Đề cương tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS

Đề cương tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS

Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với nhân loại. Nhận thấy tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS và đã thu được những kết quả nhất định, kiềm chế được tốc độ gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.

I. NHỮNG THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.

3. Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
năm 2011
------------
Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với nhân loại. Nhận thấy tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS và đã thu được những kết quả nhất định, kiềm chế được tốc độ gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.
I. NHỮNG THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. 
2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong. 
3. Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV. 
4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. 
5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. 
6. Hành vi nguy cơ cao là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV. 
7. Phơi nhiễm với HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV. 
8. Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV. 
9. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người. 
10. HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người đã được xác định nhiễm HIV. 
11. Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc. 
12. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. 
13. Có  04 giai đoạn nhiễm HIV
+ Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ) thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng ,cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong GĐ này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
 + Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm (+) dương tính.
+ Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm (+)dương tính.
+ Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
-Gầy sút ( giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng
- Xuất hiện nhiều bệnh như: ưng thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
- Người bệnh nhanh chống tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
14. HIV lây truyền chủ yếu qua 03 con đường sau:
- Quan hệ tình dục:
+ Nam lây cho nữ, nữ lây cho nam, nam lây cho nam, nữ lây cho nữ
+ Qua các đường quan hệ tình dục: âm đạo, hậu môn, miệng
- Qua đường máu: Truyền máu, sử dụng bơm kim tiêm chung, bị kim đâm do tai nạn
- Qua đường mẹ truyền sang con: Trước khi sinh; trong khi sinh; sau khi sinh (cho con bú)
15. HIV không lây truyền qua các con đường sau:
+ Tiếp xúc thông thường: bắt tay, ôm hôn, ăn cùng, ngủ chung giường, dùng chung nhà vệ sinh, bể bơi
+ Các dịch sinh học không có virut HIV: Nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân
+ Côn trùng cắn hoặc đốt
II. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TẠI ĐỒNG THÁP
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện được ở Tỉnh ta (1992) tính đến ngày 30/6/2011 tổng số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện ở Đồng Tháp là 5.110 trường hợp, trong đó số người chuyển thành AIDS 1.839 trường hợp, đã tử vong 826 trường hợp. 
Trong đó các huyện có số người nhiễm chiếm tỉ lệ cao là Hồng Ngự, Tx.Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tp. Cao Lãnh và Tx. Sa Đéc, và các xã/ phường có số người nhiễm chiếm tỉ lệ cao là Long Thuận thuộc huyện Huyện Hồng ngự, xã An Bình A thuộc Tx.Hồng Ngự, xã An Long thuộc huyện Tam Nông, xã An Phong, TT Thanh Bình thuôc huyện Thanh Bình, phường 1, phường 2 của Tp.Cao Lãnh. Số trường hợp mới nhiễm được phát hiện trung bình khoảng 35 trường hợp/tháng có thể nhận thấy dịch HIV/AIDS ở Đồng Tháp chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhận định chung về tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh
* Những thành tựu
- Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh với nhiều mô hình, nhiều cách làm có hiệu quả. 
- Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện được thực hiện; chương trình can thiệp giảm tác hại được nhân rộng; chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai mạnh mẽ, đem lại hạnh phúc cho nhiều cháu nhỏ và gia đình. 
- Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đã được thành lập, từng bước củng cố, hoàn thiện và hoạt động ngày càng có hiệu quả, nhiều bệnh nhân tiếp cận dễ dàng thuốc ARV tại địa phương.
- Sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng các cấp và các tổ chức quốc tế đã làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thành một hoạt động liên ngành phong phú, đa dạng; từng bước khống chế tốc độ lây nhiễm HIV, giảm số nhiễm mới hàng năm và giảm số tử vong do HIV/AIDS. 
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007 Đồng Tháp là một trong 10 đứng đầu của cả nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất (đứng hàng thứ 10), đến cuối năm 2010 tỉnh ta đứng hàng thứ 13 so với cả nước.
* Những tồn tại, yếu kém
- Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chưa trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; một số hoạt động còn phó mặc cho ngành y tế. 
- Đối tượng nhiễm HIV/AIDS có xu hướng càng trẻ hóa nhóm tuổi ngày càng rõ rệt, người nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi 20- 39 chiếm tỷ lệ 77,77%, tuổi vị thành niên 13-19 chiếm tỷ lệ 3,20%, trẻ em dưới 13 tuổi chiếm 3,93%.
- Xu hướng lây nhiễm HIV/AIDS ở Đồng Tháp có nét đặc thù giống như ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long là chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục, đa số các trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS là liên quan ít nhiều đến tình trạng di biến động, dân cư qua lại biên giới Campuchia. Tỉ lệ nhiễm HIV khá cao trong nhóm dân cư di biến động: gái mãi dâm, lái xe đường dài, thanh niên qua lại biên giới ... và sự lan truyền của nhóm này sang các cộng đồng dân cư bình thường đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tỉnh ta.
- Việc thay đổi hành vi của các đối tượng nguy cơ cao còn ở mức thấp, qua kết quả điều tra của Viện Vệ sinh dịch tễ TW tại Đồng Tháp người nhiễm HIV/AIDS sau khi biết bị nhiễm HIV vẫn tiếp tục quan hệ tình dục với gái mại dâm và sử dụng bao cao su rất thấp.
- Mạng lưới cán bộ chuyên trách tại trạm y tế còn yếu về trình độ chuyên môn và chưa có chính sách, chế độ phù hợp để khuyến khích họ tham gia tích cực các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Pháp luật trong phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng lao động di biến động, người nghiên chích ma túy và gái mại dâm gặp nhiều khó khăn do họ thường xuyên thay đổi chỗ ở và địa điểm sinh hoạt. Vấn đề kỳ thị phân biệt đối xử còn nặng nề do người dân vẫn chưa hiểu biết đầy đủ vì vậy nhiều người còn dấu bệnh.
* Nguyên nhân
Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân. Về khách quan, tỉnh ta tiếp giáp với các vùng dịch (biên giới Cam Pu Chia, tỉnh An Giang), nguồn đầu tư còn thấp. Về chủ quan, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm đúng mức về công tác phòng, chống HIV/AIDS; chưa thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết; công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS chưa rộng, chưa đầy đủ; sự phối hợp liên ngành, các tổ chức xã hội chưa đồng bộ; bộ máy tổ chức và cán bộ chuyên trách còn thiếu và yếu ở hầu hết các tuyến.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS:
1.1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: 
- Quán triệt và thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS:
+ Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30-11-2005 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới";
+ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
+ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Luật Phòng, chống ma túy; Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
- Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong chương trình công tác của đơn vị, địa phương, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục 
1.2. Đẩy mạnh thông tin, giáo dục và truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tập trung vào các nội dung sau:
. Nêu rõ nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
. Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước.
. Giải thích quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.
. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. 
. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
1.3. Huy động gia đình, tổ chức, cá nhân trong phòng, chóng HIV/AIDS.
- Phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình
. Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình về phòng, chống HIV/AIDS, chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.
. Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp người nhiễm HIV sống hoà nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS. 
- Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
. Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị 
. Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
. Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; 
. Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
- Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân 
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong cơ sở đó.
- Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư
. Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam;
. Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
. Phát huy vai trò của các tổ trưởng dân phố, trưởng ấp, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng trong việc vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
. Xây dựng và phát triển mô hình gia đình văn hóa, tổ dân phố, cụm dân cư, khóm, ấp, bản gắn với việc phòng, chống HIV/AIDS;
. Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.
- Khuyến khích người nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS 
. Được đứng ra thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật;
. Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
. Khuyến khích sử dụng bao cao su là để bảo vệ cho chính mình và bạn tình khỏi nhiễm HIV/AIDS, đồng thời phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
. Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;
. Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, pháp luật liên quan đến HIV/AIDS;
2. Các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS:
- Thực hiện tốt công tác tư vấn, xét nghiệm tự nguyện HIV.
- Phòng, chống lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế.
- Phòng, chống lây nhiễm HIV qua đường truyền máu.
- Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. 
(Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ biên soạn - tháng 6 năm 2011)

Tài liệu đính kèm:

  • doctinh chat nguy hiem cua aids.doc