Giáo án Lịch sử 6 tuần 19 và 20

Giáo án Lịch sử 6 tuần 19 và 20

CHƯƠNG II: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ

ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

Bài: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG

I. Mục Tiêu: Qua bài học sinh cần nắm được:

1.Kiến thức:

- Sau thất bại của An Dương Vương đất nước ta bị phong kiến Phương Bắc thống trị, sự thống trị đó đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai BàTrưng.

- Nắm được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.

2.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn đối với Hai Bà Trưng.

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích vẽ và đọc bản đồ lịch sử

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN

- Một số tranh ảnh về đền thờ Hai Bà Trưng

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Nêu những điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 19 và 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 19
Ngày soạn:22/12/2010 
Ngày dạy: 27/12/2010 
CHƯƠNG II: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ 
ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Bài: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
I. Mục Tiêu: Qua bài học sinh cần nắm được:
1.Kiến thức:
- Sau thất bại của An Dương Vương đất nước ta bị phong kiến Phương Bắc thống trị, sự thống trị đó đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai BàTrưng.
- Nắm được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.
2.Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn đối với Hai Bà Trưng.
3.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích vẽ và đọc bản đồ lịch sử
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN
- Một số tranh ảnh về đền thờ Hai Bà Trưng
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Nêu những điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
3. Giới thiệu bài mới
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Biết được đất nước Âu Lạc bị sát nhập ra sao? Nhà Hán đã chia nước ta thành 3 quận sát nhập chung với 6 quận khác để dễ cai quản
Bước 1:Gọi học sinh đọc phần 1 SGK 
H: Sau cuộc kháng chiến chống Triệu Đà thất bại, dân tộc ta đã ở vào tình trạng nào?
(Dân tộc ta bước vào tình trạn hơn 1000 năm Bắc thuộc)
H: Sau khi xâm lược thắng lợi thì Triệu Đà đã làm gì?
H: Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu thì chúng đã thực hiện gì về mặt hành chính ở nước ta?
H: Nhà Hán đã thực hiện chính sách cai trị nước ta như thế nào?(Chúng áp dụng chính sách cai trị của người Hán. Bộ máy cai trị rập khuôn người Hán nhưng từ huyện trở xuống người Hán vẫn phải thông qua người Việtđể thực hiện chính sách cai trị)
Bước 2: GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy Châu Giao
* GV gọi học sinh nhận xét sửa sai
H: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
(Chúng muốn đồng hoá nhân dân ta, muốn biến nước ta tành quận, huyện của Trung Quốc)
H: Chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta như thế nào? 
(Chúng thực hiện chính sách bóc lột nặng nề, phải nộp các loại thuế pải tìm các sản vật quý  Chúng thực hiện chính sách đồng hoá bắt dân ta ăn mặc, ở, sinh hoạt như người Hán, bắt phụ nữ nước ta lấy ngưới Hán)
H: Em biết gì về Thái Thú Tô Định?
H: Nhân dân Châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằm mục đích gì?
(Nhân dân bị bóc lột nặng nề, cuộc sống ngày càng kốn khổ)
Hoạt động 2: Hiểu được nguyên nhân cuộc khởi nghĩa, được nhân dân ủng hộ và thắng lợi nhanh chóng.
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân . GV yêu câu học sinh tự đọc phần 2
H: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại bùng nổ?
H: Em hãy nêu vài nét về thân thế Hai Bà Trưng?
H: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào? 
Bước 2: GV treo lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* GV: Tương truyền trong ngày làm lễ tế cờ Trưng trắc đã đọc 4 câu thơ:
 “ Một xin rửa 
 .. công lênh này”
H: Với 4 câu thơ đó em hiểu thế nào về mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
* GV: Mục tiêu chủ yếu là giành lại độc lập dân tộc sau đó khôi phụclại sự nghiệp họ Hùng (vì hai bà thuộc dòng họ Hùng Vương) và trả thù cho chồng là Thi Sách.
H: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân hưởng ứng như thế nào? 
H: Theo em việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
(Chứng tỏ cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng. Tạo ra một lực lượng đánh bại kẻ thù)
H: Sau khi đánh bại kẻ thù cuộc khởi nghĩa đã phát triển như thế nào? 
* GV chỉ tren lược đồ hướng tiến công của nghĩa quân
H: Kết quả cuộc khởi nghĩa ra sao?
* GV: Giải thích câu nói của Lê Văn Hưu đóng khung cuối bài. Đây là cuộc khởi nghĩa thuhút được đong đảo quần chúng tham gia chống ách thống trị nhà Hán.
Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiế Phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
1) Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi.
- Năm 179 TCN Triệu Đà sát nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt biến Âu Lạc thành hai quận của Trung Quốc
- Năm III TCN nhà Hán thay nhà Triệu à biến nước ta thành 3 quận của Trung Quốc là Giao Chỉ và Cửu Chân, nhật nam.
- Hợp nhất 3 quận nước ta và 6 quận Trung Quốc thành Châu Giao. Thủ phủ là Luy Lâu (Bắc Ninh)
Châu Giao
Thứ sử
 Quận Quận Quận
Thái thú Thái thú Thái thú
Đô uý Đô uý Đô uý
Huyện Huyện Huyện
 ( Lạc (Lạc (Lạc
 Tướng) tướng) tướng) 
- Nhà Hán áp bức bóc lột rất nặng nề
- Năm 34 Tô Định được cử làm Thái Thú quận Giao Chỉ hắn rất gian ác tham lam à nhân dân khổ cực
2) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
a) Nguyên nhân.
- Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán
- Do Thi Sách bị Tô Định giết 
hại
-Để trả nợ nước thù nhà
b) Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3-dương lịch) Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu
c) Kết quả:
- Tô Định bỏ thành chạy trốn
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
 IV) Đánh giá:
- Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
- GV dùng lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng yêu cầu học sinh điền các danh tướng khắp nơi kéo về 
V) Hoạt động nối tiếp:
 - Học bài, làm bài tập trong sách bài tập
- Tìm hiểu xem sau khi giành được thắng lợi thì Trưng Vương đã làm gì?
* Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:2/1/2011 Tuần 20 tiết 20
Ngày dạy: 6/1/2011
 Bài 18 TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
 CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs nắm được: Sau khi kn thắng lợi, HBT đã tiến hành công cuộc xd đn, giữ gìn đl dt vừa giành được, đó là những việc làm thiết thực đưa lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện cho hs kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, hs bước đầu làm quen với kể chuyện lịch sử.
3.Thái độ:
Hs thấy rõ tinh thần bất khuất của dt, mãi mãi ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dt.
II.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định: KTSS và nhắc nhở tác phong hs.
2.KTBC: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
Trình bày diễn biến khởi nghĩa HBT?
3.Khám phá: Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc đánh đuổi quân H, HBT đã làm gì để xd đn, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.
4.Kêt nối:
 Hoạt động của GV và HS
 Ghi bảng
Hđ 1: Tìm hiểu HBT đã làm gì sau khi giành được đl.
Gv gọi 1 hs đọc mục 1 trang 50 sgk, sau đó đặt câu hỏi:
Sau khi đánh đuổi quân ĐH, HBT đã làm gì để giữ vững đl dt?
Hs : TT được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là TV đóng đô ở ML.
Hỏi: Được tin HBT khởi nghĩa thắng lợi, vua Hán đã làm gì?
Hs: Vua H nổi giận, hạ lệnh cho các quận MN TQ khẩn trương chuẩn bị xe thuyền, làm đường sá, tích trữ lương thực để sang ÂL đàn áp.
Hđ 2: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xl Hán.
Gv phóng to lược đồ sgk.
Gv yc hs đọc mục 2 trang 50 sgk.
Hỏi: Năm 42 quân H đã tấn công vào nước ta ntn?
Năm 42 quân H do Mã Viện chỉ huy tiến vào nước ta ở Hợp Phố.
Hỏi: Tại sao MV lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xl?
Vì đó là một tên tướng có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở Pn.
Gv : Sau khi chiếm được HP, MV đã chia quân thành 2 đạo thủy, bộ tiến vào nước ta, gặp nhau ở Lãng Bạc.
Hỏi: Sau khi quân MV vào nước ta, nghĩa quân HBT đã chống đỡ ntn?
Gv sử dụng lược đồ.
Hs : HBT kéo quân từ ML về LB nghênh chiến rất quyết liệt, thế của giặc mạnh ta phải rút về giữ CL và ML, MV đuổi theo ráo riết, ta phải lùi về CK và kiên quyết chống trả. Tháng 3 năm 43 HBT đã hi sinh ở CK.
Sua khi HBT hi sinh cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. 
1.Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có công, lập lại chính quyền.
- Các Lạc tướng được quyền cai quản các huyện
- Xá thuế 2 năm cho dân
- xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.
2.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán(42-43) đã diễn ra như thế nào?
5. Củng cố: Yc hs tường thuật lại diễn biến trận đánh.
Trả lời câu hoirNhaan dân ta lập đền thờ HBT ở khắp nơi nói lên điều gì?(Chứng tỏ lòng biết ơn, trân trọng công lao to lớn của HBT)
Hướng dẫn về nhà: Trả lời câu hỏi ở cuối bài, xem trước bài 19

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 19 và 20.doc