những nhóm người gồm vài chục gia đình có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau, thậm chí do cùng 1 bà mẹ đẻ ra nên có cùng dòng máu, sống quay quần bên nhau và cùng làm chung, ăn chung)
H? Cuộc sống của người tinh khôn so với người tối cổ như thế nào?
Hoạt động 3: 
Giáo viên cho học sinh xem mô hình các công cụ bằng đá của người xưa
H? Cuộc sống của người tinh khôn lúc đầu như thế nào?
H? Người nguyên thủy đã biết sử dụng công cụ gì để sản xuất? Và đến người tinh khôn thì họ đã biết sử dụng nguyên liệu gì?
 H? Khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, con người đã làm gì?
H? Nhờ công cụ kim loại, sản phẩm xã hội như thế nào? 
(sản phẩm dư thừa)
H? Khi có sản phẩm dư thừa trong xã hội thị tộc đã xuất hiện vấn đề gì?
H? Khi trong xã hội xuất hiện tư hữu thì xã hội nguyên thủy như thế nào? 
1) Con người đã xuất hiện như thế nào? 
- Cách đây khoảng 3 à 4 triệu năm vượn cổ biến thành người tối cổ
- Họ sống theo bầy, sống bằng săn bắn và hái lượm
2) Người tinh khôn sống thế nào?
- Người tinh khôn xuất hiện là bươc nhảy vọt thứ 2 của con người 
+ Lớp lông mỏng mất đi
+ Xuất hiện những màu da khác nhau: trắng, vàng, đen
- Họ sống theo thị tộc, làm chung, ăn chung, biết trồng lúa, rau, biết chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải làm đồ trang sức
ð Cuộc sống ổn định hơn
3) Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
- Nhờ công cụ kim loại và sản xuất phát triển à đủ ăn, sản phẩm sư thừa
- Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt 1 phần của cải dư thừa
- Xã hội xuất hiện tư hữu, có phân hóa giàu nghèo à con người trong thị tộc không thể làm chung ăn chúng
ð xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện
IV.Củng cố:ù:
- Con người đã xuất hiện như thế nào? Cuộc sống của họ diễn ra như thế nào?
- Người tinh khôn đã xuất hiện như thế nào? Người tinh khôn khác người tối cổ những điểm gì?
- Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã?
V.Dặn dị: 
- Các em về học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
- Em hãy vẽ sơ đồ về sự tan rã của xã hội nguyên thủy.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3.doc